Khu đông dân cư đi tốc độ bao nhiêu

Dưới đây là quy định cụ thể về tốc độ cho phép của các loại xe khi tham gia giao thông trong khu vực dân cư và ngoài khu vực dân cư.

Tốc độ cho phép của các loại xe được quy định tại Thông tư 31/2019/TT-BGTVT. Ảnh minh họa: LĐO

Tốc độ cho phép của các loại xe khi tham gia giao thông được quy định tại Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ, cụ thể như sau:

Trong khu vực đông dân cư

Đường đôi; đường một chiều có từ 02 làn xe cơ giới trở lên: Tối đa là 60km/h.

Đường hai chiều; đường một chiều có 01 làn xe cơ giới: Tối đa là 50km/h.

Ngoài khu vực đông dân cư

Với xe ôtô con, xe ôtô chở người đến 30 chỗ [trừ xe buýt]; ôtô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn:

- Tối đa 90 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;

- Tối đa 80km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.

Với xe ôtô chở người trên 30 chỗ [trừ xe buýt]; ôtô tải có trọng tải trên 3,5 tấn [trừ ôtô xi téc]:

- Tối đa 80 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;

- Tối đa 70km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.

Với ôtô buýt; ôtô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ôtô chuyên dùng [trừ ôtô trộn vữa, ôtô trộn bê tông]:

- Tối đa 70 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;

- Tối đa 60km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.

Với ôtô kéo rơ moóc; ôtô kéo xe khác; ôtô trộn vữa, ôtô trộn bê tông, ôtô xi téc:

- Tối đa 60 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;

- Tối đa 50km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận

Tin nổi bật

Điều động, bổ nhiệm, bầu bổ sung nhân sự chủ chốt ở Hà Nội, TPHCM và 6 tỉnh

Tuần qua [từ ngày 4.12 đến 8.12], Hà Nội , TPHCM, Cao Bằng, Quảng Ninh, Bình Thuận, Phú Yên, Lâm Đồng và Đồng Nai đã triển khai các quyết định...

Tốc độ tối đa của xe máy trong khu vực đông dân cư: Đối với đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: 60 km/h. Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: 50 km/h.

Tốc độ tối đa của xe máy ngoài khu vực đông dân cư: Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: 70 km/h. Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: 60 km/h.

Tốc độ tối đa của xe gắn máy: Tốc độ tối đa của xe gắn máy khi tham gia giao thông là không quá 40 km/h.

Mỗi loại xe được quy định về tốc độ tối đa khác nhau. [Ảnh minh họa]

Tốc độ tối đa của xe ô tô khi tham gia giao thông

Tốc độ tối đa của xe ô tô trong khu vực đông dân cư [trừ đường cao tốc]: Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: 60 km/h. Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: 50 km/h.

Tốc độ tối đa của xe ô tô ngoài khu vực đông dân cư [trừ đường cao tốc]:

Tốc độ tối đa của xe ô tô trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h.

Mức xử phạt chạy quá tốc độ

Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với ô tô

- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h [Điểm a Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP].

- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h [Điểm i Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi tại điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP].

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 02 tháng đến 04 tháng [Điểm b Khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP].

Chủ Đề