Kiến thức chung thi Kho bạc nhà nước

Đề thi trắc nghiệm ôn thi công chức kho bạc nhà nước gồm 20 câu về Cơ cấu tổ chức kho bạc nhà nước, luật ngân sách, luật kế toán. Làm và chấm điểm online

1. Đợi đến khi đến thời gian làm bài 2. Click vào nút "Bắt đầu làm bài" để tiến hành làm bài thi 3. Ở mỗi câu hỏi, chọn đáp án đúng

4. Hết thời gian làm bài, hệ thống sẽ tự thu bài. Bạn có thể nộp bài trước khi thời gian kết thúc bằng cách nhấn nút Nộp bài
Mặc dù câu hỏi và lời giải đã được biên soạn và kiểm tra kỹ lưỡng nhưng trong quá trình thực hiện có thể có sai sót. Mọi đóng góp ý kiến về nội dung và đáp án xin vui lòng comment ngay dưới từng đề thi hoặc inbox Fanpage. Xin trân trọng cảm ơn !

Đề thi mới hơn

Đề thi cũ hơn

Các nội dung cụ thể:

NỘI DUNG CỦA TÀI LIỆU

Phần I [Gồm 4 chuyên đề]: Hiểu biết chung về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội; quản lý hành chính nhà nước; công chức, công vụ

* Chuyên đề 1: Một số nội dung cơ bản về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy nhà nước

– Hiến pháp năm 2013

– Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi 2019

– Luật Tổ chức chính phủ năm 2015, sửa đổi 2019

– Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

– Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ

– Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014

* Chuyên đề 2: Văn bản, soạn thảo văn bản

– Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015

– Nghị định số 34/2016/NĐ-CP của Chính phủ

– Nghị định 30/2020/NĐ-CP Về công tác văn thư

– Nghị định 110/2004/NĐ-CP

– Nghị định 09/2010/NĐ-CP

* Chuyên đề 3: Cán bộ, công chức; công vụ và kỷ luật; kỷ cương công vụ

– Luật Cán bộ, công chức năm 2008

– Luật Cán bộ, công chức sửa đổi năm 2019

– Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ

– Nghị định số 138/2020/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức [Thay thế cho Nghị định số 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ]

– Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ

– Nghị định số 112/2020/NĐ-CP của Chính phủ : Về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức [ Thay thế cho Nghị định số 34/2011/NĐ-CP]

– Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018

– Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước

– Quyết định số 03/2017/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 của Bộ Nội vụ

– Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ

– Nghị định số 90/2020/NĐ-CP của Chính phủ : Về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức

* Chuyên đề 4: Cải cách hành chính

– Nghị quyết số 76/NQ-CP của Chính phủ : Ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030

– Quyết định số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015

– Nghị quyết số 45/2016/NQ-TTg ngày 19/10/2016

– Quyết định số 559/QĐ-TTg ngày 24/4/2017

– Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010

– Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013

– Nghị định số 92/2017/NĐ-CP

– Nghị định 61/2018/NĐ-CP Về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính

Phần II: Kiến thức quản lý nhà nước về kinh tế, tài chính

Chuyên đề 1: Quản lý nhà nước về Kinh tế:

– Luật Đầu tư số 61/2020/QH14

– Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14

– Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về Đăng ký kinh doanh

– Luật Cạnh tranh số 23/2018/QH14

– Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14

– Luật Giá số 11/2012/QH13

– Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13

– Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13

– Luật Quản lý nợ công số 20/2017/QH14

Chuyên đề 2: Các quy định về kế toán – Tài chính:

– Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13.

– Luật Quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14.

– Luật Phí và lệ phí số 97/2015/QH13.

– Luật Kế toán số 88/2015/QH13.

– Nghị định 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước.

– Thông tư 62/2020/TT-BTC ngày 22/06/2020 hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ NSNN qua KBNN.

– Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.

– Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

– Nghị định số 151/NĐ-CP ngày 26/12/2017 hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

–  Nghị định số 45/2017/NĐ-CPngày 21/04/2017 quy định chi tiết việc lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm.

– Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 hướng dẫn Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp.

– Thông tư số 99/2018/TT-BTC ngày 01/11/2018 hướng dẫn lập báo cáo tài chính tổng hợp của đơn vị kế toán nhà nước là đơn vị kế toán cấp trên.

– Thông tư số 137/2017/TT-BTC ngày 25/12/2017 quy định xét duyệt, thẩm định, thông báo và tổng hợp quyết toán năm.

– Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31/12/2017 quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc thiết bị.

Phần III: chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc nhà nước [KBNN]

– Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính

– Quyết định số 1618/QĐ-BTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

– Quyết định 4526/QĐ-KBNN của Kho bạc Nhà nước về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước thuộc huyện, quận, thị xã, thành phố và Kho bạc Nhà nước khu vực trực thuộc Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Câu 1: Điều nào dưới đây không phải chính sách về đầu tư kinh doanh của Nhà nước quy định trong Luật Đầu tư số 61/2020/QH14:

a. Nhà đầu tư có quyền tự do thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh;

b. Nhà đầu tư bị đình chỉ, ngừng, chấm dứt hoạt động đầu tư kinh doanh nếu hoạt động này gây phương hại hoặc có nguy cơ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia.

c. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư.

d. Nhà nước đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư; có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế.

Câu 2: Theo Luật Đầu tư số 61/2020/QH14, hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh [BCC] là:

a. là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật

b. là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm, có hoặc không thành lập tổ chức kinh tế.

c. là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.

d. là hợp đồng được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài để tiến hành sản xuất kinh doanh, phân chia lợi nhuận trên cơ sở kết quả hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập doanh nghiệp liên doanh.

Câu 3: Theo Luật Đầu tư số 61/2020/QH14, Khu công nghiệp được hiểu là:

a. là khu vực có ranh giới địa lý xác định, gồm nhiều khu chức năng, được thành lập để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ quốc phòng, an ninh.

b. là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.

c. là khu vực chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu.

d. Tất cả các phương án đều đúng

Video liên quan

Chủ Đề