Khi gia nhập WTO Việt Nam bị xem là nền kinh tế phi thị trường lý đó la vì

Mục lục bài viết

  • 1. Khái lược về tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam
  • 2. Tóm tắt các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam
  • 3. Nền kinh tế Việt Nam sau 13 năm gia nhập WTO
  • 3.1 Thành tựu đạt được
  • 3.2 Một số tồn tại
  • 4. Một số thuật ngữ viết tắt

Lý do gia nhập WTOcủa Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển khác là tìm kiểm động lực thúc đẩy và mở rộng thị trường xuất khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn cố thể hưởng lợi với tư cách là thành viên của WT0 như: Được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ, không bị phân biệt đối xử; Hoàn thiện hệ thống pháp luật theo các thiết chế của WT0, cải thiện môi trường kinh doanh; Có được vị thể bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định chỉnh sách thương mại toàn cầu, có cơ hội để đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, hợp lý hơn, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp.

1. Khái lược về tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam

Đàm phán gia nhập WT0 là cuộc đàm phán thương mại dàitheo lộ trình 3-5 năm. Hạn ngạch thuế quan cũng đã ảp dụng giàm từ 13 xuống còn 6 mặt hàng, về dịch vụ, Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường cho 11 ngành và 92 phân ngành dịch vụ, trong đỏ cỏ nhiều ngành quan trọng như dịch vụ kinh doanh, dịch vụ viễn thông, tài chính... bằng mức cam kểt về diện so vởì Trung Quốc. Nhìn chung, mức độ cam kểt cùa bản chào của Việt Nam được đảnh giả là tương đương, thậm chỉ cao hơn cam kểt của một số nước thành viên cũng như những nưởc mới gia nhập WTO trước đó.

Từ phiên đàm phản đa phương 6 đển 14, Ban Công tốc đã thảo luận về việc xây dựng Bản dự thảo Bảo cảo cùa Ban Công tảc về việc Việt Nam gia nhập WTO. Việt Nam cam kết thực hiện tất cả các hiệp định của WTO kể từ thời điểm gia nhập[Các hiệp định như: Hiệp định chung về thuế quan và thương mại [GATT], Hiệp định về nông nghiệp [AoA], Hiệp định vê áp đụng các biện pháp vệ sình dịch tễ [SPS], Hiệp định về hàng rào kĩ thuật trong thương mại [TBT], Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại [TRIMs], Hiệp định chổng bẳn phả giả [ADA], Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đổi khảng [SCM], Hiệp định về tự vệ [SG], Hiệp định về quy tắc xuẩt xử [RoO], Hiệp định về thù tục cẩp gìẩy phẻp nhập khâu [ILP], Hiệp định chung về thương mại, dịch vụ [GATS], Hiệp định về quyền sờ hữu tri tuệ liên quan đến thương mại [TRIPs], Hiệp định về quy tắc và thủ tục giải quyểt tranh chấp [DSU].

[ìv] Đàm phản song phươmg:

Song song với đàm phán đa phương, bẳt đầu từ phiên đàm phán đa phương thứ 5 [4/2002], Vỉệt Nam đã tiến hành đàm phản song phương với từng nước thành viên yêu cầu đàm phản. Việt Nam đã đàm phản với tổng cộng 28 đối tác có yêu cầu đàm phản, trong đỏ kết thúc đàm phán với đổi tác khó khăn và quan trọng nhất [Hoa Kỳ] vào ngày 15/5/2006 tại Washington.

[v]Hoàn thành Nghị định thư gia nhập:

Một Nghị định thư nêu rõ các nghĩa vụ của Việt Nam khi trở thành thành viên cùa WTO được hoàn tất dựa trên các thỏa thuận đã đạt được sau các cuộc đàm phán song phương, đàm phản đa phương và tổng hợp các cam kết song phương.

>> Xem thêm: Phân tích vai trò của thương mại quốc tế đối với doanh nghiệp, quốc gia ?

Ngày 07/11/2006, Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam đã được kỉ kểt tại trụ sở WTO [Geneva, Thụy Sỹ] kết thúc 12 năm đàm phản.

[vi]Phê chuẩn Nghị định thư:

Việc Việt Nam kí kểt Nghị định thư gia nhập WTO chưa mặc nhiên công nhận tư cách thành viên của Việt Nam. Theo quy định, 30 ngày sau khi WTO nhận được văn bản phê chuẩn Nghị định thư cùa Quốc hội Việt Nam, Việt Nam sẽ chính thức trở thành thành viên WT0.

Ngày 11/01/2007, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO, mờ ra trang mới trong hội nhập kinh tế toàn cầu của Việt Nam.

2. Tóm tắt các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam

Về cơ bản, Việt Nam cam kết thực hiện toàn bộ các hiệp định cùa WTO ngay từ thời điểm gia nhập, tức là không cỏ thời kì quá độ. Có thể tóm tắt một số cam kết chính của Việt Nam khi gia nhập WTO như sau:

- Cam kết về thuế nhập khẩu và các loại thuế khác:

+ Về thuế nhập khẩu:

Áp dụng thuế nhập khẩu theo nguyên tắc không phân biệtđối xử giữa các thành viên WTO. Việt Nam cam kết ràng buộc với toàn bộ Biểu thuế nhập khẩu gồm 10.600 dòng thuế, với mức thuế nhập khẩu trung bình với tất cả các mặt hàng là 13,4%, trong đó mức thuế nhập khẩu trung bình đối với hàng nông nghiệp là 21%, hàng công nghiệp là 12,6%, lộ trình 5-7 năm. Trong Biểu cam kết, thuế sẽ thực sự được cắt giảm với khoảng 3.800 dòng thuế [chiếm 35,5%]; giữ nguyên mức thuế với khoảng 3.700 dòng [chiếm 34,5%]; thuế cao hơn mức thuế suất hiện hành với 3.170 dòng thuế [chiếm 30%], chủ yếu là đối với các nhóm hàng như xăng dầu, kim loại, hóa chất, một số phương tiện vận tải. Những mặt hàng không đưa vào diện cam kết cắt giảm thuế quan là những mặt hàng liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia, thuần phong mĩ tục, trật tự công cộng, đạo đức xã hội.

>> Xem thêm: Phân tích các công cụ và biện pháp chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế về hàng hóa

Việt Nam sẽ được áp dụng cơ chế hạn ngạch thuế quan đối với 4 mặt hàng, gồm: trứng gia cầm, đường tinh luyện và đường thô, lá thuốc lá, muối.

Việt Nam cũng tham gia một số hiệp định tự do hóa theo ngành hàng, theo đó các mặt hàng theo hiệp định sẽ được cắt giảm thuế quan xuổng mức cực thấp [thậm chí 0%] với lộ trình 3-5 năm. Cụ thể: Việt Nam cam kết tham gia đầy đủ Hiệp định về Công nghệ thông tin [ITA], Hiệp định về Hàng dệt may, Hiệp định về Thiết bị y tế. Ngoài ra, Việt Nam còn tham gia một phần Hiệp định về Thiết bị máy bay dân dụng, Hiệp định Hóa chất và Hiệp định về Thiết bị xây dựng, thiết bị khoa học.

+ Về thuế nội địa:

Việt Nam tuân thủ nguyên tắc Đối xử quốc gia [NT], tức là không được áp thuế phân biệt giữa hàng hóa trong nước vàhàng hóa nhập khẩu. Tại thời điểm xin gia nhập, thuế tiêu thụ đặc biệt áp cho rượu và bia nhập khẩu cao hơn so với rượu và bia sản xuất trong nước. Việt Nam cam kết trong vòng 3 năm kể từ ngày gia nhập WTO sẽ điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu và bia cho phù hợp quy định của WTO.

+ Về thuế xuất khẩu [Cam kết về thuế xuất khẩu được ví như cam kết “WTO cộng”. Vì trên thực tế WTO không có quy định nào yêu cầu các nước xin gia nhập phải cam kết về thuế xuất khẩu. Tuy nhiên, một số thành viên như Hoa Kỳ, Australia, Canada, EU đã yêu cầu Việt Nam phải đưa ra cam kết về thuế xuất khẩu]: Cam kết giảm thuế xuất khẩu đối với phế liệu kim loại đen từ 35% xuống 17% trong 5 năm; Giảm thuế phế liệu kim loại màu từ 45% xuống 22% trong 5 năm; Không cam kết ràng buộc về thuế xuất khẩu đối với các mặt hàng khác.

- Cam kết liên quan đến các biện pháp quản lý xuất nhập khẩu:

Việt Nam cam kết loại bỏ, không áp dụng các biện pháp hạn chế số lượng đối với hàng nhập khẩu cũng như các biện pháp phi thuế quan khác như: hạn ngạch, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, các yêu cầu cấp phép và các hạn chế khác có tác động tương tự không thể biện minh được theo các quy định của các Hiệp định WTO.

+ Đối với cấm xuất khẩu, nhập khẩu: Bãi bỏ biện pháp cấm nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà thay vào đó là nhập khẩu qua một đầu mối duy nhất là Tổng công ti thuốc lả Việt Nam; Cho phép nhập khẩu xe máy trên 175cc nhưng bảo lưu các quyền áp dụng biện pháp hành chính như độ tuổi người sử dụng và chế độ cấp bằng lái đặc biệt; Cho phép nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng trong thời gian dưới 5 năm nhưng bảo lưu quyền áp dụng thuế nhập khẩu cao.

+ Đối với hạn ngạch: Cam kết xóa bỏ áp dụng hạn ngạch nhập khẩu, chỉ áp dụng hạn ngạch xuất khẩu trong trường hợp bị chính các nước đổi tác áp dụng quy định hạn chế số lượng xuất khẩu.

+ Đối với giấy phép nhập khẩu: Cam kết áp dụng biện pháp này theo đúng quy định của Hiệp định về Thủ tục cấp phép nhập khẩu của WTO, tuy nhiên, bảo lưu quyền cấp phép nhập khẩu văn hỏa phẩm chủ yếu để kiểm duyệt nội dung.

>> Xem thêm: Thương mại quốc tế là gì ? Phân tích các loại hình thương mại quốc tế

- Cam kết liên quan đến thương mại dịch vụ:

+ Về phạm vi mở cửa: Việt Nam cam kết mở cửa toàn bộ 11 ngành dịch vụ theo Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ [General Agreement on Trade in Services - GATS] VỞÌ 110 phân ngành [GATS cỏ tổng số 160 phân ngành]. Phạm vi mở cửa này đã cao hơn Hiệp định Thương mại việt Nam - Hoa Kỳ [BTA] [8 ngành và 65 phân ngành dịch vụ].

+ Về mức độ mở cửa: Hầu hết các ngành dịch vụ, mức độ cam kết mở cửa gần như tương đương trong BTA;

Việt Nam đưa ra danh mục những loại dịch vụ miễn trừ áp dụng nguyên tắc đối xử tối huệ quốc [MFN]. Cụ thể: [i] Việt Nam có quyền không dành những ưu đãi theo một số hiệp định đầu tư song phương [BIT] đã kí với các nước cho toàn bộ các thành viên WT0; [ii] Việt Nam bảo lưu quyền không áp dụng MFN đối với dịch vụ nghe nhìn [hoạt động sản xuất, phát hành, chiếu các chương trình truyền hình, phim truyện...]; và [iii] Việt Nam bảo lưu quyền phân biệt đối xử với ngành dịch vụ vận tải biển [hoạt động của các công ti con của các hãng tàu nước ngoài - biện pháp này được duy trì không quá 05 năm từ khi gia nhập WTO].

Việt Nam không mở cửa một số ngành dịch vụ nhạy cảm về chính trị và an ninh như: dịch vụ in ấn, xuất bản, báo chí, phát thanh và truyền hình, hướng dẫn du lịch, dịch vụ vận tải đường thủy, đường sắt...

-Cam kết liên quan đến việc chấp nhận bị coi là nền kinh tế phi thị trường:

Việt Nam chấp nhận bị coi là nền kinh tế phi thị trường [NME] trong vòng 12 năm vì mục đích áp thuế chống bán phá giá và áp thuế đối kháng [thuế chống trợ cấp xuất khẩu]. Tuy nhiên, trong thời hạn 12 năm nêu trên, nếu Việt Nam chứng minh được với đối tác nào đó rằng nền kinh tế của Việt Nam là nền kinh tế thị trường, thì đối tác đó sẽ ngừng áp dụng quy chế NME với Việt Nam.

Tính đến tháng 02/2019, Việt Nam đã hết thời gian phải thực hiện cam kết này. Trên thực tế, trước thời hạn 12 năm đã có rất nhiều nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.Ví dụ:Tính đến tháng 02/2018 đã có 69 nước công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam, trong đó có nhiều đối tác có kim ngạch thương mại lớn với Việt Nam như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, các nước trong ASEAN...

-Một số cam kết khác:

+ Cho phép các doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài được quyền kinh doanh như các doanh nghiệp và cá nhân Việt Nam [trừ các trường hợp ngoại lệ];

>> Xem thêm: Khái niệm và đặc điểm của hoạt động thương mại quốc tế

+ Các doanh nghiệp nhà nước sẽ hoàn toàn hoạt động theo tiêu chí thương mại;

+ Các quy định và chính sách áp dụng cho đặc khu kinh tế sẽ tuân thủ các quy định của WTO và các cam kết của Việt Nam về trợ cấp, các biện pháp đầu tư Hên quan đến thương mại [TRIMS]..

+ Tuân thủ quy trình và thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO;

+ Tuân thủ các quy định của WTO và IMF về chính sách tài chính tiền tệ, ngoại hối và thanh toán;

+ Cam kết về minh bạch hóa chính sách và pháp luật;

+ Tuân thủ các quy định của WTO về nghĩa vụ thông báo cho WTO.

3. Nền kinh tế Việt Nam sau 13 năm gia nhập WTO

Kể từ thời điểm gia nhập WTO đến nay, Việt Nam đã trải qua 13 năm [01/2007 - 01/2020] với tư cách là thành viên của tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh này. Lợi ích có được từ tự do hóa thương mại và các chính sách mở cửa theo các hiệp định của WT0 đã thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Doanh nghiệp Việt Nam đã tiếp cận được với các thị trường lớn hơn và mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu, hợp tác kinh doanh. Tuy vậy, trong quá trình tham gia WT0, Việt Nam cũng đã phải đối mặt với nhiều thách thức hơn, với sự cạnh tranh gay gắt hơn, với nhiều đối thủ hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn.

Phàn này mang nhiều ý nghĩa tổng kết lại một số những thành tựu đã đạt được, cũng như những hạn chế còn tồn tại mà nền kinh tế Việt Nam gặp phải sau chặng đường 12 năm gia nhập WTO.

>> Xem thêm: Chấp nhận chào hàng trong thương mại quốc tế là gì ?

3.1 Thành tựu đạt được

+ Tăng trưởng kinh tế [Tăng trưởng kinh tế được hiểu là sự gia tăng của Tổng sản phẩm quốc nội [GDP] hoặc Tổng sản lượng quốc gia [GNP] trong một thời gian nhất định] ở mức cao so với thế giới và tương đối ổn định:

Nền Kinh tế Việt Nam sau 13 năm gia nhập WTO mặc dù bị ảnh hưởng do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khủng hoảng nợ công nhưng vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân là gần 7%/năm. Đặc biệt năm 2018 có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong 10 năm trở lại đây, với mức 7,08%. Với tốc độ tăng trưởng này, giáo sư Ricardo Hausmann [Đại học Harvard - Mỹ] nhận định Việt Nam là nước nằm trong nhóm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới [trong nhóm có các nền kinh tế như: Hồng Kông [Trung Quốc], Trung Quốc và Hàn Quốc].

GDP bình quân đầu người tăng từ 730 USD vào năm 2006 lên 2.800 USD [nếu tính cả quy mô nền kinh tế bị bỏ sót thì đã trên 3.000 USD] năm 2019. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dàn tỉ trọng nông nghiệp. Đơn cử, cơ cấu kinh tế năm 2019: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng 13,96% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,49%; khu vực dịch vụ chiếm 41,64%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,91%?

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã tăng gấp 6,1 lần sau 13 năm, cán mốc 516,96 tỉ USD. Cụ thể, năm 2006 tổng giá trị xuất nhập khẩu cả nước chỉ là 84,7 tỉ USD; đến hết năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã đạt mức kỉ lục 516,96 tỉ USD.

Sau 13 năm gia nhập WTO, độ mở nền kinh tế [Độ mở của nền kinh tế [theo nghĩa hẹp] được tính theo tỉ lệ % giữa giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu chia cho tổng sản phẩm quốc nội - GDP]. Việt Nam đã tăng lên mức 197,3% năm 2019. Từ năm 2012, nền kinh tế đã chấm dứt chuỗi thời gian dài nhập siêu lởn, có xuất siêu từ năm2012đến 2014, sau đó nhập siêu trở lại năm 2015 [3,6 tỉ USD]. Tuy nhiên, hết năm2016,nền kinh tế quay trở lại xuất siêu với 2,5 tỉ USD? đến năm 2018 xuất siêu trên 7 tỉ USD, năm 2019 xuất siêu 9,9 tỉ USD - giá trị xuất siêu lớn nhất từ trước tới nay.

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài [FDI] tăng mạnh. Theo đó, năm 2006, Việt Nam chỉ thu hút được 10 tỉ USD vốn FDI. Tính lũy kế đến ngày20/12/2019,cả nước có 30.827 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng kí362,5%tỉ USD. Nhiều tập đoàn hàng đầu trên thế giới đã chọn Việt Nam làm “cứ điểm” sản xuất như Samsung, LG, Toyota, Honda, Canon... Riêng năm 2019, tổng số vốn đăng kí cấp mới và vốn tăng thêm đạt 38,02 tỉ USD?

Nếu như năm 2006 Việt Nam chỉ thu hút được 3,6 triệu khách du lịch quốc tế, thì năm 2019 đạt được kết quả ấn tượng với số khách du lịch quốc tế đến nước ta đạt mức kỉ lục 18 triệu lượt người. Khách từ châu Á đạt 14,38 triệu lượt người, tăng 19,1% so với năm trước; khách đến từ châu Âu đạt 2,1 triệu lượt người, tăng 8,4%; khách đến từ châu Mỹ đạt 937,8 nghìn lượt người, tăng 7,7% so với năm 2018; khách đến từ châu Úc đạt 432,4 nghìn lượt người, giảm 1,2%; khách đến từ châu Phi đạt 48 nghìn lượt người, tăng 12,2%.'

+ Góp phần thay đổi diện mạo khung pháp lý, thể chế chính sách về thương mại, đầu tư, cũng như phương thức quản lý kinh tế của Việt Nam:

>> Xem thêm: Chính sách thương mại quốc tế là gì ? Chức năng và ý nghĩa của chính sách thương mại quốc tế

Chỉ trong 2 năm trước và sau thời điểm gia nhập WTO [2006 - 2007], Việt Nam đã sửa ữên 60 văn bản luật để thực thi cam kết WTO. Hàng trăm nghị định, thông tư hướng dẫn cũng đã được sửa đổi.

Để tham gia và thực hiện cam kết trong WTO, Việt Nam đã chuyển dần từ phương thức quản lý nhà nước - can thiệp sâu vào nền kinh tế, sang phương thức quản lý nhà nước linh hoạt và mềm dẻo hơn trên tinh thần tôn trọng quyền tự do kinh doanh, theo quy luật của nền kinh tế thị trường.

Gần đây nhất, để đáp ứng bối cảnh Việt Nam vừa tham gia WT0, vừa kí kết hàng loạt các thoả thuận thương mại tự do [FTA], cũng như trước yêu cầu cần có một văn bản luật có tính ổn định, thống nhất cao trước nền ngoại thương hiện tại của Việt Nam, Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 đã ra đời.

+ Tạo dựng tiền đề và sự tự tin giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào các FTA thế hệ mới:

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, gia nhập WTO chính là “làn sóng hội nhập lần thứ nhất”, tạo tiền đề quan trọng, tạo dựng sự tự tin để Việt Nam tiếp tục tham gia vào “làn sóng hội nhập lần thứ hai” với hàng loạt các FTA thế hệ mới - cùng phạm vi cam kết rộng hơn, mức độ cam kết thậm chí sâu hơn và cao hơn so với trong khuôn khổ WT0.

Tính tới thời điểm tháng12/2019, ViệtNam đã kí kết được 13 FTA; và đang đàm phán chưa kí kết 3 FTA. Các FTA thế hệ mới điển hình mà Việt Nam tham gia: Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương [CPTPP], FTA giữa Việt Nam - EƯ [EVFTA]. Với tiêu chuẩn cao của hiệp định FTA toàn diện, hai hiệp định này bao gồm nhiều nội dung mởi, phi truyền thống so với các FTA trước đây.

Các FTA đang mở ra thị trường rộng lớn cho Việt Nam với quan hệ thương mại tự do với 56 đối tác trên thể giới, bao gồm các nước G7 và 15/20 thành viên nhóm G20. Khi tất cả các FTA này có hiệu lực, khoảng trên 80% kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ chịu sự điều chỉnh của các FTA này.

3.2 Một số tồn tại

Bên cạnh các thành tựu đạt được. Nền kinh tế Việt Nam sau 12 năm gia nhập WTO cũng bộc lộ một số tồn tại sau:

>> Xem thêm: Luật thương mại quốc tế là gì ? Chủ thể trong luật thương mại quốc tế ?

+ Tăng trưởng kinh tế thấp hơn so với kì vọng [cụ thể: thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế trước thời kì gia nhập WTO, bởi đã có những năm tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 7 - 8%]. Nguyên nhân lý giải cho hạn chế này, là do Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khủng hoảng nợ công.

+ Với độ mở lớn cùng tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam sẽ chịu tác động đan xen nhiều mặt bởi các diễn biến kinh tế quốc tế ngày càng phức tạp, khó lường. Đồng thời, với quy mô kinh tế nhỏ, việc ứng phó với các biến động trong tương lai của Việt Nam có thể sẽ gặp khó khăn hơn bởi dư địa tài chính, tiền tệ hạn hẹp.

+ Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư [hệ số ICOR - Hệ số ICOR là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư thực hiện tăng thêm để tăng thêm 1 đồng tổng sản phẩm trong nước [GDP]. Hệ số ICOR thay đổi tuỳ theo thực trạng kinh tế - xã hội trong từng thời ki khác nhau, phụ thuộc vào cơ cấu đầu tư và hiệu quả sử dụng đồng vốn. Hệ số ICOR thấp chứng tỏ đâu tư có hiệu quả cao và ngược lại] của nền kinh tế ở mức rất cao, và cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực. ICOR của Việt Nam là 6,25 vào giai đoạn 2011 - 2015, giai đoạn 2016 - 2019 là 6,14 và năm 2019 là 6,07. Trong khi đó, hệ số ICOR của các nước trong khu vực giai đoạn 2011- 2015: Indonesia chỉ là 3,86; Philippines là 4; Malaysia là 5,1. Thậm chí hệ số ICOR của Việt Nam còn cao hơn nhiều so với Lào [với 4,2] - nền kinh tế được coi là kém phát triển hon. Điều đáng nói nữa là ICOR của khu vực kinh tế nhà nước cao gần 1,5 lần so với chỉ số trung bình của toàn nền kinh tế.

ICOR cao được lý giải bởi nguyên nhân: do Việt Nam đang trong giai đoạn tập trung cho phát triển hạ tầng, bao gồm cả hạ tầng vùng sâu, vùng xa và đầu tư cho xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Song, nguyên nhân chính là do công tác quy hoạch còn hạn chế; quyết định đầu tư dàn trải, hiệu quả thấp và nhiều công trình, dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước [bao gồm cả tín dụng nhà nước, trái phiếu chính phủ và vốn đối ứng ODA] còn để xảy ra thất thoát, lãng phí.

+ Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam, phần lớn vẫn là các ngành sử dụng tài nguyên, gia công, thâm dụng lao động và chủ yếu là ở dạng thô, tỉ lệ sản phẩm đã qua chế biến còn thấp [đặc biệt là hàng nông nghiệp]. Do vậy, giá trị gia tăng trên sản phẩm còn thấp. Nguyên nhân của tình trạng này được lý giải bởi trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam còn thấp, trình độ tay nghề của người lao động chưa cao [chủ yếu là lao động ở dạng thủ công]. Ngay cả khi đã có công nghệ, việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp cũng còn chậm.

+ Năng suất lao động bình quân và chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam ở mức thấp so với các nước trên thế giởi và khu vực, đặc biệt trong bối cảnh cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang đối mặt với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Mặc dù Việt Nam được đánh giá là có cơ cấu dân số “vàng”, khi tỉ lệ người dân trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao [đon cử năm 2019, theo Tổng cục Thống kê: số người trong độ tuổi lao động trên tổng dân số cả nước chiếm 50,89%]. Nhưng năng suất lao động của người Việt Nam ở mức thấp so với các nước, ngay cả so với các nước trong khu vực [Ví dụ:năm 2018, năng suất lao động trung bình của 1 người Việt Nam chỉ bằng 1/14 so với người Singapore, bằng 1/5 người Malaysia, bằng 1/3 người Thái Lan, bằng 1/2 người Philippines và người Indonesia].

Bên cạnh đó, theo Tổ chức Lao động quốc tế [ILO], Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ Cách mạng công nghiệp 4.0. Theo đó, những ngành sử dụng nhiều lao động phổ thông sẽ chịu tác động lớn, nguy cơ thất nghiệp cao do sự phát triển của công nghệ tự động và trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, trong cuộc cách mạng này, nhiều ngành nghề sẽ biến mất, nhưng lại có những công việc mới ra đời. Điều đó đòi hỏi nguồn nhân lực phải được trang bị kiến thức, kĩ năng phù họp để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Trong báo cáo về mức độ sẵn sàng cho nền sản xuất trong tương lai do Diễn đàn Kinh tế thế giới công bố năm 2018, Việt Nam thuộc nhỏm các quốc gia chưa sẵn sàng cho cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, chỉ xếp thứ 70/100 về nguồn nhân lực và 81/100 về lao động có chuyên môn cao. Cũng theo báo cáo này, so sánh với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á về nguồn nhân lực, Việt Nam xếp sau Malaysia, Thái Lan, Philippines.

+ Kinh tế vĩ mô chưa thực sự bền vững khi cân đối ngân sách tiếp tục khó khăn, thâm hụt ngân sách kéo dài, nợ công cao.

Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, mặc dù những năm gần đây mức thâm hụt ngân sách có giảm, nhưng vẫn ở mức cao. Bội chi ngân sách nhà nước [NSNN] năm 2017 là 174,3 nghìn tỉ đồng, và năm 2018 là 204 nghìn tỉ đồng. So với GDP, bội chi NSNN là 3,48% năm 2017 và năm 2018 là 3,67%. Nợ công của Việt Nam trong những năm gần đây thường ở mức cao, năm2017 là 62,6%GDP, năm 2018 là 61,4% GDP, gần với giới hạn 65% theo quy định của Luật Quản lý nợ công. Năm 2019, bội chi ngân sách nhà nước là 3,4% GDP. Nợ công 56,1 % GDP.

>> Xem thêm: Quy định của pháp luật về khái niệm chào hàng là gì? Quy định pháp luật về chào hàng theo pháp luật thương mại quốc tế

So với các nước trong khu vực thì thâm hụt ngân sách và tỉ lệ nợ công của Việt Nam ở mức cao hơn nhiều. Cụ thể, theo số liệu của IMF tại báo cáo triển vọng kinh tế thế giới [WEO], năm2015,thâm hụt NSNN của Việt Nam là 6,9% GDP [thực tế tại Việt Nam là 6,1%], trong khi của Thái Lan là 1,2% GDP, của Indonesia là 2,3% GDP, của Philippines là 0,12% GDP và của Campuchia là 2% GDP.

Nguyên nhân của tình trạng này: Do mở rộng đầu tư công một cách ồ ạt nhưng chưa hiệu quả dẫn đến nợ công tăng mạnh. Trong nhiều năm qua, Nhà nước đầu tư rất lớn cho các công trình công cộng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng, cảng biển, sân bay đặc khu kinh tế... Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mỗi năm Việt Nam cần khoảng 25 tỉ USD để đầu tư cho cơ sở hạ tầng, trong khi đó vốn huy động được hàng năm từ Nhà nước và tư nhân chưa đến 16 tỉ USD, phần còn lại là phải vay nợ nước ngoài. Sự mất giá của tiền đồng Việt Nam so với một số đồng tiền mạnh như đồng USD, JPY... cũng góp phần tăng khoản nợ vay nước ngoài của Việt Nam. Do tỉ lệ vay bằng đồng USD và đồng JPY thường chiếm tỉ lệ cao trong vay nợ nước ngoài của Việt Nam.

4. Một số thuật ngữ viết tắt

CP-TPP

Diễn đàn Hợp tác Á-Âu

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên

Thái Bình Dương

EU

EV-FTA

GDP

FDI

FPI

FTA

IMF

MFN

NAFTA

OECD

Liên minh châu Âu

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU

Tổng sản phẩm quốc nội

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư gián tiếp nước ngoài

Hiệp định Thương mại tự do

Quỹ Tiền tệ quốc tế

Đối xử tối huệ quốc

Hiệp định Mậu dịch tự do Bắc Mỹ

Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

TNC

Công ty xuyên quốc gia

UNCTAD

Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và phát triển

UN

Liên hợp quốc

UNCITRAL

ủy ban Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế

WB

Ngân hàng thế giới

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới

Luật Minh Khuê[tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề