Khi nào bố trí thép cấu tạo cho đài cọc

là cách thiết kế, là 1 trong những cách bố trí khoa học. Nhưng vẫn có nhiều người không biết cách bố trí này. Dưới đây sẽ là kinh nghiệm về cách bố móng cọc này. Đọc bài viết này để hiểu thêm về vấn đề đang bàn luận này nhé.

Khái niệm về bố trí thép đài móng cọc

Bố trí thép đài móng cọc là 1 trong những cách bố trí khoa học, vừa giúp cho bê tông cốt thép được kết cấu vững chắc, vừa tiết kiệm được chi phí bỏ ra để mua nguyên vật tư sắt thép. Móng cọc còn được chia ra làm 2 loại là móng cọc đài thấp là loại móng cọc trong đó những cọc hoàn toàn chịu nén và không chịu tải trọng uốn. Móng được đặt sao cho lực ngang của móng phải cân bằng được cùng với áp lực bị động của đất theo độ sâu đặt móng. Móng cọc đài cao là loại móng cọc thứ 2 trong đó chiều sâu của móng nhỏ hơn chiều cao của cọc. Móng cọc chịu được cả 2 tải trọng uốn nén.

Đài móng cọc sẽ vững chắc và chắc và kiên cố hơn khi công trình được thực hiện bởi 1 đội ngũ có kinh nghiệm và làm đúng theo bản vẽ kỹ thuật đã được vạch sẵn ra trước khi tiến hành thi công. Việc gia công cốt thép cũng vô cùng quan trọng trong cách bố trí thép, chính vì thế đây là điểm cần được lưu ý nhất trong quá trình làm nền móng cọc cho công trình.

Việc gia công cốt thép của thiết kế bố trí thép đài móng cọc

Khi thực hiện gia công cốt thép cho đài móng cọc, ta phải thực hiện qua 4 bước dưới đây mà bất cứ cách bố trí thép đài móng cọc nào cũng phải thực hiện qua:

Sửa thẳng, đánh gỉ

Sửa thẳng các loại cốt thép theo đúng các hình dạng cụ thể để cho việc sử dụng chúng trong tạo hình đài móng cọc sẽ dễ dàng hơn, thông thường thì có 3 cách uốn được sử dụng nhiều nhất:

Sửa thẳng:

  • Bằng búa là các công nhân dùng búa đập các loại cốt thép nhỏ, cong để tạo hình.
  • Bằng máy uốn là khi các thanh thép được sử dụng có kích thướng lớn, cứng và không thể uốn cong bằng các biện pháp khác thì máy uốn sẽ là biện pháp được sử dụng để tránh trường hợp gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công.
  • Bằng tời là áp dụng cho thép cuộn, có thể dùng gấp nếu không có tời.

Đánh gỉ:

Biện pháp đánh bay các lớp gỉ trên thép, làm sạch bề mặt thép sẽ giúp tăng độ kết dính của bê tông và cốt thép.

  • Bằng bàn chải sắt là đánh lên bề mặt của mọi loại cốt thép.
  • Bằng sức người kéo qua các đống cát với nhiều hạt nhám là cách vệ sinh nhanh nhưng tốn sức người trong quá trình thực hiện.

Cắt và uốn thép

Thực hiện việc cắt, uốn thép theo từng kích thước có sẵn trong bản vẽ, thực hiện cắt bằng các công cụ, phương tiện hiện có như máy cắt, hàn xì, dao, tùy theo đường kính của các loại cốt thép mà nhà thầu sẽ sử dụng những biện pháp khác nhau. Việc uốn cũng vậy, uốn để thép có hình dạng đúng yêu cầu của bản thiết kế, thông thường người thi công sẽ sử dụng biện pháp uốn bằng tay, nhưng khi thép có kết cấu, độ cứng lớn thì sẽ thực hiện uốn bằng máy uốn.

Việc uốn thép phải được thực hiện 1 cách vô cùng cẩn thận với các thép được uốn có hình dạng giống nhau, tạo nên một sự liên kết vững chắc để giúp móng nhà kiên cố hơn.

Nối cốt thép

Trong việc bố trí thép đài móng cọc thì việc nối cốt thép dùng để nối các thanh thép đã được cắt, uốn ở trên thành 1 khối cơ bản theo đúng kích thước kỹ thuật có trong bản vẽ. Đây được gọi là thành phẩm cơ bản là đã thành hình trước khi đưa vào sử dụng.

Hàn, buộc cốt thép thành lưới, khung

Bước cuối cùng trong việc bố trí thép đài móng cọc là hàn, buộc cốt thép thành lưới và khung. Bước này là dùng các loại máy hàn, dây buộc thép buộc chặt các khối cốt thép lại với nhau, cố định, tăng cường kết cấu thép để từ đó đảm bảo được đúng tiêu chuẩn sử dụng, đưa vào làm nền nhà cho những công trình xây dựng đang thực hiện.

Bốn bước nhìn như là những thứ đơn giản, kiến thức cơ bản nhưng đều phải được thực hiện bởi các người thợ có chuyên môn, đảm bảo thép và cách thực hiện có thể cho ra những nền móng cọc đạt đủ tiêu chuẩn cho việc xây dựng.

Kết luận

Trên đây là bài viết chia sẻ kinh nghiệm về bố trí thép đài móng cọc mà chúng tôi gửi tới các bạn. Mong rằng qua bài viết này các bạn đã hiểu cách bố trí này là gì cũng như các bước để thực hiện.

Trong đài cọc BTCT, thép chịu lực nằm bên dưới để chịu được phản lực cọc, thế còn thép bên trên được tính như thế nào, bác nào có kinh nghiệm thì hướng dẫn giúp! Tôi vẫn xem thép bên trên là thép nhiệt độ[temperature bars] và lấy bằng 0.0018 BHo như một số tài liệu của Mỹ; Ho là chiều cao tính toán, B : lấy dãi đài cọc rộng 1m, chẳng hạn đài KT 1.2mx1.2m x 0.6m thì lấy diện tích thép bên trên là 0.0018x100x53 = 9.54 cm²/m. Như vậy có được không?

  • Thành viên nhiệt huyết
  • Tham gia ngày: Dec 2004
  • Bài gởi: 439

    Ðề: Cốt Thép Cho đài Cọc OK, thế là được rồi. Bạn hãy đưa bản vẽ lên xem thử.

    Ghi chú

  • Thành viên rất tích cực
  • Tham gia ngày: Nov 2004
  • Bài gởi: 246

    Ðề: Cốt Thép Cho đài Cọc Có cần thiết phải có bố trí thép Þ12a120 [9,54cm²/m] như trên không trong khi đài cọc cao chỉ có 0,6m? Như thế xem ra quá lãng phí. Xem ra đây là 1 vấn đề còn nhiều tranh cãi của các kỹ sư kết cấu đây. việc đặt thép phía trên đài cọc có nhiều thiết kế có và nhiều thiết kế có rất nhiều.

    Ghi chú

  • Thành viên nhiệt huyết
  • Tham gia ngày: Dec 2004
  • Bài gởi: 439

    Ðề: Cốt Thép Cho đài Cọc Không phải chỉ có vậy thôi đâu bạn thanhsonxd, còn phải xem lại chiều dài neo thép [longueur d'ancrage]. Thật vậy những thanh thép thường là phi 28, 32, đòi hỏi chiều dài neo rất lớn, không khéo thì nó đầy nghẹt thép lớp bên trên, do đó tôi có khuyên anh ấy post bản vẽ lên, có thí dụ cụ thể thì nói chuyện dễ hơn.

    Ghi chú

  • Trưởng ban Quản trị
  • Tham gia ngày: Aug 2004
  • Bài gởi: 1669

    Ðề: Cốt Thép Cho đài Cọc Theo quy định về BT khối lớn [có liên quan đến vấn đề nhiệt độ khi thủy hóa xi măng] thì nó phải có kích thước cạnh nhỏ nhất tối thiểu là 1 m. Đài cọc của bạn chỉ có chiều cao 0,6 m thi không cần đặt thép chống co ngót do nhiệt độ. Nhân tiện xin nói thêm về thép cấu tạo [chống nhiệt] không những ở mặt trên mà còn ở xung quanh đài. Các tài liệu VN thì khoomng thấy đề cập mà thường thì thép chủ bị cắt phựt ngay ở mép đài, thép trên và thép xung quanh đều không có đề cập. Tuy nhiên, theo các tài liệu nước ngoài thì họ có bố trí thép trên và thép xung quanh. Thép dưới họ còn bẻ quặt lên cho đủ neo. Thép vòng xung quanh họ đưa ra yêu cầu tối thiểu là Fi12a300 Điểm khác biệt này là do quan niệm về sơ đồ tính, Ta thì tính theo phương pháp thanh conson ngắn, Tây thì tính theo phương pháp thanh dàn. [Mời xem thêm tại đây: //www.ketcau.com/forum/showthread.php?t=599 và //www.ketcau.com/forum/showthread.php?t=509 [chỉnh sửa lại khái niệm BT khối lớn] Last edited by ketcaucdc; 01-12-2005, 12:13 PM. ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam [CDC]. Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

    Ghi chú

  • Thành viên rất tích cực
  • Tham gia ngày: Nov 2004
  • Bài gởi: 246

    Ðề: Cốt Thép Cho đài Cọc Trong TCXDVN 305 nêu điều kiện về thiết kế cốt thép chống nứt cho bê tông khối lớn như sau: Khi a [chiều dài cạnh nhỏ] và h [chiều cao cấu kiện] đến 1m: không cần cấu tạo thép chống nứt bê tông. Khi a [chiều dài cạnh nhỏ] và h [chiều cao cấu kiện] đến 2m: nên có thép cấu tạo chống nứt bê tông. Khi a [chiều dài cạnh nhỏ] và h [chiều cao cấu kiện] trên 2m: cần có thiết kế cốt thép chống nứt và biện pháp phòng nứt trong thi công.

    Ghi chú

  • Administrator
  • Tham gia ngày: Aug 2004
  • Bài gởi: 349 Ðề: Cốt Thép Cho đài Cọc Nguyên văn bởi thanhsonxd Trong TCXDVN 305 nêu điều kiện về thiết kế cốt thép chống nứt cho bê tông khối lớn như sau: Khi a [chiều dài cạnh nhỏ] và h [chiều cao cấu kiện] đến 1m: không cần cấu tạo thép chống nứt bê tông. Khi a [chiều dài cạnh nhỏ] và h [chiều cao cấu kiện] đến 2m: nên có thép cấu tạo chống nứt bê tông. Khi a [chiều dài cạnh nhỏ] và h [chiều cao cấu kiện] trên 2m: cần có thiết kế cốt thép chống nứt và biện pháp phòng nứt trong thi công. chuyển thêm hình vẽ để minh họa: Attached Files
  • ![Click image for larger version

    Name: anh.jpg Views: 726 Size: 28.4 KB ID: 148375][////i0.wp.com/ketcau.com/node/filedata/fetch?id=148375&type=thumb]

    Ghi chú

  • Trưởng ban Quản trị
  • Tham gia ngày: Aug 2004
  • Bài gởi: 1669

    Ðề: Cốt Thép Cho đài Cọc TA kiếm đâu ra cái đài cọc xấu thế, không phải bản vẽ của CDC. Mà mình vừa viết ở trên, đài dưới 1 m không cần đặt thép chống nhiệt mà. ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam [CDC]. Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

    Ghi chú

  • Thành viên
  • Tham gia ngày: Nov 2004
  • Bài gởi: 47

    Ðề: Cốt Thép Cho đài Cọc Nguyên văn bởi huycdc TA kiếm đâu ra cái đài cọc xấu thế, không phải bản vẽ của CDC. Mà mình vừa viết ở trên, đài dưới 1 m không cần đặt thép chống nhiệt mà. Cái đó ở chổ em anh Huy ạ!, em nhờ bác Tuấn Anh chuyển giúp

    Ghi chú

  • Thành viên
  • Tham gia ngày: Nov 2005
  • Bài gởi: 71

    Ðề: Cốt Thép Cho đài Cọc Nhân đây tôi có ý kiến như sau: Cốt thép ngàm vao bệ ấy, thông thường nó đươc bẻ ra ngoài khoảng 10 hay 15 độ gì đấy. Theo một số tài liệu bảo để thẳng tốt hơn. Các bác thấy thế nào?

    Ghi chú

  • Trưởng ban Quản trị
  • Tham gia ngày: Aug 2004
  • Bài gởi: 1669

    Ðề: Cốt Thép Cho đài Cọc Tôi thấy thép để cọc neo vào đài để thẳng hay bẻ xiên 10-15 độ chẳng ảnh hưởng gì đến chịu lực, cũng chẳng cái nào tốt hơn cái nào. Để thẳng càng dễ thi công, nhất là khi thép cọc có đường kính lớn. Theo sơ đồ tính thì cọc chỉ được liên kết vào đài bằng liên kết KHỚP nên neo ở đây cũng không quan trọng lắm. Còn Cột liên kết vào đài là liên kết NGÀM nên ta cần quan tâm hơn. ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam [CDC]. Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

    Ghi chú

  • Thành viên
  • Tham gia ngày: Nov 2004
  • Bài gởi: 47

    Ðề: Cốt Thép Cho đài Cọc Nguyên văn bởi huycdc Tôi thấy thép để cọc neo vào đài để thẳng hay bẻ xiên 10-15 độ chẳng ảnh hưởng gì đến chịu lực, cũng chẳng cái nào tốt hơn cái nào. Để thẳng càng dễ thi công, nhất là khi thép cọc có đường kính lớn. Theo sơ đồ tính thì cọc chỉ được liên kết vào đài bằng liên kết KHỚP nên neo ở đây cũng không quan trọng lắm. Còn Cột liên kết vào đài là liên kết NGÀM nên ta cần quan tâm hơn. Cảm ơn anh Huy, chú Thu và moị người đã góp ý.

    Ghi chú

  • Thành viên
  • Tham gia ngày: Nov 2004
  • Bài gởi: 98 Ðề: Cốt Thép Cho đài Cọc Tác dụng của cốt thép [thép trên và lòng đài] trong đài cọc đơn vẫn là câu hỏi vì theo một số tài liệu thì cốt thép không có khả năng chống co ngót nhiệt khi bê tông ninh kết, vì tại thời điểm này chưa hình thành lực dính kết giữa Bt và thép. Có thể là đặt thép cấu tạo để bảo đảm điều kiện muy min của cấu kiện BTCT. Có bác nào hiểu rõ giải thích giùm thì hay quá.

Chủ Đề