Không box là gì

Khi bạn mua đồ trên mạng hay cửa hàng điều hay nghe đến thuật ngữ fullbox, vậy fullbox là gì? Bạn có biết fullbox có nghĩa gì không. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu được hàng full box là gì nhé.

Nội dung

  • 1 Fullbox là gì?
  • 2 Giày Full box là gì?
  • 3 Điện Thoại fullbox là gì? 
  • 4 Hàng nguyên Bản, hàng ZIN là gì?

Fullbox là gì?

Từ full box được dịch theo tiếng Anh có nghĩa là đầy hộp.

Fullbox là bao gồm tất cả những gì khi nhà sản xuất bán ra 1 sản phẩm mà đi kèm với nó là những phụ kiện của sản phẩm đó. Để hiểu rõ thêm về fullbox là gì, mình sẽ dùng giày full box và điện thoại full box đê phân tích cho bạn dễ hình dung nhé.

Giày Full box là gì?

Hiện nay trên thì trường giày thì giá giày từ vài trăm ngàn đến vài chục triệu đồng đều có cả. Khi bạn đi một đôi giày vài chục ngàn đến vài trăm ngàn thì chẳng ai nghĩ đến giày fullbox đâu. Chỉ có những đôi giày có thương hiệu nổi tiếng và mắc tiền thì thường mới có từ giày fullbox mà thôi.

Ví dụ: Bạn mua một đôi giày Nike – HyperAdapt 1.0 với giá khoảng 16 triệu, thì lúc đó bạn sẽ thấy giày fullbox là gì? Chúng ta cùng xem trong 1 đôi giày fullbox có gì nhé.

Hay như hộp giày fullbox độc đáo NMD_R1 Primeknit “Pitch Black” Rimowa [Giá tầm 6000$].

Điện Thoại fullbox là gì? 

Nhiều bạn cứ thắc mắc, hàng fullbox là gì. Hàng fullbox là hàng đầy đủ phụ kiện từ lúc khui hộp, không thêm, không bớt. Khui hộp ra, trong có cái gì, khi xài xong lại bỏ vào y như vậy và đầy đủ, thì gọi là Fullbox.

Hầu hết các điện thoại Hàn Quốc, mà pin có thể tháo rời được đều có tặng kèm thêm 1 cục pin rời và 1 cốc sạc pin rời. Trừ những máy nguyên khối thì mới không có pin rời và cốc sạc rời. Ngoài ra còn 1 số máy có thêm thẻ nfc, cây chọt sim, hộp đựng pin, viết, miếng dán…Túm lại đã là fullbox tức là có đầy đủ hết.

Bạn mua 1 cái điện thoại chưa khui hộp, thì đó gọi là chiếc điện thọai nguyên bản. Sau đó khui ra sử dụng, khi không sử dụng nữa nên cho hết vào hộp để bán lại [có rách có bể cũng cho hết vào đó] thì được gọi là chiếc điện thoại nguyên bản. Tức là nguyên vẹn cái bản ban đầu của nó, chưa qua sửa chữa, chưa qua thay đồ, chưa đổi chác, chưa chọt chẹt và chưa can thiệp gì hết.

Hàng nguyên Bản, hàng ZIN là gì?

Để hiểu như thế nào là hàng nguyên bản, hàng zin. Bạn xem qua 2 ví dụ sau đây nhé:

Ví dụ 1:

Giả sử, hiện tại mình đang có 2 cái điện thoại nguyên bản:

  • 1 chiếc thì phụ kiện còn rất mới, ít xài nhưng máy không xài case nên bị trầy
  • 1 chiếc thì phụ kiện lại cũ, máy dùng case, dùng kĩ nên còn rất mới không trầy xước.

Thế là mình lấy phụ kiện mới, kèm với cái máy mới và phụ kiện cũ tráo qua kèm với máy cũ. Khi đó mình sẽ có 2 bộ sản phẩm [1 bộ máy mới, phụ kiện mới tinh và 1 bộ cả máy và phụ kiện đều cũ]. Tất nhiên cả 2 máy đều đựng trong hộp cùng imei hay serial hết. Như vậy 2 cái máy đó được gọi là hàng nguyên ZIN.

Ví dụ 2:

Giả sử bây giờ mình có 2 cái điện thoại nguyên bản:

  • 1 cái bị trầy màn hình mà k trầy nắp lưng.
  • 1 cái trầy nắp lưng mà không trầy màn hình.

Thế là mình đổi cái nắp lưng để được 1 cái mới tinh và 1 cái trầy. Như vậy chúng không còn là hàng nguyên Bản nữa, mà được gọi là hàng Zin. Hàng Zin ở đây tức là hàng có xuất xứ từ chính hãng, chưa qua chọt chẹt, chưa qua sửa chữa.

Tóm lại cả 2 loại hàng, Nguyên bản và Zin. Cả 2 đều có chất lượng tương đương nhau, nên cũng không cần phân biệt đâu là nguyên Zin đâu là nguyên Bản. Hàng nguyên Bản thì bạn phải mua hàng chưa khui, tự bóc tem thì mới có được nguyên bản, nhưng cũng không cần thiết vì nguyên Zin hay Nguyên bản cũng đều như nhau, đều là hàng của nhà máy, của hãng. Và nó có chất lượng của hãng.

Ví dụ: Hàng LG thì có chất lựơng của hãng LG, SS thì có chất lựơng của SS…. Chứ không có cái loại hàng nào mà “cực chất, siêu chất, chất lượng hoàn hảo” các bạn ạ. Mình đã có can thiệp gì vô cái địên thoại đâu mà mình hét nó là cực chất. Mà nó chất cỡ nào thì đó là chất lượng của Hãng.

Hàng nguyên Zin hay hàng nguyên Bản, thì chất lượng đều là của hãng. Mình khuyên các bạn nếu đã có ý định mua smartphone [đâu phải ít tiền đâu] thì nên bỏ thêm tí tí nữa, tầm khoảng thêm 10% nữa, để mua luôn một em fullbox và nguyên Zin nhé. Tuyệt đối không nên dùng phụ kiện lô, phụ kịên rời mua lẻ tẻ.

Hy Vọng qua bài viết trên giúp bạn hiểu được từ fullbox là gì, và tìm kiếm được món hàng fullbox vừa ý mình.

Chủ Đề