Là người phàm làm gì cũng nghĩ hậu quả năm 2024

Nhà vua vui mừng bèn giả dạng thường dân đến gặp ông lão. Ông lão nói: “Đây là bài học mà có thể làm cho người ta thoát khỏi những đau khổ của cuộc đời, vượt qua khỏi những lầm lỗi và có thể đạt tới tột đỉnh vinh quang”

Vua nói: “Ta chấp nhận hoặc bị lừa mất một nghìn lượng vàng hoặc thật sự sẽ được một bài học vô giá”.

Sau khi nhận đủ số vàng, ông lão cung kính dâng lên đức vua một vuông lụa viết vỏn vẹn 10 chữ: "Phàm làm việc gì, suy nghĩ đến hậu quả của nó".

Đọc xong 10 chữ ấy, đức vua có cảm giác như mình đã bị lừa, nhưng lời vua nặng tựa Thái Sơn nên không thể rút lại đành “ngậm bồ hòn làm ngọt”.

Từ đó nhà vua cứ bị ám ảnh bởi 10 chữ "Phàm làm việc gì phải suy nghĩ đến hậu quả của nó"

Một hôm trong cung yến tiệc linh đình, nhà vua bỗng nhớ tới câu nói đó "Phàm làm việc gì phải suy nghĩ đến hậu quả của nó", thế là nhà vua cho đừng yến tiệc, vì nhà vua nghĩ cứ tiếp tục ăn chơi hưởng lạc thế này thì đất nước sẽ điêu tàng, dân chúng sẽ lầm than

Nhà vua bắt đầu chú trọng tới việc xây dựng triều cương, đất nước hùng mạnh hơn, chuẩn bị binh lực sẵn sàng chống chọi giặc ngoại xâm

Đúng như dự đoán, vài tháng sau, giặc ngoại xâm kéo đến, giặc bị đánh tan tác ngay sau đó, trả lại yên bình cho muôn dân. Nhà vua rất vui vì câu nói đó không phải trị giá ngàn vàng, mà trị giá cả một giang sơn

Từ đó trở đi, nhà vua ban lệnh, toàn cỏi đất nước chúng ta, bất kỳ vật dụng gì cũng phải được khắc câu nói trị giá ngàn vàng này vào

Trong triều, có một tham quan, có dã tâm hãm hại vua để soán ngôi đoạt vị. Một hôm nhà vua lâm bệnh, truyền ngự y mang thuốc tẩm bổ, trên đường vào cung, tham quan thông đồng ngự y hãm hại vua bằng thuốc độc

Khi bắt đầu bỏ thuốc độc vào ly, ngự y phát hiện dưới đáy ly có câu "Phàm làm việc gì cũng phải nghĩ tới hậu quả của nó"

Thế là ngự y hoàn tỉnh, lên nhận tội và tâu hết sự tình với nhà vua, nhà vua thương tình hối cải và tha tội cho ngự y và xử tội tham quan

Một lần nữa, nhà vua vui mừng vì câu nói đó đã cứu sống mạng của chính mình

Nhà vua bảo, chỉ có ngàn vàng mà đã cứu sống mạng của ta, cứu sống mạng của muôn dân trăm họ, có cả một giang sơn, thế là giá quá rẻ, quá rẻ.

Trong cuộc sống cũng vậy, khi làm việc gì, chúng ta hãy dừng lại vài giây và tự hỏi "Phàm làm việc gì cũng nghĩ tới hậu quả của nó"

Bởi vạn vật vận hành theo nhân - duyên - quả. Ta gieo gì sẽ gặt đó, trước khi gieo cần chọn lựa hạt giống thật kỹ rồi hãy gieo

Chuyện kể rằng, ngày xưa có một ông lão kì lạ: tuy không rõ danh tính, lang thang khắp nơi nhưng lại có phong thái ung dung, khoan thai như một vị hiền triết. Ông lão vừa đi vừa rao với mọi người rằng mình có một bài học đáng giá nghìn vàng. Người đời chẳng tin, cho là ông bị điên.

Thế rồi một ngày, lời rao đến tai nhà vua. Vua liền cho người theo dõi ông lão kì lạ. Cận thần về bẩm báo người này có đời sống chuẩn mực, giống như chẳng phải người thường, mà là người siêu phàm, thoát tục. Nghe thế, nhà vua liền giả dạng thường dân, đến gặp ông lão hỏi về bài học đáng giá nghìn vàng của ông.

Nhà vua hỏi: “Đó là bài học gì mà có thể đáng giá đến nghìn vàng?”. Ông lão đáp: “Đây là bài học giúp người ta thoát khỏi mọi đau khổ của cuộc đời, vượt qua những lầm lỗi mà vươn tới đỉnh vinh quang…” Nhà vua quay về, trong lòng vừa hoài nghi vừa day dứt trước sức hấp dẫn bí ẩn về những điều tuyệt vời mà bài học kia đem lại.

Suy nghĩ mãi, nhà vua quyết định mời ông lão vào hoàng cung. Vua nói: “Hoặc bị lừa mất một nghìn lượng vàng, hoặc thực sự có được một bài học vô giá. Ta chấp nhận” – rồi ra lệnh mở ngân khố lấy đủ một nghìn lượng vàng để trước mặt ông lão.

Nhận đủ vàng, ông lão cung kính dâng lên vua một tấm vuông lụa, trong viết hơn 10 chữ ngắn gọn: “Phàm làm việc gì, suy nghĩ đến hiệu quả của nó” – câu nói nhà vua chưa hiểu được giá trị, nhưng dẫu sao cũng đã làm theo được, nên có lẽ cái giá nghìn vàng vẫn là quá rẻ.

Đạo lý này ta lấy từ bộ “Phật học phổ thông” của Cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa, tựa đề là “Bài học ngàn vàng”.

Tóm tắt câu chuyện như thế này: Có một vị Quốc vương, tình cờ nghe được một người lang thang rao bán “có một bài học đáng giá nghìn vàng”, ai bỏ ra một ngàn lượng vàng thì ông ta mới bán đạo lý này…

Có những người nghe như vậy thì tò mò, cũng có những người chê bai; ai hỏi ông cũng không nói gì, chỉ khi nào trả một ngàn lượng vàng thì ông mới kể cho nghe, nhiều người bảo ông này bị điên vì họ nghĩ rằng chẳng có đạo lý nào đáng giá đến như vậy.

Nhưng ông cứ đi rao từ ngày này qua ngày nọ, tháng này qua tháng kia và cũng đến tai vị vua.

Nhà vua ngạc nhiên và cho thám tử theo dõi; và được tin báo là ông này giống như vị tiên chứ không phải người điên, vì ông này cốt cách phi thường, đời sống chuẩn mực, đàng hoàng, lời ăn tiếng nói không thừa chữ nào, chỗ ăn chỗ nghỉ rất tự tại nhưng có biểu hiện của một vị siêu phàm thoát tục…

Nhà vua rất ngạc nhiên và giả dạng thường dân đến gặp và hỏi bài học gì mà ông lại rao đến một nghìn lượng vàng?

Ông già nói đây là bài học mà có thể làm cho người ta thoát khỏi những đau khổ của cuộc đời, vượt qua khỏi những lầm lỗi và có thể đạt tới thánh vị…

Nhà vua bỏ về nhưng cứ ray rứt bởi câu chuyện của ông già nên nhà vua quyết định lấy một nghìn lượng vàng để trả cho ông già; nhà vua cho mời ông già vào hoàng cung và nhận là người lúc trước đã hỏi ông già về bí mật đáng già ngàn vàng và hôm nay chấp nhận hoặc bị lừa mất một nghìn lượng vàng hoặc thật sự nhà vua sẽ được học một bài học có giá trị.

Nhà vua kêu lính chất đủ một ngàn lượng vàng trước mặt ông già, sau đó ông già đưa ra một tờ giấy chỉ ghi dòng chữ “phàm làm việc gì, suy nghĩ đến hậu quả của nó”.

Nhà vua nghĩ mình đã bị lừa, nhưng lời vua nói ra thì như đinh đóng cột không thể rút lại không thể lấy lại vàng, còn ông già cứ lặng lẽ chất vàng vào túi rồi bước ra về.

Sau đó nhà vua cứ bị ám ảnh bởi câu nói “phàm làm việc gì phải suy nghĩ đến hậu quả” và một ngàn lượng vàng mà mình đã bỏ ra để mua, nếu như nhà vua mua câu nói này chỉ với một lượng vàng thì nhà vua sẽ quên rất nhanh, nhưng vì phải mua đến một nghìn lượng vàng nên nhà vua vừa tức, vừa tiếc và câu nói đó đã nhập tâm nhà vua; và mỗi khi nhà vua làm việc gì đều suy nghĩ đến câu nói đó.

Mọi người nhận ra nhà vua đã thay đổi từng ngày từng ngày, người ta thấy nhà vua trầm tỉnh hơn, khôn ngoan hơn, phân định công việc sáng suốt hơn, ngồi trong hoàng cung mà nhận định sự việc ở biên cương rõ ràng…đất nước bắt đầu cường thịnh hơn.

Người dân trong thành thì ngạc nhiên, nhưng chính nhà vua không nhận ra điều đó, ông chỉ bị ám ảnh bởi câu nói của ông già lang thang “phàm làm việc gì phải suy nghĩ đến hậu quả của nó”, cũng nhờ đó mà nhân cách nhà vua thay đổi, ông không còn là một người tầm thường, thích hưởng thụ như ngày xưa mà làm gì cũng suy nghĩ cho dân cho nước, mỗi khi muốn làm việc gì là mỗi lần ông cân nhắc rất kỹ.

Khi thấy một đất nước nào cường thịnh thì các nước lân bang bắt đầu dòm ngó, có một đất nước bên cạnh cũng cho thám tử qua dò la và được tin là nhà vua lúc bấy giờ điều hành quốc gia rất giỏi, đất nước phát triển từng ngày, đời sống nhân dân ấm no hạnh phúc và niềm tin đối với vua rất mạnh; nếu đất nước của nhà vua này trở thành cường quốc thì nước lân bang sẽ bị đe dọa [các nhà chính trị thường sợ người khác mạnh hơn mình].

Vua nước lân bang mới cho người điều tra tại sao trước đây, đất nước đó rất là bình thường, vậy mà ngày hôm nay không biết có bí quyết gì mà phát triển như vậy; ba tháng sau thám tử quay về báo cáo có một ông tiên dạy cho vua bí quyết trị nước nhưng bí mật không nói cho ai, nhà vua bên đó phải mua đến 1 nghìn lượng vàng.

Nhà vua nước lân bang mới nói: nếu vua bên kia mua bằng một nghìn lượng vàng, ta sẽ đem quân qua đánh để cướp vật đó.

Và kết quả là nhà vua không kịp trở tay vì không kịp chuẩn bị, khi quân đánh vô tới hoàng cung thì vua biết rằng mình không thể trở tay nữa, chỉ muốn gặp mặt kẻ thù để hỏi lý do.

Vua nước lân bang vào hoàng cung, ngồi lên ngai vàng và hỏi:

“Ta nghe nói ngươi mua được một bài học ngàn vàng để trị nước, hãy đem bài học đó ra”, nhà vua mới đưa tờ giấy lúc trước ông đã mua ra “Phàm làm việc gì phải suy nghĩ đến hậu quả của nó”.

Vua nước lân bang rất ngạc nhiên vì chỉ có một dòng chữ mà phải mua đến một nghìn lượng vàng.

Nhà vua trả lời:

“Tôi chỉ mua được như thế, nên tôi nghĩ mình đã bị lừa; nhưng chính vì câu nói này mà tôi suy nghĩ về tất cả mọi điều trong cuộc sống này, và nhờ nó mà đất nước thay đổi, người dân hạnh phúc, nhưng tôi chưa đủ mạnh để xây dựng một lực lượng quân sự để chống lại kẻ thù”.

Vua nước lân bang cứ cầm tờ giấy đi tới đi lui suy nghĩ…vua nước lân bang đã suy nghĩ rất lâu, ông nhìn tờ giấy rồi lại đi tới đi lui, một lúc lâu thì hình như ông đã nghiệm ra điều gì đó và lập tức ra lệnh cho quân của mình rút lui, trả ngai vàng, hoàng cung lại cho nhà vua….

Chủ Đề