Khi nghiên cứu tế bào người người ta đã phát hiện ra hội chứng siêu nữ đó có

Trong khoảng 95% trường hợp, có thêm một nhiễm sắc thể 21 [trisomy 21], hầu như luôn có nguồn gốc từ mẹ. Những người bị hội chứng này có 47 nhiễm sắc thể.

5% số người mắc hội chứng Down có số lượng nhiễm sắc thể bình thường là 46, nhưng có một nhiễm sắc thể 21 chuyển đoạn với nhiễm sắc thể khác [kết quả là nhiễm sắc thể bất thường vẫn được tính là 1].

Chuyển đoạn phổ biến nhất là t [14; 21], trong đó một phần của nhiễm sắc thể 21 được gắn với nhiễm sắc thể số 14. Trong khoảng một nửa số người có chuyển đoạn t [14,21], cả hai bố mẹ đều có karyotype điển hình, cho thấy sự chuyển đoạn này là mới. Ở nửa còn lại, bố hoặc mẹ [hầu như luôn là người mẹ], mặc dù bình thường kiểu hình, chỉ có 45 nhiễm sắc thể, một trong số đó là t [14; 21]. Về mặt lý thuyết, cơ hội mà một người mẹ mang gen có con bị hội chứng Down là 1: 3, nhưng nguy cơ thực tế thấp hơn [khoảng 1:10]. Nếu cha là người mang gen, nguy cơ chỉ là 1:20.

Sự chuyển đoạn phổ biến nhất tiếp theo là t [21; 22]. Trong những trường hợp này, các bà mẹ mang gen có khoảng 1:10 nguy cơ có con bị hội chứng Down; nguy cơ ít hơn đối với người mang gen là bố.

Chuyển đoạn nhiễm sắc thể 21q21q, xảy ra khi nhiễm sắc thể 21 thêm vào một nhiễm sắc thể 21 khác, ít gặp hơn. Điều đặc biệt quan trọng là xác định xem cha mẹ là người mang gen hay là ở thể khảm, hay là chuyển đoạn 21q21q [ở thể khảm sẽ có một số tế bào bình thường và một số tế bào có 45 nhiễm sắc thể với sự chuyển đoạn 21q21q]. Trong những trường hợp như vậy, mỗi con của một người mang gen chuyển đoạn sẽ bị hội chứng Down hoặc chỉ có một nhiễm sắc thể 21 [sau này không phù hợp với cuộc sống]. Nếu cha mẹ là thể khảm, nguy cơ là tương tự, mặc dù những người này cũng có thể có con có nhiễm sắc thể bình thường.

Hội chứng Down thể khảm có lẽ là kết quả từ sự không phân bào [khi nhiễm sắc thể không di chuyển về 2 cực của tế bào] trong quá trình phân chia tế bào trong phôi. Những người mắc hội chứng Down thể khảm có hai dòng tế bào, một với 46 nhiễm sắc thể bình thường và một khác với 47 nhiễm sắc thể, bao gồm thêm một nhiễm sắc thể 21. Tiên lượng về trí tuệ và nguy cơ biến chứng y tế có thể phụ thuộc vào tỷ lệ tế bào trisomy 21 trong mỗi mô, bao gồm cả não. Tuy nhiên, trên thực tế, không thể dự đoán nguy cơ vì không thể xác định được karyotype trong mỗi tế bào trong cơ thể. Một số người bị hội chứng Down thể khảm có những dấu hiệu lâm sàng rất khó phát hiện và có thể có trí tuệ bình thường; tuy nhiên, ngay cả những người không được biết là thể khảm cũng có thể có những biểu hiện rất khác nhau. Nếu cha mẹ có dòng tế bào mầm là thể khảm trisomy 21, thì nguy cơ gia tăng đối với đứa trẻ thứ hai.

Hội chứng Klinefelter là hai nhiễm sắc thể X cộng với một Y, kết quả là một kiểu hình nam.

Hội chứng Klinefelter là rối loạn nhiễm sắc thể giới tính phổ biến nhất, xảy ra trong khoảng 1/500 trẻ trai sinh sống. Nhiễm sắc thể X thêm có nguồn gốc mẹ trong 60% trường hợp. Tế bào mầm không tồn tại trong tinh hoàn, dẫn đến giảm tinh trùng và androgens.

Những trẻ nam bị bệnh có xu hướng cao với cánh tay và chân dài không cân xứng. Họ thường có tinh hoàn nhỏ, chắc, và khoảng 30% có vú to.

Dậy thì thường xảy ra ở tuổi thông thường, nhưng thường râu mọc ít. Có xu hướng rối loạn việc học ngôn ngữ. Sự thay đổi lâm sàng là tốt, và nhiều nam giới 47, XXY có ngoại hình và trí tuệ bình thường. Sự phát triển tinh hoàn thay đổi từ các ống hyalin hoá không có chức năng đến một số ống có thể sản xuất tinh trùng; sự bài tiết hormon kích thích nang trứng tăng lên trong nước tiểu.

Thể khảm gặp ở khoảng 15% các trường hợp. Những người này vẫn có thể sinh sản. Một số người nam bị hội chứng này có 3, 4, và thậm chí 5 X nhiễm sắc thể cùng với Y. Khi số nhiễm sắc thể X tăng lên, mức độ tàn tật về trí tuệ và dị tật cũng tăng lên. Mỗi X phụ có liên quan đến giảm IQ 15 đến 16 điểm, với ngôn ngữ bị ảnh hưởng nhiều nhất, đặc biệt là kỹ năng ngôn ngữ biểu cảm.

Chẩn đoán

  • Chẩn đoán trước sinh thường được thực hiện khi xét nghiệm di truyền tế bào do những nguyên nhân khác ví dụ như khi tuổi mẹ lớn.

  • Sau sinh phát hiện dựa vào triệu chứng lâm sàng

  • Xét nghiệm di truyền tế bào làm bộ nhiễm sắc thể, FISH, và / hoặc phân tích phân tử nhiễm sắc thể

Chẩn đoán hội chứng Klinefelter nghĩ đến khi khám lâm sàng một trẻ vị thành niên có tinh hoàn nhỏ và vú to. Nhiều nam giới được chẩn đoán trong quá trình đánh giá vô sinh [có thể tất cả nam 47, XXY không ở thể khảm đều vô sinh].

Chẩn đoán xác định bởi phân tích di truyền tế bào [bộ nhiễm sắc thể, lai huỳnh quang tại chỗ, và / hoặc phân tích phân tử nhiễm sắc thể [CMA]].

Điều trị

  • Bổ sung testosterone

  • Tư vấn bảo tồn khả năng sinh sản ngay sau khi bắt đầu dậy thì

Người nam bị hội chứng Klinefelter cần được bổ sung testosterone suốt đời bắt đầy ở tuổi dậy thì để đảm bảo sự phát triển của các đặc tính tình dục nam, khối cơ, cấu trúc xương và hoạt động tâm thần xã hội tốt hơn.

Những trẻ bị hội chứng Klinefelter thường có được các lợi ích từ việc điều trị ngôn ngữ và lời nói và kiểm tra thần kinh học để hiểu về ngôn ngữ, đọc và thiếu hụt nhận thức.

Sau khi dậy thì, trẻ trai nên được tư vấn về việc bảo tồn khả năng sinh sản.

Hội chứng Turner là một rối loạn nhiễm sắc thể chỉ ảnh hưởng đến nữ giới. Nó liên quan đến việc thiếu một phần hoặc toàn bộ nhiễm sắc thể giới tính. Bệnh nhân mắc bệnh này sẽ có một nhiễm sắc thể X. tình trạng này có khả năng xảy ra chỉ ở 1 trên 2.000 người.

Đọc thêm:

>> Xét nghiệm NIPT Basic

>>Hội chứng Patau

  1. Biểu hiện hội chứng Turner[XO]

– Bệnh biểu hiện ngay giai đoạn trẻ em

  • Cơ thể thường ngắn hơn người bình thường khoảng 45cm.
  • Bàn tay bàn chân bị sung phù.
  • Cổ ngắn có nhiều nếp gấp, tai rụt.
  • Tim,thận bị khuyết tật.

– Biểu hiện khi trưởng thành

  • Cơ thể thấp bé hơn so với tuổi.
  • Khuôn mặt hình tam giác nhọn, cằm nhọn.
  • Nếp da ở mắt.
  • Cổ ngắn, tóc mọc thấp ở gáy.
  • Ngực và núm vú rộng.
  • Hai cánh tay khuỳnh rộng ra.
  • Vẹo cột sống.
  • Ngón tay thứ 4 và 5 thường ngắn.
  • Sắc tố da thẫm.
  • Cận, viễn loạn thị.
  • Cơ quan sinh dục không phát triển, không có khả năng sinh sản…

  1. Nguyên nhân gây ra hội chứng Turner [XO]

Đó là sự bất thường nhiễm sắc thể. Thông thường, một người có 46 nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào, được chia thành 23 cặp, trong đó một nửa số nhiễm sắc thể được thừa hưởng từ cha và một nửa từ mẹ. Những nhiễm sắc thể này chứa các gen quyết định các đặc điểm riêng biệt bao gồm chiều cao, màu mắt…, nữ giới thường có hai nhiễm sắc thể X [xx] nhưng ở nữ giới mắc hội chứng Turner chỉ có một nhiễm sắc thể X. Hội chứng Turner là kết quả của lỗi ngẫu nhiên trong phân chia tế bào xảy ra khi một tế bào người cha đang được hình thành

Hầu hết các trường hợp hội chứng Turner không được di truyền.

  1. Người có nguy cơ mắc hội chứng Turner:
  • Bé gái sơ sinh.
  • Trẻ sơ sinh có cha mẹ không có kế hoạch trong khi mang thai.
  1. Hướng điều trị hội chứng Turner [XO]

Mặc dù không có cách chữa trị hội chứng Turner, một số phương pháp điều trị có thể giúp giảm thiểu các triệu chứng,

  • Điều trị GH: GH được chỉ định cho bệnh nhân bị lùn khi tuổi xương

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề