Khi nào phải lập báo cáo tài chính hợp nhất năm 2024

- Báo cáo tài chính hợp nhất năm phải nộp cho chủ sở hữu và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm và được công khai trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

Công ty mẹ là đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất năm và công khai theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

- Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ phải nộp cho các chủ sở hữu và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán.

Công ty mẹ là đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán phải nộp và công khai Báo cáo tài chính giữa niên độ theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Thời hạn nộp và công khai báo cáo tài chính hợp nhất là khi nào? Nộp báo cáo tài chính hợp nhất ở đâu?

Trách nhiệm lập Báo cáo tài chính hợp nhất được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 5 quy định về nội dung này như sau:

Trách nhiệm lập Báo cáo tài chính hợp nhất
1. Kết thúc kỳ kế toán, công ty mẹ có trách nhiệm lập Báo cáo tài chính hợp nhất của cả tập đoàn, cụ thể:
a] Công ty mẹ là tổ chức niêm yết trên thị trường chứng khoán, công ty đại chúng quy mô lớn và công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất hàng năm và Báo cáo tài chính hợp nhất bán niên dạng đầy đủ, Báo cáo tài chính hợp nhất quý dạng tóm lược [được lập Báo cáo tài chính hợp nhất quý dạng đầy đủ nếu có nhu cầu].
b] Đối với công ty mẹ không thuộc các đối tượng tại điểm a nêu trên:
- Phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất năm dạng đầy đủ;
- Khuyến khích lập Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ dạng đầy đủ hoặc dạng tóm lược [nếu có nhu cầu].
2. Công ty mẹ không phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất khi thoả mãn tất cả những điều kiện sau:
a] Công ty mẹ không phải là đơn vị có lợi ích công chúng;
b] Công ty mẹ không phải là thuộc sở hữu Nhà nước hoặc do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối;
c] Công ty mẹ đồng thời là công ty con bị sở hữu bởi một công ty khác và việc không lập Báo cáo tài chính hợp nhất đạt được sự đồng thuận của các cổ đông, kể cả cổ đông không có quyền biểu quyết;
d] Công cụ vốn hoặc công cụ nợ của công ty mẹ đó không được giao dịch trên thị trường [kể cả thị trường trong nước, ngoài nước, thị trường phi tập trung [OTC], thị trường địa phương và thị trường khu vực];
đ] Công ty mẹ không lập hồ sơ hoặc không trong quá trình nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền để xin phép phát hành các loại công cụ tài chính ra công chúng;
e] Công ty sở hữu công ty mẹ đó lập Báo cáo tài chính hợp nhất cho mục đích công bố thông tin ra công chúng phù hợp với quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Theo đó, khi kết thúc kỳ kế toán, công ty mẹ có trách nhiệm lập Báo cáo tài chính hợp nhất của cả tập đoàn [trừ trường hợp đáp ứng điều kiện không phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất quy định tại khoản 2 Điều 5 ], cụ thể:

- Công ty mẹ là tổ chức niêm yết trên thị trường chứng khoán, công ty đại chúng quy mô lớn và công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất hàng năm và Báo cáo tài chính hợp nhất bán niên dạng đầy đủ, Báo cáo tài chính hợp nhất quý dạng tóm lược [được lập Báo cáo tài chính hợp nhất quý dạng đầy đủ nếu có nhu cầu].

- Đối với công ty mẹ không thuộc các đối tượng tại điểm a nêu trên:

+ Phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất năm dạng đầy đủ;

+ Khuyến khích lập Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ dạng đầy đủ hoặc dạng tóm lược [nếu có nhu cầu].

Nộp báo cáo tài chính hợp nhất tại đâu?

Theo Điều 7 quy định về nơi nộp báo cáo tài chính hợp nhất như sau:

Báo cáo tài chính hợp nhất năm và giữa niên độ [quý] phải nộp cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan thống kê và cơ quan cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy đăng ký kinh doanh, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán, cụ thể như sau:

[1] Cơ quan tài chính:

Tập đoàn, công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước do UBND cấp tỉnh thành lập phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất của cho Sở Tài chính.

Các Tập đoàn, công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho Bộ Tài chính [Cục Tài chính doanh nghiệp], trừ các trường hợp sau:

- Tập đoàn, công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực Ngân hàng, đầu tư tài chính nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho Bộ Tài chính [Vụ Tài chính Ngân hàng và các tổ chức tài chính].

Riêng Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước [SCIC]; Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng [DATC]; Tập đoàn Bảo Việt ngoài việc nộp báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định nêu trên còn phải nộp cho Cục Tài chính doanh nghiệp;

- Tập đoàn, công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực bảo hiểm nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho Bộ Tài chính [Cục Quản lý và giám sát Bảo hiểm];

- Tập đoàn, công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán.

[2] Công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước ngoài việc nộp báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều 7 còn phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho các đơn vị thực hiện quyền chủ sở hữu theo phân công, phân cấp tại Nghị định 10/2019/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung [nếu có].

[3] Cơ quan thuế và cơ quan thống kê:

- Tập đoàn, công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho Tổng cục Thuế, cơ quan thuế địa phương, Tổng Cục thống kê, cơ quan thống kê địa phương.

- Tập đoàn, công ty mẹ khác phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho cơ quan Thuế và cơ quan Thống kê địa phương.

[4] Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy đăng ký kinh doanh:

Công ty mẹ không thuộc sở hữu Nhà nước nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho cơ quan cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy đăng ký kinh doanh.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Khi nào cần nộp báo cáo tài chính hợp nhất?

Báo cáo tài chính hợp nhất năm phải nộp cho chủ sở hữu và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm và được công khai trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

Tại sao phải lập báo cáo tài chính hợp nhất?

Bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất được lập để giải thích thêm các thông tin về tài chính và phi tài chính, được căn cứ vào Bảng cân đối kế toán hợp nhất, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất và các tài liệu có liên quan trong quá trình hợp nhất Báo cáo tài chính.

Thời điểm lập báo cáo tài chính là khi nào?

Theo khoản 3 điều 29 Luật Kế toán 2015, thời hạn nộp báo cáo tài chính trong vòng 3 tháng, chậm nhất là sau 90 ngày, tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán mỗi năm theo quy định pháp luật.

Báo cáo tài chính hợp nhất và công ty mẹ là gì?

Báo cáo tài chính hợp nhất [Consolidated financial statements] là báo cáo được lập dựa trên cơ sở hợp nhất các báo cáo của công ty mẹ và công ty con nhằm cung cấp những thông tin về vấn đề kinh tế tài chính cho việc đánh giá tình hình kinh doanh của tập đoàn trong kỳ kế toán.

Chủ Đề