Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo Bài 1

Chào bạn Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo trang 6

Giải bài tập SGK Khoa học tự nhiên 7 trang 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên của phần Mở đầu.

Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 1 trong sách giáo khoa Khoa học Tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải KHTN Lớp 7 Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên

Quan sát hình 1.1 và mô tả hiện tượng xảy ra, từ đó đặt ra câu hỏi cần tìm hiểu, khám phá.

Trả lời:

Hiện tượng quan sát được trong hình 1.1 là hiện tượng mưa tự nhiên.

Đặt câu hỏi: Nước trong các đám mây từ đâu mà có? tại sao mây có thể tạo thành mưa?

Câu 2

Quan sát Hình 1.2, phân loại động vật có đặc điểm giống nhau rồi xếp chúng vào từng nhóm.

Trả lời:

Phân loại động vật có đặc điểm giống nhau rồi xếp chúng vào từng nhóm:

  • Nhóm động vật có cánh: bồ nông, vịt.
  • Nhóm động vật ăn cỏ: voi, thỏ, tê giác, hươu cao cổ, ngựa vằn, trâu, hà mã.
  • Nhóm động vật ăn thịt: sư tử, cá sấu.

Câu 3

Kĩ năng quan sát và kĩ năng phân loại thường được sử dụng ở bước nào trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

Trả lời:

Kĩ năng quan sát và kĩ năng phân loại thường được sử dụng ở bước: Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.

Câu 4

Bảng dưới đây cho biết số liệu thu được khi tiến hành thí nghiệm đếm tế bào trên một diện tích thân cây. Em có thể sử dụng kĩ năng liên kết nào để xử lí số liệu và rút ra kết luận gì?

Trả lời:

Em có thể sử dụng các phép tính toán để xử lí số liệu.

  • Đổi 1cm2 = 100 mm2
  • Số tế bào ở thân cây chưa trưởng thành là: 36 x 5 x 100 = 18000 tế bào.
  • Số tế bào ở thân cây trưởng thành là: 36 x 10 x 100 = 36000 tế bào.
  • Kết luận: số tế bào ở thân cây trưởng thành gấp đôi số tế bào ở thân cây chưa trưởng. thành.

Câu 5

Kĩ năng liên kết và kĩ năng đo thường được sử dụng bước nào trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

Trả lời:

Kĩ năng liên kết và kĩ năng đo thường được sử dụng trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên ở bước:

  • Hình thành giả thuyết;
  • Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết;

Câu 6

Kĩ năng dự báo thường được sử dụng ở bước nào trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

Trả lời:

Kĩ năng dự báo thường được sử dụng trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên ở bước:

  • Hình thành giả tuyết
  • Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết

Câu 7

Em đã đứng trước lớp hay nhóm bạn để trình bày một vấn đề nào chưa? Em thấy bài thuyết trình của em còn những điểm gì cần khắc phục.

Trả lời:

Em đã từng đứng trước lớp để thuyết trình.

Bài thuyết trình của em cần khắc phục những điểm sau:

  • Khả năng diễn đạt vấn đề chưa tốt, còn quên nội dung trong quá trình thuyết trình.
  • Em còn chưa tự tin, chưa có sự kết hợp tốt giữa thuyết trình và diễn đạt ngôn ngữ cơ thể.

Câu 8

Dao động kí cho phép đọc được những thông tin nào?

Trả lời:

Chức năng của dao động kí là hiển thị đồ thị của tín hiệu điện theo thời gian. Căn cứ vào đó, ta biết được quy luật biến đổi của tín hiệu âm truyền tới theo thời gian.

Câu 9

Em hãy lựa chọn các cụ đo phù hợp để đo thời gian cho mỗi hoạt động sau và giải thích chọn đó.

a] Một người đi xe điểm A đến điểm B.

b] Một viên bi sắt động trên máng nghiêng.

Trả lời:

a] Sử dụng đồng hồ bấm giây.

Lí do: quãng đường đủ lớn nên sử dụng đồng hồ bấm giây.

b] Sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số.

Lí do: quãng đường viên bi chuyển động ngắn nên phải sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 1

Bài 1

Kĩ năng quan sát và kĩ năng dự đoán được thể hiện qua ý nào trong các trường hợp sau?

a] Gió mạnh dần, mây đen kéo đến, có thể trời sắp có mưa.

b] Người câu cá thấy cần câu bị uốn cong và dây cước bị kéo căng, có lẽ một con cá to đã cắn câu.

Trả lời:

a] Kĩ năng quan sát: Gió mạnh dần, mây đen kéo đến.

Kĩ năng liên kết: Gió lớn, mây đen là dấu hiệu cho thấy trời sắp mưa.

Kĩ năng dự báo: Có thể trời sắp có mưa.

b] Kĩ năng quan sát: Cần câu bị uốn cong và dây cước bị kéo căng.

Kĩ năng liên kết: Cần câu bị uốn cong và dây cước bị kéo căng là dấu hiệu cá lớn cắn mồi.

Kĩ năng dự báo: Có lẽ một con cá to đã cắn câu.

Bài 2

Cho một cốc nước ấm để trong điều kiện nhiệt độ phòng.

a] Em hãy lựa chọn các dụng cụ, thiết bị phù hợp có trong phòng thí nghiệm để xác định nhiệt độ, khối lượng và thể tích của nước trong cốc.

b] Sau 10 phút, nhiệt độ của nước trong cốc thay đổi thế nào?

c] Em đã sử dụng các kĩ năng nào để giải quyết các vấn đề trên?

Trả lời:

a] Sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ nước.

Sử dụng cân để đo khối lượng cốc nước.

Sử dụng cốc đong, ống đong để đo thể tích nước trong cốc.

b] Sau 10 phút cốc nước tỏa nhiệt ra môi trường, nhiệt độ cốc nước giảm dần.

c] Em đã sử dụng các kĩ năng: Quan sát, liên kết, dự báo, đo, để giải quyết các vấn đề trên.

Cập nhật: 05/07/2022

Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng soạn, trả lời câu hỏi & làm bài tập KHTN 7, từ đó đạt điểm cao trong các bài thi môn KHTN lớp 7 CTST.

Nội dung đang được cập nhật ....

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 7 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên lớp 7 bộ sách Chân trời sáng tạo [NXB Giáo dục].

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Mở đầu

  • Bài 1. Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên

Chủ đề 1. Nguyên tử - Nguyên tố hóa học - Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

  • Bài 2. Nguyên tử
  • Bài 3. Nguyên tố hóa học
  • Bài 4. Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Chủ đề 2. Phân tử

  • Bài 5. Phân tử - Đơn chất - Hợp chất
  • Bài 6. Giới thiệu về liên kết hóa học
  • Bài 7. Hóa trị và công thức hóa học

Chủ đề 3. Tốc độ

  • Bài 8. Tốc độ chuyển động
  • Bài 9. Đồ thị quãng đường - thời gian
  • Bài 10. Đo tốc độ
  • Bài 11. Tốc độ và an toàn giao thông

Chủ đề 4. Âm thanh

  • Bài 12. Mô tả sóng âm
  • Bài 13. Độ to và độ cao của âm
  • Bài 14. Phản xạ âm

Chủ đề 5. Ánh sáng

  • Bài 15. Ánh sáng, tia sáng
  • Bài 16. Sự phản xạ ánh sáng
  • Bài 17. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

Chủ đề 6. Từ

  • Bài 18. Nam châm
  • Bài 19. Từ trường
  • Bài 20. Từ trường Trái Đất - Sử dụng la bàn
  • Bài 21. Nam châm điện

Chủ đề 7. Trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật

  • Bài 22. Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
  • Bài 23. Quang hợp ở thực vật
  • Bài 24. Thực hành: Chứng minh quang hợp ở cây xanh
  • Bài 25. Hô hấp tế bào
  • Bài 26. Thực hành về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt
  • Bài 27. Trao đổi khí ở sinh vật
  • Bài 28. Vai trò của nước và các dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật
  • Bài 29. Trao đổi nước và các dinh dưỡng ở thực vật
  • Bài 30. Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật

Chủ đề 8. Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật

  • Bài 32. Cảm ứng ở sinh vật
  • Bài 33. Tập tính của động vật

Chủ đề 9. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

  • Bài 34. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
  • Bài 35. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
  • Bài 36. Thực hành chứng minh sinh trưởng và phát triển ở thực vật, động vật

Chủ đề 10. Sinh sản ở sinh vật

  • Bài 37. Sinh sản ở sinh vật
  • Bài 38. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật

Chủ đề 11. Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất

  • Bài 39. Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất

Video liên quan

Chủ Đề