Khi nào không làm hợp nhất công ty liên kết năm 2024

Có hai loại báo cáo mà chắc chắn các nhà đầu tư cần biết đến đồng thời hiểu cách đọc, đó là báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính riêng lẻ. Vậy báo cáo tài chính hợp nhất, riêng lẻ là gì? Phân biệt hai báo cáo này như thế nào? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây!

Báo cáo tài chính hợp nhất là gì?

Báo cáo tài chính hợp nhất thường được các tập đoàn sử dụng

Báo cáo tài chính hợp nhất là loại báo cáo tài chính của cả một tập đoàn lớn [bao gồm công ty mẹ và các công ty con thành viên] được trình bày giống với báo cáo tài chính của một doanh nghiệp.

Các chủ thể trong báo cáo tài chính hợp nhất:

  • Tập đoàn: một công ty mẹ và nhiều công ty con.
  • Mối quan hệ: Các công ty con là doanh nghiệp chịu sự kiểm soát từ một doanh nghiệp khác [ở đây là công ty mẹ].

[Kiểm soát ở đây nghĩa là quyền chi phối các hoạt động và tài chính của doanh nghiệp, với mục đích thu về các lợi ích kinh tế]

Báo cáo tài chính riêng lẻ là gì?

Báo cáo tài chính riêng lẻ là loại báo cáo mà doanh nghiệp nào cũng có

Báo cáo tài chính riêng lẻ là báo cáo tài chính của một doanh nghiệp duy nhất, phản ánh tình hình tài chính [bao gồm tài sản, vốn chủ sở hữu, nợ phải trả] và tình hình hoạt động kinh doanh theo từng kỳ của doanh nghiệp đó.

Các nhà đầu tư thường sẽ dựa vào báo cáo tài chính riêng lẻ để xác định được khả năng sinh lời và thực trạng doanh nghiệp đó để xem xét xem có nên đầu tư không.

Phân biệt báo cáo tài chính hợp nhất và riêng lẻ

Điểm giống nhau

  • Mục đích: Hai loại báo cáo này đều được tổng hợp lại nhằm khái quát lại tình hình phát triển cũng như kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ sản xuất vừa qua.
  • Chủ thể: Báo cáo tài chính hợp nhất phải trình bày giống báo cáo tài chính riêng lẻ nghĩa là cả tập đoàn sẽ được coi như một doanh nghiệp.
    Phân biệt báo cáo tài chính hợp nhất và riêng lẻ như thế nào?

Điểm khác nhau

Báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính riêng lẻ khác nhau nhất ở hai điểm sau:

  • Bảng cân đối kế toán: Báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính riêng lẻ đều có bảng cân đối kế toán [gồm tài sản và nguồn vốn] tuy nhiên, tại bảng cân đối của mỗi báo cáo có điểm khác nhau ở một số tài khoản như sau: Báo cáo tài chính hợp nhất Báo cáo tài chính riêng lẻ – Không có tài khoản đầu tư vào công ty con.- Có tài khoản lợi thế thương mại.- Có tài khoản lợi ích của cổ đông thiểu số [nếu vốn mà công ty mẹ nắm giữ nhỏ hơn 100%] – Có tài khoản đầu tư vào công ty con.- Không có tài khoản lợi thế thương mại.- Không có tài khoản lợi ích của cổ đông thiểu số.
  • Thời điểm ghi nhận vốn chủ sở hữu
  • * Báo cáo tài chính hợp nhất: Ghi nhận tại ngày hợp nhất mà cổ đông công ty mẹ sở hữu ở công ty con.
    • Báo cáo tài chính riêng lẻ: Ghi nhận theo phương pháp vốn gốc nghĩa là khi chủ sở hữu không bỏ thêm vốn hoặc cũng không rút vốn.

Khi nào doanh nghiệp có cả báo cáo tài chính riêng lẻ và hợp nhất?

Để có cả hai loại báo cao tài chính thì doanh nghiệp đó cần sở hữu ít nhất một công ty con trở lên. Còn trong trường hợp, doanh nghiệp không hề sở hữu vốn của công ty con nào thì chỉ có báo tài tài chính riêng lẻ.

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp sở hữu vốn là công ty liên doanh, liên kết thì báo cáo tài chính không cần tổng hợp cả của công ty sở hữu. Công ty liên doanh chỉ cần ghi nhận đúng và đủ số tiền mua cổ phần. Và, nếu doanh nghiệp sở hữu vốn dưới 20% cổ phần thì khoản tiền đó sẽ được ghi nhận vào tài khoản đầu tư tài chính [tại thời điểm nhận được cổ tức].

Có thể nói hai loại báo cáo đều giúp nhà đầu tư nắm được tình hình tài chính của công ty đó như thế nào hoặc liệu đầu tư vào công ty đó có an toàn và sinh lời không? Và trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến hai loại báo cáo tài chính. Mong rằng bài viết trên giúp ích trong kế hoạch đầu tư của bạn. Hãy tiếp tục theo dõi DNSE để có thêm những kiến thức mới nhé!

Việc chuyển đổi Báo cáo tài chính lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam để công bố thông tin ra công chúng và nộp các cơ quan quản lý nhà nước được quy định tại Khoản 2 Điều 107 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp. Đề nghị doanh nghiệp căn cứ vào quy định nêu trên để xem xét việc chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam của công ty con có phù hợp với quy định hay không.

2. Về việc dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác

Điểm b khoản 1.1 và điểm a khoản 1.3 Điều 45 Thông tư số 200/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp có quy định:

“b] Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác: Là khoản dự phòng tổn thất do doanh nghiệp nhận vốn góp đầu tư [công ty con, liên doanh, liên kết] bị lỗ dẫn đến nhà đầu tư có khả năng mất vốn hoặc khoản dự phòng do suy giảm giá trị các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết.”

“a] Đối với các đơn vị được đầu tư là công ty mẹ, căn cứ để nhà đầu tư trích lập dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác là Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ đó. Đối với các đơn vị được đầu tư là doanh nghiệp độc lập không có công ty con, căn cứ để nhà đầu tư trích lập dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác là Báo cáo tài chính của bên được đầu tư đó”

Căn cứ vào quy định nêu trên, thì trường hợp bên nhận góp vốn [công ty con] bị lỗ dẫn đến khả năng bên đầu tư [công ty mẹ] có khả năng bị mất vốn hoặc suy giảm giá trị các khoản đầu tư vào công ty con thì bên đầu tư thực hiện trích lập dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác. Tuy nhiên, đối với trường hợp mà Quý độc giả mô tả thì công ty con đang hoạt động kinh doanh có lãi, việc phát sinh chênh lệch âm trên khoản mục “Chênh lệch tỷ giá hối đoái - Mã số 417” làm cho khoản mục “Vốn chủ sở hữu - Mã số 410” thấp hơn khoản mục “Vốn góp của chủ sở hữu - Mã số 411” là do chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng đồng ngoại tệ của công ty con sang Đồng Việt Nam, không phải là lỗ từ hoạt động đầu tư. Do đó, nếu Công ty mẹ có bằng chứng cho thấy không có khả năng mất vốn hoặc giá trị khoản đầu tư vào công ty con không có dấu hiệu bị suy giảm thì Công ty mẹ không thực hiện trích lập dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác.

Công ty mẹ không phải lập báo cáo tài chính hợp nhất khi nào?

Công ty mẹ sẽ không nộp báo cáo tài chính hợp nhất khi thỏa mãn các điều kiện sau: Công ty mẹ không phải là đơn vị có lợi ích công chúng. Công ty mẹ không phải là thuộc sở hữu Nhà nước, hoặc do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối.

Khi nào cần nộp BCTC hợp nhất?

- Báo cáo tài chính hợp nhất năm phải nộp cho chủ sở hữu và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm và được công khai trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

Phương pháp giá gốc là phương pháp gì?

Phương pháp giá gốc: Là phương pháp kế toán mà khoản đầu tư được ghi nhận ban đầu theo giá gốc, sau đó không được điều chỉnh theo những thay đổi của phần sở hữu của nhà đầu tư trong tài sản thuần của bên nhận đầu tư.

Ảnh hưởng đáng kể là gì?

- Ảnh hưởng đáng kể: Là quyền tham gia của nhà đầu tư vào việc đưa ra các quyết định về chính sách tài chính và hoạt động của bên nhận đầu tư nhưng không kiểm soát các chính sách đó.

Chủ Đề