Môn học giáo dục chính trị gắn bó chặt chẽ với

a] Chính trị và môn học Giáo dục chính trị

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: Chính trị là toàn bộ những hoạt động có liên quan đến các mối quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc gia và các tầng lóp xã hội, mà cốt lõi là vấn đề giành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ nội dung hoạt động của Nhà nước.

Chính trị có vai trò to lớn. Không có lập trường chính trị đúng thì một giai cấp nhất định nào đó không thể giữ được sự thống trị, không thể thực hiện được mục tiêu của mình. Theo V.I. Lênin, “Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế… Chính trị không thể không chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế”. Chính trị còn là biểu hiện tập trung của nền văn minh, của hoạt động sáng tạo, của sự giải phóng.

Giáo dục Chính trị là bộ phận của khoa học chính trị, bộ phận công tác tư tưởng của Đảng, có nội dung chủ yếu là giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng nhằm hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học, bản lĩnh chính trị, niềm tin và năng lực hoạt động thực tiễn cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển của đất nước.

Giáo dục Chính trị là môn học bao gồm nội dung cơ bản nhất của Triết học Mác – Lênin, Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Môn học là một thể thống nhất, làm rõ vai trò chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam.

b]Mục tiêu và yêu cầu của môn học

–  Mục tiêu của môn học:

+ về kiến thức:

Trình bày được nội dung cơ bản nhất về thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin; nguồn gốc, nội dung cơ bản và ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh;

Hiểu biết và trình bày được nội dung cơ bản về đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ, nhất là đường lối đổi mới của Đảng trên các lĩnh vực từ năm 1986 đến nay.

+ về kỹ năng:

Bước đầu hình thành nhân sinh quan, thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng vào học tập, rèn luyện và công tác sau này;

Hình thành bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức, phấn đấu trở thành người học sinh tốt, người công dân tốt.

– Về thái độ:

Củng cố niềm tự hào, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn;

Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, yêu lao động, rèn luyện, đóng góp tích cực vào thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;

Rèn luyện được tác phong công nghiệp, lề lối làm việc của người lao động tốt, người kỹ thuật viên tốt.

– Yêu cầu môn học:

Có ý thức gắn bó nhận thức lý luận và đường lối cách mạng của Đảng với thực tiễn cách mạng Việt Nam;

Kết hợp học tập với rèn luyện, liên hệ với vai trò của người học sinh trung học chuyên nghiệp; với cuộc sống nghề nghiệp sau khi ra trường.

Phát huy tính tích cực trong các hoạt động dạy và học; tăng cường trao đổi, thảo luận, tạo sự hứng thú và nâng cao hiệu quả môn học.

3. Mối quan hệ với môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và môn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh có quan hệ chặt chẽ với Hồ Chí Minh học, các khoa học xã hội nhân văn, đặc biệt là với các môn học lý luận chính trị.

a]  Mối quan hệ với môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin

Chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận, nguồn gốc tư tưởng, lý luận trực tiếp quyết định bản chất cách mạng, khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh là người trung thành, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam. Cuộc đời, sự nghiệp của Hồ Chí Minh và sự nghiệp của Đảng ta, của cách mạng Việt Nam, thông qua tổng kết thực tiễn, đã góp phần làm phong phú, bổ sung và phát triển các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác — Lênin.

Tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ tư tưởng Mác - Lênin, là sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện thực tế Việt Nam, vì vậy môn học

Tư tướng Hồ Chí Minh với môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác — Lênin có mối quan hệ chặt chẽ. Muốn nghiên cứu tốt giảng dạy và học tập tốt tư tưởng Hồ Chí Minh cần phải nắm vững kiến thức về những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin.

b]  Mối quan hệ với môn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Hồ Chí Minh là người cộng sản đầu tiên của Việt Nam; người sáng lập giáo dục, rèn luyện và là lãnh tụ của ĐảngCộng sản Việt Nam. Bản thân Hồ Chí Minh là người tìm kiếm, lựa chọn con đường, vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn cho dân tộc vã lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Việt Nam theo mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Trong quan hệ với môn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh là một bộ phận tư tưởng của Đảng, nhưng với tư cách là bộ phận nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của Đảng, là cơ sở khoa học cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin để xây dựng đường lối, chiến lược, sách lược cách mạng đúng đắn. Như vậy, môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh gắn bó chặt chẽ với môn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghiên cứu, giảng dạy, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm trang bị cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học để nắm vững kiến thức về đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

  • Góp phần hình thành thế giới quan, bồi dưỡng nhận thức, rèn luyện đạo đức

    Môn học góp phần hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho người học nhìn nhận sự vận động của tự nhiên, xã hội và tư duy con người; những quan điểm chính trị, đạo đức... góp phần cải tạo, phát triển hiện thực.

    Xem chi tiết

  • Áp dụng các phương pháp học tập tích cực

    Phương pháp là cách thức, con đường tiến hành để đạt được mục đích đặt ra. Mọi khoa học đều dựa trên phương pháp nghiên cứu đúng đắn mới thực sự trở thành khoa học. Phương pháp của một khoa học gắn liền với đối tượng nghiên cứu.

    Xem chi tiết

  • Quảng cáo

  • Việc học tập cần liên hệ với nghề nghiệp tương lai và thực tiễn cuộc sống

    Giáo dục chỉnh trị là môn học gắn bó chặt chẽ với thực tiễn cuộc sống, vì vậy trong dạy và học cần tìm hiểu các vấn đề thực tiễn thực hiện đường lối của Đảng, chính sách

    Xem chi tiết

  • Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu, học tập

    Đối tượng môn học Giáo dục chính trị là những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của Nhà nước và con đường, phương pháp để thực hiện các nội dung đó vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.

    Xem chi tiết

  • Khái niệm, mục tiêu, yêu cầu môn học

    Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: Chính trị là toàn bộ những hoạt động có liên quan đến các mối quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc gia và các tầng lóp xã hội, mà cốt lõi là vấn đề giành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ nội dung hoạt động của Nhà nước.

    Xem chi tiết

Video liên quan

Chủ Đề