Khủng hoảng thị trường chứng khoán 2008

Khủng hoảng thị trường chứng khoán 2008

Chỉ số FTSE All-World đang có chuỗi giảm giá hàng tuần lớn nhất kể từ giữa năm 2008, bằng với khoảng thời gian sụt giảm mạnh trước khi cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn dẫn đến sự sụp đổ thảm khốc của Lehman Brothers.

Chỉ số FTSE All-World đã giảm 2,2% trong tuần này, trong khi chỉ số S&P 500 giảm 2,4% và Nasdaq Composite giảm 2,8%.

Mặc dù sự phục hồi nhẹ vào phiên giao dịch ngày thứ Sáu (13/5) giúp chỉ số S&P 500 tránh rơi vào một thị trường gấu chính thức (khi một chỉ số giảm 20% so với mức cao gần đây), nhưng rất ít nhà đầu tư cho rằng chuỗi biến động giảm mạnh sẽ sớm kết thúc.

Matt Stucky, Giám đốc danh mục đầu tư tại Northwestern Mutual Wealth Management quản lý 237 tỷ USD cho biết: “Khi các chuyển động thất thường như thế này, thật sự nguy hiểm nếu cố gắng thăm dò thị trường. Thực sự, nó sẽ sôi sục về việc liệu nền kinh tế Mỹ có suy thoái một năm kể từ bây giờ hay không”.

Những nỗ lực của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) nhằm chống lạm phát với lãi suất cao hơn đã gây áp lực lên thị trường chứng khoán kể từ đầu năm. Lợi tức trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng gần gấp đôi kể từ đầu năm, điều này làm giảm sự hấp dẫn tương đối của các tài sản rủi ro hơn như cổ phiếu và ảnh hưởng đến việc định giá trái phiếu doanh nghiệp.

Số lượng cổ phiếu ở Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong 52 tuần đã vượt qua 4.100 vào một thời điểm trong tuần này, là mức cao nhất kể từ tháng 3/2020. Phần lớn các cổ phiếu trong chỉ số Russell 3000 giảm gần 40% so với mức cao nhất trong tuần trong 52 tuần.

Tuần này, ngay cả những ngành thường được hưởng lợi từ lãi suất cao hơn cũng chịu áp lực. Chỉ số S&P 500 của nhóm ngành tài chính đã giảm 3,6% khi các nhà đầu tư đặt cược rằng, việc bổ sung vào biên lợi nhuận của các ngân hàng sẽ nhiều hơn được bù đắp bởi sự gia tăng các khoản nợ vỡ nợ trong thời kỳ suy thoái.

Chủ tịch Fed Jerome Powell hồi đầu tháng nhấn mạnh ngân hàng trung ương “sẽ không do dự” nếu cần thực hiện các biện pháp cực đoan để kiểm soát lạm phát và cảnh báo việc kiềm chế lạm phát sẽ gây ra “một số nỗi đau”.

Dữ liệu mới cho thấy mức tăng giá hầu như không chậm lại trong tháng 4, do đó làm tăng thêm lo ngại rằng Fed sẽ không thể đạt được "hạ cánh mềm" để tránh sự suy giảm kinh tế.

Florian Ielpo, Giám đốc danh mục đầu tư đa tài sản tại Lombard Odier cho biết: “Chỉ có một cách thoát khỏi thời kỳ lạm phát này mà chúng ta đang trải qua và đó là sự suy thoái trong hoạt động kinh tế”.

Ngoài mối lo ngại kinh tế Mỹ sẽ suy thoái, tình hình thị trường chứng khoán toàn cầu đã trở nên trầm trọng hơn bởi các bản cập nhật dữ liệu kinh tế thất vọng từ Trung Quốc, quốc gia đang phải vật lộn để ngăn chặn sự bùng phát của Covid mà không thể không gây tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tế của mình. Tuy nhiên, chỉ số CSI 300 đã phục hồi trong tuần này, cũng như chỉ số Stoxx 600 của châu Âu vốn ít bị chi phối bởi các công ty công nghệ hơn so với thị trường Mỹ cũng phục hồi nhẹ trong tuần này.

Một số nhà đầu tư lạc quan rằng, phần lớn bất kỳ cuộc suy thoái tiềm ẩn nào hiện đã được phản ánh vào giá tài sản. Quỹ đầu tư T Rowe Price quản lý tài sản 1.400 tỷ USD đã dần dần xây dựng kịch bản tăng tỷ trọng cổ phiếu và cơ cấu danh mục chuyển từ một số cổ phiếu thuộc các lĩnh vực phòng thủ sang các lĩnh vực công nghiệp và chất bán dẫn.

“Thị trường đang định giá với khả năng rất cao là một sự kiện rất xấu xảy ra; nếu không, một số cổ phiếu theo chu kỳ đó sẽ ồ ạt đánh giá lại cao hơn và nếu điều đó xảy ra, chúng đã tái định giá rất nhiều”, David Giroux, Giám đốc danh mục đầu tư của T Rowe cho biết.

Ông David Giroux dự đoán, thị trường sẽ tiếp tục biến động trong ngắn hạn, nhưng sẽ lạc quan hơn về triển vọng dài hạn.

“Nếu bạn chờ đợi sự chắc chắn quay trở lại, khi tất cả đều rõ ràng, bạn sẽ mua những thứ đã tăng giá 30%”, ông nhận định.

Vũ Duy Bắc
Theo FT

NDĐT - Ngày 30-12, tại Hà Nội, Câu lạc bộ Nhà báo Chứng khoán chính thức công bố 10 sự kiện chứng khoán nổi bật năm 2008, do các thành viên của câu lạc bộ - những nhà báo chuyên viết về lĩnh vực chứng khoán đến từ hơn 20 cơ quan báo chí trên toàn quốc - bình chọn.

10 sự kiện chứng khoán tiêu biểu năm 2008 là:

1. Lần đầu tiên chỉ số giá chứng khoán giảm gần 70% trong một năm

Năm 2008, diễn biến thị trường chứng khoán (TTCK) VN xấu nhất trong suốt hơn 8 năm hoạt động. Chỉ số giá chứng khoán của cả hai sàn giảm mạnh: HaSTC-Index ở dưới mức 100 điểm vào ngày 27-11.

So với thời điểm đầu năm 2008, HaSTC-Index và VN-Index giảm tương ứng 67,2% và 66,9%. Trước đó, vào năm 2003, chỉ số chứng khoán từng giảm xuống mức thấp nhất 139 điểm, nhưng mức giảm của VN-Index trong năm này thấp hơn nhiều so với năm 2008.

Ðể phục hồi thị trường, ngay từ đầu năm, cơ quan quản lý đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó, có những giải pháp khiến dư luận kỳ vọng nhiều rồi lại thất vọng không ít như: cho phép Tổng Cty Ðầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) mua vào cổ phiếu, thu hẹp biên độ rồi lại nới rộng biên độ...

2. IPO thành công Vietinbank

Ngày 25-12 với giá trúng thầu bình quân 20.265đ/CP, Vietinbank đã tạo ra một tiền lệ về giá IPO của một DN lớn khi mức khởi điểm chỉ là 20.000đ/CP. Mức giá này chỉ bằng 1/5 so với giá khởi điểm đấu giá cổ phiếu Vietcombank một năm trước đó.

Cùng với sự xuống dốc của TTCK, năm 2008 cũng đánh dấu một năm thất thu của hoạt động CPH và phát hành tăng vốn của khối DN khi rất nhiều đợt IPO đã thất bại do không đủ số lượng nhà đầu tư đăng ký mua. Rất nhiều DN niêm yết cũng đã huỷ kế hoạch phát hành tăng vốn.

3. Sự kiện BBT báo động tình trạng lỗ thật lãi giả

Ngày 11-7 CP BBT của Cty Bông Bạch Tuyết đã phải tạm dừng giao dịch do thua lỗ trong hai năm liên tiếp và đứng trên bờ vực phá sản. Ðiều nghiêm trọng nhất là việc thua lỗ của BBT cho đến năm 2008 mới bộc lộ, do sự thiếu trách nhiệm của công ty kiểm toán khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính.

Sự kiện BBT lỗ thật vẫn báo cáo lãi bị phát hiện trong năm 2008 đã báo động tình trạng thiếu minh bạch về hoạt động kiểm toán và công bố thông tin của DN niêm yết.

Năm 2008 cũng là năm đầu tiên nhiều nhân viên kiểm toán bị cấm hoạt động kiểm toán trên TTCK do những sai phạm trong khi kiểm toán cho DN niêm yết và công ty đại chúng.

4. Từ 1-10, tách bạch tài khoản tiền gửi của nhà đầu tư tại CTCK

Ngày 1-10 là hạn chót để các CTCK phải thực hiện tách bạch tiền gửi của nhà đầu tư bằng cách chuyển khoản này cho ngân hàng quản lý. Tuy nhiên theo báo cáo của UBCKNN, hiện mới có 77 Cty thực hiện yêu cầu này. Tách bạch tài khoản tiền là giải pháp tăng cường sự minh bạch trong hoạt động kinh doanh và dịch vụ của các CTCK khi nhiều vụ việc lợi dụng tiền và CK của nhà đầu tư tại một số CTCK bị phanh phui.

5. Thị trường UPCOM đã có khung pháp lý

Ngày 20-11, Bộ Tài chính đã ban hành Quy chế Tổ chức và quản lý giao dịch CK của Cty đại chúng chưa niêm yết (gọi tắt là thị trường UPCOM) của TTGDCK Hà Nội (HASTC). Như vậy, sau gần 2 năm chờ đợi kể từ khi Luật Chứng khoán có hiệu lực thi hành, khung pháp lý cho thị trường này đã hoàn tất.

Việc khởi động thị trường UPCOM được kỳ vọng sẽ từng bước thu hẹp thị trường tự do, nâng cao tính minh bạch, công khai và an toàn trong các giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên, việc vận hành thị trường đăng ký giao dịch vẫn gặp trở ngại lớn trong việc xác định tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.

6. Năm 2008, hàng trăm doanh nghiệp bị xử phạt

Trong năm 2008, UBCKNN đã ban hành 136 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức và cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và TTCK.

Tổng số tiền phạt nộp vào Ngân sách nhà nước trong năm 2008 là 4,235 tỷ đồng. Trong đó, có 106 vi phạm liên quan đến các quy định về công ty đại chúng, chào bán chứng khoán ra công chúng; vi phạm quy định về chế độ báo và công bố thông tin của công ty đại chúng, công ty niêm yết (chiếm 77,94%). 19 vi phạm liên quan quy định về giao dịch chứng khoán như giao dịch giả tạo; thao túng thị trường; thực hiện giao dịch chứng khoán mà không báo cáo của các cổ đông nội bộ công ty niêm yết (chiếm 13,97%) và 11 vi phạm các quy định về hoạt động kinh doanh chứng khoán của các công ty chứng khoán; vi phạm quy định về chế độ báo và công bố thông tin của công ty chứng khoán (chiếm 8,09%).

Năm 2008 cũng là năm mà lần đầu tiên TTCKVN ghi nhận việc DN cổ phần đầu tiên bị phạt do không thực hiện nghĩa vụ đăng ký Cty đại chúng với UBCKNN.

Nhiều cá nhân cũng bị phạt về hành vi lũng đoạn thị trường với số tiền lên tới 100 triệu đồng.

7. Tranh luận về luật thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với đầu tư chứng khoán

Xuyên suốt hoạt động của TTCK năm 2008 là những bàn luận về một sắc thuế mới, thuế thu nhập từ đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân. Hàng nghìn ý kiến phản đối hoặc đồng thuận đã được đăng tải trên các mặt báo, nhưng vào thời điểm cuối cùng của năm 2008, việc thu hay không thu khoản thuế này vẫn không được cơ quan có thẩm quyền trả lời dứt khoát.

Luật Thuế thu nhập cá nhân sẽ có hiệu lực kể từ 1-1-2009 và cũng từ thời điểm này nhà đầu tư cá nhân trên TTCK sẽ phải nộp thuế thu nhập.

8. Xuất hiện nhiều tin đồn

Năm 2008 xuất hiện rất nhiều tin đồn thất thiệt liên quan đến các lãnh đạo DN, ảnh hưởng không tốt tới thị trường. Để chấn chỉnh thông tin liên quan đến TTCK, một trong những giải pháp được Chính phủ đưa ra nhằm bình ổn thị trường là các cơ quan chức năng phải phối hợp với báo chí để cung cấp thông tin chính xác.

9. Ngày 2-12, CTCK Asean họp để bàn việc giải thể

Lần đầu tiên trong lịch sử hơn 8 năm hoạt động của TTCK, một công ty chứng khoán đã chính thức họp bàn để tính việc... giải thể. Ðây chỉ là một ví dụ về tác động từ sự suy giảm của TTCK khiến các CTCK gặp rất nhiều khó khăn.

Hàng loạt Cty thực hiện cắt giảm nhân sự, thậm chí có Cty cắt giảm tới 75% nhân sự. Ðây cũng là cảnh báo về việc có quá nhiều CTCK tham gia thị trường và hoạt động thành lập CTCK một cách phong trào và bùng phát.

Từ tháng 5-2008, UBCKNN đã tạm ngừng nhận mới hồ sơ xin cấp phép công ty chứng khoán và chỉ tập trung thẩm định hồ sơ cấp phép đối với những công ty đã nộp hồ sơ trước tháng 5-2008. Tính đến hết 12-2008, số lượng công ty chứng khoán là 102 công ty, trong đó có 24 công ty được cấp phép trong năm 2008.

10. TTCK Việt Nam “đồng điệu” cùng TTCK Mỹ

Một sự kiện thú vị được phát hiện trong cơn khủng hoảng tài chính toàn cầu là lần đầu tiên TTCK Việt Nam có diễn biến đồng điệu với TTCK Mỹ trong một thời gian khá dài kể từ ngày 15-9-2008. Nhà đầu tư Việt Nam thay vì nhìn vào báo cáo tài chính, chỉ số VN-Index, đã chuyển sang quan tâm đặc biệt đến diễn biến lên xuống của chỉ số chứng khoán Mỹ và chỉ số chứng khoán toàn cầu.

Hiện tượng "Mỹ hóa" TTCK này được giải thích là cuộc khủng hoảng tài chính tài Mỹ có ảnh hưởng lớn đến các TTCK toàn cầu, trong đó có Việt Nam, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO.

Tuy nhiên, càng về cuối năm, nhà đầu tư Việt Nam có phần bình tâm và độc lập hơn trong các giao dịch chứng khoán so với TTCK Mỹ. Hiện nay, hầu hết các chuyên gia vẫn cho rằng, khả năng phục hồi của TTCK Việt Nam năm 2009 phụ thuộc chủ yếu vào 2 yếu tố: thứ nhất, nội lực của DN Việt và thứ hai là sự phục hồi của các TTCK chủ chốt trên thế giới, đặc biệt là TTCK Mỹ.

* Có thể nói năm 2008, TTCK Việt Nam có diễn biến xấu nhất trong suốt hơn 8 năm đi vào hoạt động.

* Chỉ số giá CK của cả hai sàn giảm mạnh: Hastc -Index có thời điểm xuống dưới mức 100 điểm (ngày 27-11). So với thời điểm đầu năm 2008, HaSTC-Index và VnIndex giảm tương ứng 67,2% và 66,9%.

* Việc huy động vốn qua TTCK giảm tới 75 - 80% và cả 3 kênh: phát hành tăng vốn của doanh nghiệp, cổ phần hóa, phát hành trái phiếu đều sụt giảm mạnh so với năm trước;

* Tính thanh khoản - khối lượng giao dịch giảm khoảng 70% so với năm trước…