Khi lựa chọn phong cách lãnh đạo nhà quản trị cần tính đến yếu tố nào dưới đây

Lãnh đạo không có nghĩa là bạn luôn luôn chỉ áp dụng một phong cách lãnh đạo với mọi nhân viên khác nhau, mà cần lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp với trình độ của họ.

Không ít người thất bại trong việc quản lý đội nhóm vì không nhận thức được điều này, họ đặt ra yêu cầu quá cao đối với nhân viên mới hoặc cho các nhân viên giỏi quá ít không gian để chủ động và sáng tạo trong công việc. Điều đó khiến cho các nhân viên cấp dưới thiếu tin tưởng người đứng đầu, hoặc vẫn phục tùng nhưng không cảm thấy thoải mái để phát huy hết năng lực. Chính vì vậy, nếu mong muốn khai thác nhiều nhất nguồn lực con người của đội nhóm hay công ty [tức là tài năng, trí tuệ, sự nhiệt tình… của người lao động] thì nhà lãnh đạo cần phải hiểu rõ về các phong cách lãnh đạo khác nhau và cách thức để áp dụng chúng trong thực tiễn quản lý nhân viên hay đội nhóm.

Phong cách lãnh đạo là gì?

Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo. Một nhà lãnh đạo giỏi là một nhà lãnh đạo có phong cách lãnh đạo hợp lý để vừa đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của nhân viên, vừa phát huy được sức mạnh cá nhân và tập thể trong hoạt động đội nhóm hay sản xuất kinh doanh. Từ năm 1939, các nghiên cứu đầu tiên về phong cách lãnh đạo đã được tiến hành bởi Kurt Lewin và cộng sự [Lewin, Lippit, White, 1939]. Từ các nghiên cứu này, các nhà khoa học đã chỉ ra 3 phong cách lãnh đạo chủ chốt:

Phong cách lãnh đạo mệnh lệnh/độc đoán

Với phong cách lãnh đạo này, nhà quản lý là người nắm mọi quyền lực và ra quyết định. Họ thường giao việc và chỉ ra luôn cho các nhân viên của mình cách thực hiện những công việc đó mà không cần lắng nghe những góp ý từ nhân viên.

Có nhiều ý kiến cho rằng phong cách lãnh đạo mệnh lệnh/độc đoán làm hạn chế hiệu quả làm việc và tạo ra bầu không khí căng thẳng cho đội nhóm. Tuy nhiên, phong cách này không đồng nghĩa với việc thường xuyên quát tháo, sai bảo nhân viên, và nếu áp dụng đúng trường hợp, phong cách này lại phát huy hiệu quả của nó. Phong cách mệnh lệnh có thể áp dụng tốt trong những trường hợp sau:

- Giai đoạn đầu thành lập đội nhóm: Ở giai đoạn này, các thành viên trong đội nhóm còn chưa hiểu rõ về nhau, chưa rõ nhiệm vụ và phương hướng nên nhà lãnh đạo cần sử dụng phong cách độc đoán để tạo sự thống nhất về mục tiêu, cách thức làm việc và các quyết định của đội nhóm.

- Đối với các nhân viên mới, còn non nớt kinh nghiệm làm việc: Các nhân viên này thường cảm thấy bỡ ngỡ với môi trường làm việc mới, chưa hiểu rõ về cách thức làm việc trong công ty. Do vậy, với tình huống này, nhà quản lý phải đóng vai trò là người giao việc và hướng dẫn cho nhân viên một cách cụ thể, chi tiết, giúp nhân viên hòa nhập tốt hơn với môi trường làm việc và các nhân viên khác.

- Những tình huống phải ra quyết định trong thời gian ngắn:  Trong những tình huống này, với áp lực phải ra quyết định và thời gian hạn hẹp, phong cách lãnh đạo độc đoán là cần thiết để giải quyết vấn đề. Chẳng hạn như trong một trận đánh, các tướng lĩnh thường phải ra quyết định trong gang tấc về việc tiếp tục tấn công hay rút lui của quân mình.

Phong cách lãnh đạo dân chủ

Nhà quản lý theo phong cách dân chủ là biết phân chia quyền lực quản lý của mình, tranh thủ ý kiến cấp dưới và cho phép họ tham gia vào việc thảo luận để đưa ra các quyết định. Tuy nhiên, người quyết định chính vẫn là người lãnh đạo.

Phong cách lãnh đạo dân chủ được đánh giá là phong cách mang lại hiệu quả làm việc cao nhất. Phong cách này sẽ phát huy hiệu quả trong các trường hợp sau:

- Người quản lý là người đã hiểu rõ vấn đề nhưng cần thêm các ý kiến, thông tin từ cấp dưới để xử lý vấn đề đó.

- Đội nhóm phải tương đối ổn định về nề nếp và nhân sự, các thành viên trong đội nhóm phải là những người đã nắm rõ công việc, nhiệm vụ và cách thức tiến hành công việc.

Phong cách lãnh đạo tự do

Nhà quản lý theo phong cách tự do thường chỉ giao nhiệm vụ hoặc vạch ra kế hoạch chung chứ ít tham gia trực tiếp chỉ đạo công việc. Họ giao khoán và cho phép nhân viên được đưa ra các quyết định cũng như chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trước cấp trên.

Phong cách lãnh đạo này cho phép nhân viên cấp dưới có quyền tự chủ rất cao để hoàn thành công việc và nhà quản lý có nhiều thời gian để nâng cao năng suất làm việc của mình. Tuy nhiên, cách quản lý này phải được sử dụng một cách phù hợp, nếu không có thể gây ra sự mất ổn định của đội nhóm. Các nhà quản lý có thể áp dụng phương pháp này trong những điều kiện sau:

- Các nhân viên có năng lực làm việc độc lập và chuyên môn tốt, có thể đảm bảo hiệu quả công việc.

- Các nhà lãnh đạo có những công cụ tốt để kiểm soát tiến độ công việc của nhân viên.

Trong thực tế, mỗi nhà lãnh đạo thường có những cách riêng khi quản lý các nhân viên của mình. Tuy nhiên, mỗi phong cách lãnh đạo nói trên đều có những ưu và nhược điểm, do vậy cần phải biết phối hợp để lãnh đạo hợp lý trong từng giai đoạn, từng trường hợp. Khi lựa chọn phong cách lãnh đạo nào, các nhà quản lý cần cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố cùng một lúc, chẳng hạn như thời gian cho phép, kiểu nhiệm vụ, mức độ áp lực công việc, trình độ nhân viên, mối quan hệ trong đội nhóm, ai là người nắm được thông tin… Tuy nhiên, các lãnh đạo giỏi là những người phối hợp và sử dụng linh hoạt cả 3 phong cách lãnh đạo nói trên một cách hợp lý trong những trường hợp cụ thể.

Thu Hiền [tổng hợp] 

Phong cách lãnh đạo là vũ khí tối ưu giúp các nhà quản trị tạo ảnh hưởng lên đội ngũ nhân viên và đạt được hiệu suất làm việc như mong đợi. Mặt khác, phong cách lãnh đạo cũng là yếu tố có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển văn hóa doanh nghiệp.

Nếu bạn đang loay hoay tìm kiếm cho mình một phong cách lãnh đạo phù hợp thì hãy cùng Ms Uptalent khám phá những phong cách lãnh đạo dành cho nhà quản trị qua bài viết sau.

Mục Lục

1- Phong cách lãnh đạo là gì
2- Những phong cách lãnh đạo dành cho nhà quản trị
3- Áp dụng phong cách lãnh đạo đó như nào cho hiệu quả


1- Phong cách lãnh đạo là gì

Phong cách lãnh đạo được hiểu là phương thức và cách tiếp cận của một nhà lãnh đạo, nhà quản trị trong việc đưa ra phương hướng, chiến lược, kế hoạch và tạo động lực cho nhân viên.

Nếu nói theo góc nhìn của một nhân viên, thì phong cách lãnh đạo chính là cử chỉ, thái độ, hành động rõ ràng hoặc ngầm ý từ sếp của họ.

Thường thì mỗi nhà lãnh đạo sẽ có một phong cách lãnh đạo ưa thích. Tuy nhiên, thực tế cho thấy họ sẽ phải kết hợp nhiều phong cách khác nhau khi thực hiện vai trò của người lãnh đạo.

Nói cách khác, mỗi nhà lãnh đạo đều cảm thấy quen thuộc với một phong cách lãnh đạo nhất định. Nhưng họ vẫn hiểu rõ cần phải có cách lãnh đạo phù hợp với từng tình huống.

Với các nhà quản trị, phong cách lãnh đạo chính là yếu tố quyết định hiệu quả quản lý của họ. Việc sử dụng phong cách lãnh đạo phù hợp sẽ giúp họ thu hút và tác động lên những nhân viên dưới quyền trong quá trình thực hiện các mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp.


>>>Bài học về phong cách nhà lãnh đạo của ứng cử viên Hillary Clinton

2- Những phong cách lãnh đạo dành cho nhà quản trị

Tùy vào tính chất công việc, môi trường làm việc mà mỗi nhà lãnh đạo sẽ lựa chọn một trong những phong cách lãnh đạo phổ biến sau:

2.1- Phong cách lãnh đạo độc đoán

Những việc làm hấp dẫn

HR & Admin Manager

TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Hành chánh/Thư ký , Nhân sự , Quản lý điều hành

Administration Deputy Manager

Hà nội, Bắc Giang, Bắc Ninh Dệt may/ Sợi/ Giầy da, Hành chánh/Thư ký , Sản Xuất

Sales Manager

TP.HCM, Long An, Tây Ninh Dệt may/ Sợi/ Giầy da, Xuất nhập khẩu, Bán hàng [May mặc/Phụ kiện]

Purchasing Manager

TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Sản Xuất , Mua hàng/Chuỗi Cung Ứng , Ôtô / Xe Máy

Technical Training Manager

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Cơ khí/ Máy móc, Giáo dục/Đào tạo/Thư viện , Ôtô / Xe Máy

Với phong cách lãnh đạo độc đoán, nhà quản trị sẽ nắm giữ toàn bộ quyền lực ra ra quyết định. Họ thường giao việc cho nhân viên và chỉ ra cách thực hiện công việc mà không cần nghe ý kiến từ họ.

Nhiều người cho rằng phong cách lãnh đạo này sẽ tạo bầu không khí căng thẳng và hạn chế hiệu quả làm việc. Nhưng trong một số trường hợp phong cách này lại mang tới hiệu quả vô cùng lớn. Mặt khác, phong cách này cũng không đồng nghĩa với việc thường xuyên quát tháo và sai bảo nhân viên.

2.2- Phong cách lãnh đạo dân chủ

Những nhà quản lý theo phong cách dân chủ sẽ biết cách phân chia quyền lực quản lý cho nhân viên. Họ luôn khích lệ nhân viên đưa ra ý kiến và cho phép họ cùng thảo luận để đưa ra quyết định. Tuy nhiên, vai trò quyết định sau cùng vẫn là người lãnh đạo.

Hiện tại, phong cách lãnh đạo dân chủ được đánh giá là phong cách mang lại hiệu quả làm việc cao nhất. Đồng thời đây cũng là phong cách được nhiều nhà quản trị theo đuổi và được nhiều nhân viên yêu thích.

2.3- Phong cách lãnh đạo tự do

Với phong cách lãnh đạo này, nhà quản lý sẽ chỉ vạch ra kế hoạch chung hoặc giao nhiệm vụ, rất ít khi họ trực tiếp chỉ đạo công việc. Họ giao việc, cho phép nhân viên tự đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Phong cách lãnh đạo tự do cho phép nhân viên có quyền tự chủ rất cao khi thực hiện công việc. Trong khi đó, nhà quản lý sẽ có nhiều thời gian để nâng cao năng suất làm việc.

Tuy nhiên, khi sử dụng phong cách này, nhà quản lý cần hết sức cẩn thận để không gây ra sự mất ổn định trong các đội nhóm.


>>>Làm thế nào để trở thành một lãnh đạo giỏi?

2.4- Phong cách lãnh đạo dẫn đường

Những nhà quản lý theo phong cách lãnh đạo này sẽ đặt ra các mục tiêu cao và yêu cầu cấp dưới của mình phải thực hiện theo định hướng đã đặt ra một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, phong cách lãnh đạo này chỉ phù hợp với những đội ngũ giàu kinh nghiệm, có cùng khát khao giành chiến thắng. Nhược điểm của phong cách này là dễ khiến một số thành viên trong nhóm cảm thấy căng thẳng và không thể theo kịp nhịp độ của nhóm.

2.5- Phong cách lãnh đạo phục vụ

Trong phong cách lãnh đạo này, người quản lý sẽ đặt vai trò của từng nhân viên ngang bằng với chính mình. Bởi vì, hơn ai hết họ hiểu rõ sức mạnh của từng cá nhân đối với sự tồn tại và hiệu quả công việc.

Những nhà lãnh đạo theo phong cách này sẽ hướng nhân viên của mình tư duy theo cách của một nhà lãnh đạo thực thụ. Khi một nhân viên được trao quyền, họ sẽ càng có thêm động lực để thể hiện năng lực của mình.

Đây là phong cách lãnh đạo vô cùng phù hợp với các tổ chức phi lợi nhuận và hướng đến nhân quyền.

2.6- Phong cách lãnh đạo chuyển đổi

Những người theo phong cách lãnh đạo này thường rất tâm lý, khiêm tốn và đáng tin cậy. Họ cũng là người có tầm nhìn tốt và có khả năng truyền cảm hứng cho mọi nhân viên để tất cả cùng phát triển.

Phong cách lãnh đạo này có rất nhiều ưu điểm. Bởi vì, một nhà lãnh đạo có thể truyền cảm hứng cho nhân viên sẽ giúp họ phát huy được tối đa năng lực làm việc của mình. Mọi việc sẽ chỉ tệ đi nếu nhân viên không thể đồng thuận và không hiểu được tầm nhìn của nhà quản lý.


>>>Bí quyết để trở thành nhà lãnh đạo tài ba

2.7- Phong cách lãnh đạo giao dịch

Nguyên tắc của phong cách lãnh đạo này là “Làm tốt được thưởng, làm dở bị phạt”. Nhà lãnh đạo theo phong cách này cần rạch ròi, rõ ràng trong mọi việc và phải xây dựng được một cơ chế thưởng, phạt công bằng, minh bạch.

Ưu điểm của phong cách này là có thể đảm bảo tính công bằng trong quá trình làm việc và giảm bớt những phàn nàn từ nhân viên. Nhưng, phong cách này có thể làm tiêu tan động lực của nhân viên nếu họ bị phạt vì những sai sót nhất thời hoặc vô ý.

2.8- Phong cách lãnh đạo thuyết phục

Với phong cách lãnh đạo này, nhà quản lý phải là người có khả năng thu hút người khác. Trong khi đó, đội ngũ nhân viên sẽ cảm thấy họ được truyền cảm hứng, động lực và năng lượng làm việc từ chính những lời nói cũng như hành động của sếp mình.

Ưu điểm của phong cách lãnh đạo này là sẽ tạo ra sự đồng lòng và tinh thần sẵn sàng cống hiến vì mục tiêu chung của nhân viên. Thế nhưng, không phải ai cũng có thể vận dụng phong cách lãnh đạo này. Bởi vì, rất ít người có sự thu hút bẩm sinh.

Nếu muốn trở thành nhà lãnh đạo có phong cách này, bạn sẽ phải rèn luyện kỹ năng, cử chỉ và tích luỹ thật nhiều kinh nghiệm từ thực tế.

3- Áp dụng phong cách lãnh đạo đó như nào cho hiệu quả

Mỗi phong cách lãnh đạo sẽ có những ưu, nhược điểm riêng, cũng không có phong cách hoàn hảo nhất hay tốt nhất. Nhưng một nhà lãnh đạo tài ba sẽ không tự giới hạn bản thân trong một phong cách duy nhất. Họ sẽ kết hợp và vận dụng linh hoạt các phong cách lãnh đạo theo từng tình huống để vận dụng tối ưu nguồn lực của doanh nghiệp.


>>>8 cách để trở thành nhà lãnh đạo thành công

Bạn có thể tham khảo một vài gợi ý dưới đây để biết cách vận dụng các phong cách lãnh đạo như thế nào cho hiệu quả.

+ Phong cách lãnh đạo độc đoán: phong cách lãnh đạo này thích hợp với giai đoạn đầu lúc mới thành lập đội nhóm, với nhân viên mới và trong các tình huống cần đưa ra quyết định trong thời gian ngắn.

+ Phong cách lãnh đạo dân chủ: phong cách này sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất trong trường hợp người quản lý đã hiểu rõ vấn đề nhưng cần thêm các ý kiến, thông tin từ cấp dưới để xử lý vấn đề đó. Hoặc đội nhóm phải tương đối ổn định về nề nếp và nhân sự, các thành viên đều nắm rõ công việc và cách thực công việc.

+ Phong cách lãnh đạo tự do: các nhà quản lý có thể áp dụng phương pháp này nếu nhân viên của họ có chuyên môn và năng lực làm việc độc lập tốt, hoặc họ có công cụ hiệu quả để kiểm soát tiến độ công việc của nhân viên.

+ Phong cách lãnh đạo dẫn đường: đây là phong cách phù hợp nhất khi đội ngũ của bạn vừa tiếp xúc với một dự án mới và cần được truyền lửa từ người dẫn đầu.

+ Phong cách lãnh đạo phục vụ: phong cách lãnh đạo này rất phù hợp cho những đội ngũ đang xuống tinh thần.

+ Phong cách lãnh đạo chuyển đổi: đây là phong cách rất phù hợp trong các công ty có tư duy phát triển. Phong cách này sẽ thúc đẩy nhân viên phát huy tối đa năng lực của họ.

Có thể thấy, các nhà lãnh đạo không thể sử dụng một phong cách lãnh đạo duy nhất cho tất cả nhân viên. Họ sẽ chọn được phong cách lãnh đạo phù hợp với từng nhóm nhân viên.

Những nhà quản lý thất bại trong việc quản lý nhân viên thường không ý thức được tầm quan trọng của việc vận dụng linh hoạt các phong cách lãnh đạo. Hệ quả là họ đặt ra yêu cầu quá cao với nhân viên hoặc không cho họ có đủ thời gian và không gian để sáng tạo và hoàn thành công việc.

Chính vì vậy, để khai thác hiệu quả nguồn lực sẵn có và mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp, các nhà quản trị cần phải hiểu rõ về các phong cách lãnh đạo khác nhau và cách thức để áp dụng chúng trong thực tiễn.

Hy vọng những thông tin Ms Uptalent chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu được những phong cách lãnh đạo dành cho nhà quản trị. Đồng thời bạn cũng biết cách áp dụng hiệu quả những phong cách lãnh đạo khác nhau trong việc quản lý nhân viên hoặc các đội nhóm. Chúc bạn thành công!

------------------------------------

HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: /
Website://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


Video liên quan

Chủ Đề