Khi có hứng thú học văn, anh (chị) sẽ rút ra được điều bổ ích nào cho bản thân

Đề đọc hiểu Ngữ Văn 12 có đáp án do VnDoc biên soạn bám sát thể loại Đọc hiểu văn bản trong chương trình Ngữ Văn 12 sẽ giúp các em học sinh có thêm tài liệu ôn thi học kì cũng như củng cố kỹ năng đọc hiểu văn bản.

Đề đọc hiểu văn bản bao gồm phần đề bài bám vào cấu trúc đề thi THPT Quốc Gia để các em luyện tập và đạt điểm cao trong bài thi cũng như phần gợi ý đáp án giúp các em có thể so sánh với đáp án của mình và biết lỗi để sửa sai.

Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 12.

Bản quyền tài liệu thuộc về Tip.edu.vn
Nghiêm cấm sao chép nhằm mục đích thương mại

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

…[1]Vậy tìm hứng thú học văn ở đâu?

Trước hết, cần tìm ngay ở môn Ngữ văn, một môn học rất hay.Văn chính là môn học chứa đựng và truyền tải đi những thông điệp của tình cảm, cảm xúc đẹp ở con người. Học văn sẽ giúp các em hiểu hơn về những điều đáng quý, đáng yêu trong cuộc sống, biết yêu những con người bình dị xung quanh.

[2] Môn Văn ở bất cứ nước nào cũng được coi là môn học làm người. Tôi nhớ khi còn đi học, vào ngày tựu trường, mẹ tôi cũng dắt tay tôi đến trường, lúc đó tôi không biết gọi cảm xúc lòng mình đang có là gì, chỉ đến khi cô giáo của tôi đọc một đoạn trong bài Tôi đi học của Thanh Tịnh, tôi mới hiểu được cái hơi thu se lạnh, cái siết tay nắm chặt của mẹ và cảm giác vừa hân hoan vừa lo sợ của tôi,…Nếu không có áng văn đó chắc phải lâu lắm tôi mới hiểu được những tình cảm và cảm xúc tốt đẹp ngây thơ khi còn nhỏ dại.

[3] Cùng những tình cảm đẹp mà các em học được từ những áng văn hay, kết hợp với suy nghĩ trong sáng, học Văn sẽ kích thích trí tưởng tượng của các em, khiến các em biết ước mơ, biết hi vọng. Có ước mơ các em sẽ lớn lên và trưởng thành. Chính sự lớn lên và trưởng thành đó sẽ tặng các em hứng thú học văn.”

[Trích Tìm hứng thú học văn – Phong Thu, Tạp chí Văn học và tuổi trẻ số 2, NXB Giáo dục, 2015]

Câu 1 [0,5 điểm]: Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên.

Câu 2 [0,5 điểm]: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn [2]?

Câu 3 [1,0 điểm]: “Học văn sẽ giúp các em hiểu hơn về những điều đáng quý, đáng yêu trong cuộc sống, biết yêu những con người bình dị xung quanh… học Văn sẽ kích thích trí tưởng tượng của các em, khiến các em biết ước mơ, biết hi vọng. Có ước mơ các em sẽ lớn lên và trưởng thành.”

Anh/chị hãy cho biết quan điểm trên của tác giả là nhằm khẳng định điều gì? [0,5 điểm]

Câu 4 [1,0 điểm]: Khi có hứng thú học văn, anh/ chị sẽ rút ra được điều bổ ích nào cho bản thân?

Câu 1 [0,5 điểm]:

Câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: Vậy tìm hứng thú học văn ở đâu?

Câu 2 [0,5 điểm]:

Phương thức biểu đạt tự sự/ tự sự.

Câu 3 [1,0 điểm]:

… “Học văn sẽ giúp các em hiểu hơn về những điều đáng quý, đáng yêu trong cuộc sống, biết yêu những con người bình dị xung quanh.”;…”học Văn sẽ kích thích trí tưởng tượng của các em, khiến các em biết ước mơ, biết hi vọng.Có ước mơ các em sẽ lớn lên và trưởng thành.”

Tác giả muốn khẳng định: tầm quan trọng, tác động của việc học văn đối với tình cảm, nhận thức con người; đồng thời đó cũng là động lực để tạo nên niềm hứng thú học văn.

Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, chặt chẽ.

Câu 4 [1,0 điểm]:

Học sinh hình thành đoạn văn với câu trả lời chặt chẽ, có sức thuyết phục, thể hiện nhận thức tích cực của người học.

—————————-

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Vậy tìm hứng thú học văn ở đâu. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Để học tốt Địa lý 12, Giải Toán 12 nâng cao, Tiếng Anh lớp 12 mới, Môn Vật lý 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em học tập thật tốt.

          SỞ GD&ĐT CÀ MAU                                            ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2019 – 2020

TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN                                     MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 10

               THỜI GIAN: 90 PHÚT

[Không kể thời gian giao đề]

  I. PHẦN ĐỌC HIỂU: [3.0 điểm]

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:

     [1] Vậy tìm hứng thú học văn ở đâu?

            Trước hết, cần tìm ngay ở môn Ngữ văn, một môn học rất hay. Văn chính là môn học chứa đựng và truyền tải đi những thông điệp của tình cảm, cảm xúc đẹp ở con người. Học văn sẽ giúp các em hiểu hơn về những điều đáng quý, đáng yêu trong cuộc sống, biết yêu những con người bình dị xung quanh.

     [2] Môn Văn ở bất cứ nước nào cũng được coi là môn học làm người. Tôi nhớ khi còn đi học, vào ngày tựu trường, mẹ tôi cũng dắt tay tôi đến trường, lúc đó tôi không biết gọi cảm xúc lòng mình đang có là gì, chỉ đến khi cô giáo của tôi đọc một đoạn trong bài “Tôi đi học” của Thanh Tịnh, tôi mới hiểu được cái hơi thu se lạnh, cái siết tay nắm chặt của mẹ và cảm giác vừa hân hoan vừa lo sợ của tôi,… Nếu không có áng văn đó chắc phải lâu lắm tôi mới hiểu được những tình cảm và cảm xúc tốt đẹp ngây thơ khi còn nhỏ dại.

     [3] Cùng những tình cảm đẹp mà các em học được từ những áng văn hay, kết hợp với suy nghĩ trong sáng, học Văn sẽ kích thích trí tưởng tượng của các em, khiến các em biết ước mơ, biết hi vọng. Có ước mơ các em sẽ lớn lên và trưởng thành. Chính sự lớn lên và trưởng thành đó sẽ tặng cho các em hứng thú học Văn.

            [Trích Tìm hứng thú học Văn, Phong Thu, Tạp chí Văn học và tuổi trẻ, Số 2, Nxb GD, 2015]

Câu 1: Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên?

Câu 2: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn [2]?

Câu 3: Văn bản trên được viết theo kết cấu nào?

Câu 4: “Học văn sẽ giúp các em hiểu hơn về những điều đáng quý, đáng yêu trong cuộc sống, biết yêu những con người bình dị xung quanh, […] học Văn sẽ kích thích trí tưởng tượng của các em, khiến các em biết ước mơ, biết hi vọng. Có ước mơ các em sẽ lớn lên và trưởng thành”. Anh/chị hãy cho biết quan điểm trên của tác giả là nhằm khẳng định điều gì?

II. PHẦN LÀM VĂN: [7,0 điểm]

      Câu 1: [2.0 điểm]

          Từ văn bản trong phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của anh/chị về cách học tốt một tiết Ngữ Văn ở chương trình lớp 10.

       Câu 2: [5.0 điểm] 

              Phân tích đoạn thơ sau:

Rồi hóng mát thuở ngày trường

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

         Lao xao chợ cá làng ngư phủ

                  Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

[Trích Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi, SGK/118, Ngữ Văn 10, Tập I]

-----------------------HẾT--------------------

             SỞ GD&ĐT CÀ MAU                           ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2019 – 2020

TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN                                MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 10                                                          

Phần

Câu

NỘI DUNG

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

3.0

1

Câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích: Vậy tìm hứng thú học văn ở đâu?

1.0

2

Phương thức biểu đạt chính của đoạn: phương thức tự sự.

0.5

3

Văn bản được viết theo kết cấu: Tổng – phân – hợp

0.5

4

Tác giả muốn khẳng định:

- Tầm quan trọng, tác động của việc học văn đối với tình cảm, nhận thức con người.

- Đồng thời đó cũng là động lực để tạo nên niềm hứng thú học văn.

0.5

0.5

II

LÀM VĂN

7.0

1

Từ văn bản trong phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của anh/chị về cách học tốt một tiết Ngữ Văn ở chương trình lớp 10.

2.0

a. Đảm bảo cấu trúc: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

0.25

b. Nội dung:

- Giới thiệu được vấn đề nghị luận

- Suy nghĩ về vấn đề nghị luận:

+ Tầm quan trọng của môn Ngữ văn

* Nó giúp con người nhận thức được cái hay, cái đẹp chuẩn mực trong cuộc sống.

* Không những thế, văn chương còn làm cho thế giới ngôn ngữ của mỗi con người thêm phong phú hơn, trong sáng hơn. Nó trau dồi lời ăn, tiếng nói của mỗi con người trong cuộc sống hằng ngày

+ Cách học tốt một tiết Ngữ văn:

* Chú ý nghe giảng, ghi chép, lĩnh hội kiến thức, tinh lọc những cái hay cái đẹp của văn chương.

* Tiếp thu có sự sáng tạo, tìm ra những điều mới mẻ trong tư tưởng, nhận thức.

* Vận dụng những kiến thức vào thực tế đời sống; tạo hứng thú trong học tập,…

- Bài học nhận thức: Mỗi môn học, mỗi một lĩnh vực đều có một sứ mệnh riêng của nó. Đi sâu vào đời sống tình cảm của con người, làm thế giới tình cảm phong phú hơn, sâu sắc hơn, nhạy cảm hơn cho tâm hồn, cho trái tim của mỗi con người, đó là sứ mệnh của văn chương. Cần có cách thức học tập đúng đắn hơn.

0.25

0.75

0.25

c. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

0.25

d. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ nhưng hợp lí

0.25

2

Phân tích đoạn thơ sau:

“Rồi hóng mát thuở ngày trường

e lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”

5.0

a. Yêu cầu về kỹ năng: Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: đủ mở bài, thân bài, kết bài, thân bài có phân đoạn rõ ràng teo từng luận điểm phù hợp

0.5

b. Triển khai các vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện cảm nhận sâu sắc  và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kĩ năng nghị luận vững vàng….

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận

- Thí sinh phân tích bài thơ để làm rõ:

+ Vẻ đẹp rực rỡ của bức tranh thiên nhiên:

* Mọi hình ảnh đều sống động: hoè lục đùn đùn, rợp mát như giương ô che rợp; thạch lựu phun trào sắc đỏ, sen hồng đang độ nức ngát mùi hương.

* Mọi màu sắc đều đậm đà: hoè lục, lựu đỏ, sen hồng.

+ Vẻ đẹp thanh bình của bức tranh đời sống con người: nơi chợ cá dân dã thì "lao xao", tấp nập; chốn lầu gác thì "dắng dỏi" tiếng ve như một bản đàn.

Cả thiên nhiên và cuộc sống con người đều tràn đầy sức sống. Điều đó cho thấy một tâm hồn khát sống, yêu đời mãnh liệt và tinh tế giàu chất nghệ sĩ của tác giả.

[Lưu ý: thí sinh phải kết hợp phân tích các yếu tố nghệ thuật để làm rõ nội dung thơ]

- Đánh giá chung:

- Hệ thống ngôn từ giản dị, tinh tế xen lẫn từ Hán và điển tích. Sử dụng từ láy độc đáo :  lao xao, dắng dỏi,...

- Tư tưởng lớn xuyên suốt sự nghiệp trước tác của Nguyễn Trãi-tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân- được thể hiện qua những rung động trữ tình dạt dào trước cảnh ngày hè

0.5

1.5

1.5

c. Chính tả, dung từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dung từ, đặt câu; bố cục rõ ràng

0.5

d. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ nhưng hợp lí

0.5

ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II

10.00

Lưu ý chung:

            -Phần Làm văn, chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt cả hai yêu cẩu về kiến thức và kĩ năng.

- Giám khảo căn cứ vào hướng dẫn chấm và vận dụng linh hoạt vào thực tế bài làm của thí sinh để cân nhắc khi cho điểm.

            - Chấp nhận những cách diễn đạt tương đồng về ý.

----------------------------------------

Video liên quan

Chủ Đề