Khấu hao tài sản cố định vô hình là gì năm 2024

Theo quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định:

- Khoản 1 Điều 11 về xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định [TSCĐ] vô hình: “1. Doanh nghiệp tự xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định vô hình nhưng tối đa không quá 20 năm.”

- Khoản 3, 4 Điều 13 về phương pháp trích khấu hao tài sản cố định:

“3. Doanh nghiệp tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định tại Thông tư này và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện.

4. Phương pháp trích khấu hao áp dụng cho từng TSCĐ mà doanh nghiệp đã lựa chọn và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý phải được thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ. Trường hợp đặc biệt cần thay đổi phương pháp trích khấu hao, doanh nghiệp phải giải trình rõ sự thay đổi về cách thức sử dụng TSCĐ để đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Mỗi tài sản cố định chỉ được phép thay đổi một lần phương pháp trích khấu hao trong quá trình sử dụng và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp”.

Theo đó, thời gian khấu hao tài sản cố định vô hình thay đổi không vượt quá khung thời gian trích khấu hao các loại tài sản cố định tại Phụ lục I Thông tư số 45/2013/TT-BTC [như đề nghị của Công ty tại văn bản số 241221/CV-ECOSG] không thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài chính.

Công ty tự quyết định thời gian trích khấu hao TSCĐ và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện. Ngoài ra, việc xác định lại mức trích khấu hao và phương pháp trích khấu hao của TSCĐ cần đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Tài sản cố định vô hình [Intangible Fixed Assets]. Theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 04 [VAS 04], TSCĐ vô hình được định nghĩa là “tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình”.

Theo Thông tư 45/2013/TT-BTC về Hướng dẫn sử dụng và trích khấu hao TSCĐ: “Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả,…”

Theo Tiêu chuẩn Thẩm định giá Việt Nam số 12, TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị của nó và do DN nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình do Bộ Tài chính quy định; tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh như một số chi phí liên quan trực tiếp đến đất sử dụng, chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả, nhãn hiệu thương mại…

\>>>>>Tìm hiểu thêm: Tài Sản Ròng Là gì?

2. Xác định nguyên giá của tài sản cố định vô hình

Xác định nguyên giá của TSCĐ vô hình có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác kế toán TSCĐ vô hình tại DN. Nguyên giá của TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí mà DN phải bỏ ra để có được TSCĐ vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự kiến. Cụ thể, nguyên giá TSCĐ vô hình mua riêng biệt, bao gồm giá mua [trừ các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá], các khoản thuế [không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại] và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính. Trường hợp TSCĐ vô hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm, trả góp, nguyên giá của TSCĐ vô hình được phản ánh theo giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí SXKD theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ vô hình [vốn hóa] theo quy định của chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay”.

TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình không tương tự được xác định theo giá trị hợp lý của tài sản nhận về hoặc bằng giá trị hợp lý của tài sản đem đi trao đổi sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về. Nếu việc trao đổi, thanh toán bằng chứng từ liên quan đến quyền sở hữu vốn của DN, thì nguyên giá là giá trị hợp lý của các chứng từ được phát hành liên quan đến quyền sở hữu vốn của DN.

3. Phân loại tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp

Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý của từng tổ chức/doanh nghiệp mà các tài sản cố định vô hình sẽ được phân loại chi tiết theo từng nhóm phù hợp. Tuy nhiên, về cơ bản, tài sản cố định vô hình bao gồm:

  • Quyền sử dụng đất có thời hạn;
  • Quyền phát hành;
  • Nhãn hiệu hàng hóa;
  • Phần mềm máy vi tính;
  • Giấy phép và giấy nhượng quyền;
  • Bản quyền, bằng sáng chế;
  • Công thức, cách thức pha chế, kiểu mẫu, thiết kế và vật mẫu;
  • Tài sản cố định vô hình đang trong quá trình triển khai.

\>>>>>Tìm hiểu thêm: Khung Khấu Hao Tài Sản Cố Định

\>>>> Quý Anh/ Chị quan tâm có thể đăng ký nhận tư vấn & trải nghiệm MIỄN PHÍ Phần mềm Kế toán EasyBooks ngay tại đây nhé: //dangkydemo.easybooks.vn/

Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu “Tài Sản Cố Định Vô Hình Là Gì?“. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán Online EasyBooks qua số hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.

———————————

EASYBOOKS – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ƯU VIỆT CHO MỌI DOANH NGHIỆP

  • EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC.
  • Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
  • Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
  • EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư. Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.

Ví dụ tài sản cố định vô hình là gì?

– Ví dụ: Tài sản cố định vô hình là quyền mang lại lợi ích về kinh tế tại hợp đồng dân sư, ví dụ: quyền kinh doanh, quyền khai thác khoáng sản… – Ví dụ: Tài sản cố định vô hình là các mối quan hệ phi hợp đồng về lợi ích kinh tế của các bên, ví dụ: danh sách khách hàng, cơ sở dữ liệu.

Khấu hao tài sản cố định vô hình bao nhiêu năm?

1. Doanh nghiệp tự xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định vô hình nhưng tối đa không quá 20 năm. 2. Đối với TSCĐ vô hình là giá trị quyền sử dụng đất có thời hạn, quyền sử dụng đất thuê, thời gian trích khấu hao là thời gian được phép sử dụng đất của doanh nghiệp.

Thế nào là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình?

Hao mòn hữu hình: là sự hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng. Do hao mòn hữu hình nên TSCĐ mất dần giá trị sửu dụng ban đầu. Đến cuối cùng phải thay mới TSCĐ Hao mòn vô hình: là sự giảm giá trị tài sản cố định do tiến bộ của kỹ thuật.

Thế nào là khấu hao tài sản cố định hữu hình?

Khấu hao tài sản cố định là việc định giá, phân bổ một các hợp lý và có hệ thống giá trị của TSCĐ khi giá trị của các tài sản đó bị giảm dần vì hao mòn tự nhiên hoặc sự tiến bộ về công nghệ sau một khoảng thời gian sử dụng.

Chủ Đề