Lãi suất trả chậm của ngân hàng vietcombank mới nhất năm 2022

Ông Nguyễn Thanh Tùng – Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban điều hành Vietcombank

Ông Nguyễn Thanh Tùng – Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban điều hành Vietcombank đã trao đổi với báo chí xoay quanh dấu ấn tăng trưởng của ngân hàng này.

Xin ông cho biết, vốn tín dụng hiện đang đổ nhiều nhất vào những lĩnh vực nào? Ngân hàng có những chương trình ưu đãi cho vay lãi suất thấp như thế nào?

Ông Nguyễn Thanh Tùng: Tín dụng tăng tập trung chủ yếu ở tín dụng cá nhân vay vốn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu Tết Nguyên đán, vay thương mại tiêu dụng và tăng mạnh ở một số lĩnh vực như công nghiệp chế biến chế tạo [xấp xỉ 17.500 tỷ đồng], bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác [xấp xỉ 3.400 tỷ đồng], nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản [xấp xỉ 1.300 tỷ đồng]

Để đạt được mức tăng trưởng trên, ngay từ đầu năm, Vietcombank đã triển khai nhiều chương trình ưu đãi cho vay lãi suất thấp như chương trình lãi suất kinh doanh tài lộc, chương trình an tâm lãi suất, áp dụng cho cá nhân và doanh nghiệp [DN] vừa và nhỏ vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, hay các chương trình cạnh tranh, thỏa thuận, đặc biệt áp dụng cho các DN có quy mô giao dịch lớn.

Mặt khác, từ cuối tháng 2/2022, Vietcombank đã triển khai chương trình cho vay thúc đẩy sản phẩm dịch vụ phi tín dụng lãi suất đặc biệt thấp áp dụng cho khách hàng DN với quy mô lên tới 40.000 tỷ đồng, dư nợ tại 31/3/2022 đạt trên 23.000 tỷ đồng.

Đối với khách hàng bán lẻ, từ cuối tháng 3/2022, Vietcombank cũng đã triển khai hàng loạt chương trình lãi suất ưu đãi cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh với quy mô lên tới 130.000 tỷ đồng.

Đáng chú ý, trong thời gian giãn cách xã hội do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhằm giải quyết vướng mắc cho khách hàng đối với việc luân chuyển hồ sơ vay vốn đến ngân hàng, Vietcombank đã triển khai phương thức tiếp nhận hồ sơ qua thư điện tử [email]. Bên cạnh đó, Vietcombank luôn đề cao việc tinh giản hồ sơ và thủ tục vay vốn, không ngừng rút ngắn quy trình và thời gian phê duyệt khoản vay nhằm đáp ứng nhanh nhất nhu cầu vốn của khách hàng.

Nhiều DN khá lo lắng về việc lãi suất cho vay có thể tăng cao hơn khi thấy lãi suất huy động đang rục rịch tăng. Ông nhận định như thế nào về mặt bằng lãi suất và Vietcombank có giải pháp gì để ổn định lãi suất cho vay?

Ông Nguyễn Thanh Tùng: Lãi suất huy động và cho vay trong năm 2022 chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố vĩ mô trong và ngoài nước, trong đó có thể kể đến như biến động kinh tế thế giới hậu đại dịch và bất ổn chính trị, giá dầu và hàng hóa tăng mạnh gây áp lực lên lạm phát toàn cầu, các ngân hàng trung ương trên thế giới đã bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ và tăng lãi suất.

Trong cuộc họp tháng 3 vừa qua, Fed đã quyết định nâng lãi suất cơ bản của đồng USD lên 0,25%-0,5% [tăng 0,25% so với trước đó] và dự kiến sẽ có nhiều lần nâng lãi suất nữa từ nay đến cuối năm.

Theo đó, lãi suất huy động trong nước cũng đã tạo đáy và có xu hướng tăng trong thời gian qua. Tuy nhiên, Chính phủ và NHNN đã đưa ra nhiều chính sách nhằm hỗ trợ lãi suất cho DN trong năm 2022-2023 góp phần giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tích cực quá trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, trong ngắn hạn lãi suất cho vay cơ bản ổn định, thậm chí có thể giảm nhẹ để hỗ trợ DN phục hồi sản xuất kinh doanh. Về dài hạn, lãi suất cho vay sẽ biến động phù hợp với tình hình lạm phát và chi phí huy động vốn đầu vào của từng ngân hàng.

VCB đã và đang triển khai các giải pháp đồng bộ để ổn định lãi suất cho vay, hỗ trợ phục hồi sản xuất sau đại dịch COVID-19.

Cụ thể, VCB đang triển khai nhiều chương trình cho vay ưu đãi với quy mô lớn, mức lãi suất cho vay thấp, áp dụng với cả khách hàng cá nhân và tổ chức. Bên cạnh đó, VCB cũng tích cực tiết giảm chi phí hoạt động, cơ cấu lại nguồn huy động vốn đầu vào để giảm chi phí huy động vốn, tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay khách hàng. VCB cũng luôn tích cực đi đầu, tiên phong triển khai các đợt giảm lãi suất hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trong năm 2021 và dự kiến sẽ tiếp tục triển khai trong năm 2022. Với các biện pháp đã và đang triển khai, VCB tin tưởng sẽ duy trì mặt bằng lãi suất cho vay ổn định trong năm 2022, hỗ trợ tối đa các DN và cá nhân vì mục tiêu chung tăng trưởng kinh tế và trở lại cuộc sống bình thường mới sau đại dịch.

Hiện tại, thị trường rất trông chờ gói hỗ trợ cấp bù lãi suất 2%. Theo ông, cơ chế cấp bù nên theo hướng như thế nào để bảo đảm an toàn vốn vay cho cả ngân hàng và DN?

Ông Nguyễn Thanh Tùng: Việc Chính phủ đưa ra gói hỗ trợ lãi suất 2% cho DN trong thời điểm hiện tại là linh hoạt và kịp thời, tuy nhiên cấp bù phải đưa ra tiêu chí rõ ràng, minh bạch về đối tượng được hưởng lãi suất để ngân hàng áp dụng cho đúng.

Mục đích gói hỗ trợ là để giúp DN phục hồi, nên cần tập trung vào một số ngành, lĩnh vực quan trọng, các DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh có khả năng trả nợ hoặc có khả năng phục hồi. Gói tín dụng cần thực hiện nhanh, nhưng không vì thế mà cho DN "yếu" vay, nếu không nợ xấu sẽ tăng nhanh.

Để bảo đảm an toàn vốn cho ngân hàng và hiệu quả của việc hỗ trợ lãi suất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng và DN. DN đề nghị hỗ trợ cần có phương án, kế hoạch kinh doanh cụ thể, để từ đó ngân hàng có cơ sở đánh giá hiệu quả kinh doanh cũng như dòng tiền trả nợ vay.

Sau khi hỗ trợ lãi suất, ngân hàng phải thường xuyên theo dõi, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN để bảo đảm việc cấp bù lãi suất đúng và trúng đến các DN tiềm năng nhưng gặp khó khăn và có nhu cầu hỗ trợ chi phí vay vốn để khôi phục hoạt động kinh doanh.

Trường hợp DN hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến không trả được nợ vay, cần dừng việc hỗ trợ lãi suất để có phương án xử lý nợ phù hợp. Đồng thời, cũng cần có sự rà soát của các bộ/ban ngành như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để việc triển khai từ các ngân hàng thương mại đến được đúng đối tượng cần hỗ trợ.

Với bất động sản, chứng khoán, Vietcombank có giải pháp gì để kiểm soát vốn vay vào các lĩnh vực rủi ro này?  

Ông Nguyễn Thanh Tùng: Vietcombank luôn quán triệt các chỉ đạo của NHNN liên quan đến các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán tới các đơn vị trong toàn hệ thống thông qua hệ thống văn bản chính sách, định hướng trong công tác tín dụng theo khách hàng, ngành hàng định kỳ cũng như đột xuất. Trong công tác quản trị nội bộ, Vietcombank thực hiện một số giải pháp để kiểm soát vốn vay vào các lĩnh vực này. Thứ nhất, xây dựng các quy định về hạn mức/tỉ lệ tối đa về dư nợ cấp tín dụng, dư nợ cho vay với lĩnh vực BĐS và chứng khoán nhằm kiểm soát rủi ro tập trung đồng thời thường xuyên theo dõi, giám sát các hạn mức/tỉ lệ này.

Hai là, theo dõi, giám sát và quản lý danh mục tín dụng định kỳ hằng tháng, quý, trong đó bao gồm công tác rà soát, cảnh báo rủi ro và dự báo nợ xấu định kỳ nhằm nhận diện rủi ro sớm, đề xuất các biện pháp ứng xử tín dụng phù hợp.

Ba là, xây dựng và ban hành định hướng tín dụng, chính sách ngành đối với ngành/lĩnh vực bất động sản định kỳ cũng như đột xuất. Bốn là, xây dựng và ban hành hướng dẫn về cấp tín dụng để đầu tư kinh doanh chứng khoán trên cơ sở tuân thủ quy định của NHNN và khẩu vị rủi ro của VCB.

Năm là, xây dựng các sản phẩm chuẩn về cấp tín dụng đối với lĩnh vực BĐS và chứng khoán, để thống nhất tiêu chí lựa chọn khách hàng, điều kiện cấp tín dụng và tăng cường theo dõi, giám sát tình hình cấp tín dụng đối với các lĩnh vực này. 

Sáu là, định kỳ theo dõi, báo cáo NHNN theo quy định về số dư cấp tín dụng đối với lĩnh vực BĐS, chứng khoán và các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro khác.

Tại Hội nghị phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết: đến cuối năm 2021, có 41 TCTD tham gia với tổng dư nợ TPDN của hệ thống TCTD là 274.000 tỷ đồng, chiếm 2,63% tổng dư nợ tín dụng của hệ thống, qua đó, góp phần gia tăng thanh khoản, thúc đẩy thị trường TPDN phát triển. NHNN đã kiểm soát rất chặt chẽ việc TCTD mua TPDN. Theo đó, quy định TCTD mua, bán TPDN phải có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chỉ được mua TPDN khi TCTD có tỉ lệ nợ xấu dưới 3%; TCTD chỉ được mua TPDN khi phương án phát hành, sử dụng vốn khả thi, DN phát hành trái phiếu có khả năng tài chính để bảo đảm thanh toán đủ gốc và lãi, DN phát hành không có nợ xấu tại các TCTD trong vòng 12 tháng gần nhất. TCTD không được mua TPDN phát hành có mục đích cơ cấu lại các khoản nợ của chính DN phát hành hoặc có mục đích để góp vốn, mua cổ phần tại DN khác, có mục đích để tăng quy mô vốn hoạt động...

Anh Minh


Vietcombank – Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

Vietcombank - Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam •   Tên đầy đủ: Vietcombank - Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam •   Tên viết tắt: VCB •   Trụ sở chính: Tòa nhà 11 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội •   Hotline: 84-24-39343137 •   Số Fax: 84-24-38269067 •   Website: Vietcombank.com.vn Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam [Vietcombank] được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối [trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam]. Là ngân hàng thương mại Nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hóa, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank [mã chứng khoán VCB] chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM. Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu. Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công cụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử… Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có nhiều lợi thế trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao. Không gian giao dịch công nghệ số cùng các dịch vụ: VCB - Internet Banking, VCB - Mobile Banking, VCB Pay, VCB - SMS Banking, VCB - Phone Banking, VCB Money …
Thẻ tín dụng Vietcombank gồm nhiều tính năng tuyệt vời Với hiệu lực thẻ tín dụng 5 năm, thẻ tín dụng Vietcombank bao gồm các chức năng tuyệt vời như: Chi tiêu trước, trả tiền sau với thời gian miễn lãi lên tới 45 ngày, thanh toán tiện lợi qua Internet, ứng dụng di động Vietcombank, ví điện tử MOCA, trả góp lãi suất ngân hàng 0% tại các đối tác liên kết với Vietcombank cùng với bảo mật công nghệ cao. >>> Xem thêm:
Thẻ ghi nợ nội địa và quốc tế Vietcombank Thẻ ghi nợ Vietcombank bao gồm thẻ ghi nợ nội địathẻ ghi nợ quốc tế. Thẻ kết nối với tài khoản thanh toán VND/USD của khách hàng mở tại Vietcombank, cho phép khách hàng sử dụng tiền trong tài khoản để thực hiện các giao dịch thanh toán tiện ích, đa dạng, linh hoạt, mọi lúc, mọi nơi trên thế giới. Giao dịch rút tiền mặt, kiểm tra tài khoản ngân hàng, in sao kê tài khoản, chuyển khoản tới tài khoản trong nội bộ Vietcombank, chuyển tiền khác ngân hàng đến thẻ ngân hàng khác cùng với các dịch vụ thanh toán linh hoạt khác. >>> Xem thêm:
  • Thẻ ghi nợ quốc tế là gì?
  • Cách mở thẻ ghi nợ
Gửi tiết kiệm thuận tiện với ngân hàng vietcombankLãi suất gửi tiết kiệm Vietcombank hấp dẫn, thủ tục đơn giản, nhanh chóng, loại tiền và kỳ hạn gửi phong phú, gửi và rút dễ dàng tại bất kỳ điểm giao dịch của Vietcombank trên toàn quốc. Với các sản phẩm Tiền gửi và Tiết kiệm trả lãi trước, bạn sẽ được lĩnh trước tiền lãi ngay từ thời điểm gửi tiền. >>> Xem thêm:
Vietcombank cung cấp nhiều hình thức vay đa dạng Vietcombank đáp ứng nhu cầu vốn đột xuất trước khi tiền gửi tiết kiệm của bạn đến hạn, phương thức trả nợ linh hoạt, lãi suất cạnh tranh, thủ tục đơn giản, nhanh gọn, thời gian phê duyệt nhanh chóng.
Thực hiện giao dịch tài chính thuận tiện với Internet Banking của Vietcombank Dễ dàng thực hiện giao dịch tài chính, kiểm tra tài khoản ngân hàng, thanh toán thẻ tín dụng và mua sắm, chuyển tiền nhanh 24/7,tiết kiệm online, thanh toán hóa đơn điện - nước - viễn thông - y tế - giáo dục – bảo hiểm, thanh toán hóa đơn… Trên các nền tảng như Internet Banking, ứng dụng mobile, trình duyệt web, SMS Banking, Phone Banking, VCBPay.
Bảo hiểm liên kết VCLI Gồm nhiều tiện ích về bảo vệ, bảo hiểm nhân thọ VCLI đầu tư và tiết kiệm. mang đến cho bạn sự an tâm về tài chính để tự tin chinh phục những mục tiêu trong công việc và cuộc sống. Ngân hàng Vietcombank có thực hiện mua bán ngoại tệ và cập nhật tỷ giá ngoại tệ thường xuyên mỗi ngày, gồm: AUD - Đô la Úc, USD- Đô la Mỹ, Euro, GBP - Bảng Anh, JPY - Yên Nhật, CNY - Nhân dân tệ,  CHF - FRANCE Thụy Sỹ, DKK - KRONE Đan Mạch, CAD - Đô Canada, HKD - Đô HongKong, INR - Rupi Ấn Độ, KRW - Won Hàn Quốc, KWD - Kuwaiti Dinar, MYR - Ringgit Mã Lay, NOK - Krone Na Uy, RUB - Rúp Nga, SAR - Saudi  Rial, SEK - Krone Thụy Điển, SGD - Đô Singapore, THB - Bạt Thái Lan. Để tra cứu tỷ giá mới nhất, hãy click vào tỷ giá ngoại tệ Vietcombank để xem tỷ giá hôm nay! Biểu phí các loại thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ nội địa - quốc tế của ngân hàng Vietcombank. [Nguồn: Vietcombank] Bảng biểu phí ngân hàng điện tử Vietcombank, phí chuyển khoản 24/7, phí nhận tiền mặt tại quầy,... [Nguồn: Vietcombank] Bảng biểu phí Nộp chuyển khoản, Nộp tiền mặt, Rút/tất toántài khoản,Sao kê tài khoản, Giải quyết hồ sơ thừa kế, ... của ngân hàng ngoại thương Vietcombank, VCB [Nguồn: Vietcombank] Bảng biểu phí chuyển tiền trong nước Vietcombank cùng hệ thống hay khác hệ thống ngân hàng, nhận tiền mặt tại Vietcombank,... [Nguồn: Vietcombank] Bảng biểu phí chuyển tiền nước ngoài Bằng điện Swift, Bằng Séc, Chuyển tiền đi Money Gram, Tra soát, Thoái Hối của ngân hàng Vietcomank, VCB [Nguồn: Vietcombank] Bảng biểu phí dịch vụ đổi tiền Ngoại tệ, Việt Nam đồng, Thu đổi ngoại tệ, Thu đổi Séc du lịch, Cấp giấy phép mang ngoại tệ ra nước ngoài,Kiểm định ngoại tệ, Kiểm đếm tiền mặt VND/Ngoại tệ của ngân hàng Vietcombank, VCB [nguồn: Vietcombank]

VCB- Biểu phí dịch vụ khoản vay Vietcombank Tháng 5/2021 from TopOnSeek

Biểu phí dịch vụ liên quan đến tài sản bảo đảm: thay đổi Tài sản bảo đảm, giấy tờ có giá,.... của ngân hàng ngoại thương Vietcombank VCB [Nguồn: Vietcombank]Bạn có thêm xem bảng biểu phí dịch vụ ngân hàng Vietcombank TẠI ĐÂY. Thông thường, cách tính lãi suất vay của ngân hàng Vietcombank sẽ được áp dụng tính theo số dư nợ ban đầu hoặc số dư nợ giảm dần. Với cách tính lãi suất ngân hàng theo số dư nợ ban đầu, tiền lãi của mỗi kỳ trả lãi sẽ bằng nhau trong toàn bộ quá trình vay và được tính dựa theo số tiền gốc ban đầu. Công thức tính lãi suất vay theo dư nợ ban đầu hàng tháng: Số tiền phải trả hàng tháng = Số tiền gốc phải trả mỗi tháng + Số tiền lãi phải trả hàng tháng Trong đó: Số tiền gốc phải trả mỗi tháng = Số tiền vay / Kỳ hạn vay Số tiền lãi phải trả = Số tiền vay x lãi suất tháng Ví dụ: Khách hàng A vay 120 triệu đồng trong 12 tháng, lãi suất 12% trong suốt thời gian vay. cách tính lãi suất ngân hàng Vietcombank theo số dư nợ ban đầu như sau: Số tiền gốc phải trả mỗi tháng = 120.000.000/12= 10.000.000 đồng Số tiền lãi phải trả = 120.000.000 x 12%/12 = 1.200.000 đồng Số tiền phải trả hàng tháng = 10.000.000 + 1.200.000 = 11.200.000 đồng Lãi suất Vietcombank theo số dư nợ giảm dần sẽ được tính dựa theo số dư nợ thực tế. Mỗi tháng số dư nợ thực tế sẽ giảm dần, chính bằng số tiền gốc ban đầu trừ đi số tiền gốc khách hàng đã trả mỗi kỳ. Công thức tính lãi suất vay theo dư nợ giảm dần hàng tháng: - Tiền gốc hàng tháng = Số tiền vay/Số tháng vay - Tiền lãi tháng đầu = Số tiền vay x Lãi suất vay theo tháng - Tiền lãi các tháng tiếp theo = Số tiền gốc còn lại x Lãi suất vay Ví dụ: Khách hàng A vay 120 triệu đồng trong 12 tháng, lãi suất 12% trong suốt thời gian vay. cách tính lãi suất ngân hàng Vietcombank theo số dư nợ giảm dần như sau: Tiền gốc hàng tháng = 120.000.000/12 = 10.000.000 đồng Tiền lãi tháng đầu = 120.000.000 x 12%/12 = 1.200.000 đồng Tiền lãi tháng tiếp theo = [120.000.000 - 10.000.000] x 12%/12 = 1.100.000 đồng Như vậy: Số tiền phải trả tháng đầu = 10.000.000 + 1.200.000 = 11.200.000 đồng Số Số tiền phải trả tháng thứ 2 = 10.000.000 + 1.100.000 = 11.100.000 đồng Để hiểu hơn về chi tiết cách tính lãi suất vay ngân hàng Vietcombank, hãy sử dụng công cụ tính lãi suất vay của Money24h! Mức lãi suất vay ngân hàng Vietcombank khá ổn định, ít biến động. Ở thời điểm hiện tại, mức lãi suất cho vay của Vietcombank với mức ưu đãi chỉ từ 6.79%/năm. Riêng mức lãi suất cho vay mua nhà xã hội sẽ còn có mức hấp dẫn hơn chỉ từ 5%/năm.

Sản phẩm

Lãi suất vay [năm]

Vay tối đa

Thời hạn vay

Vay mua nhà dự án

Từ 6.79%

70 % TSĐB

20 năm

Vay mua xe ô tô

Từ 6.79%

70% giá trị xe

Tối đa 7 năm

Vay xây dựng – sửa nhà

Từ 6.79%

70 % TSĐB

20 năm

Vay tiêu dùng cá nhân [có tài sản đảm bảo]

Từ 6.79%

Đến 1 tỷ đồng

120 tháng

Vay kinh doanh

Từ 6.99%

70% phương án đến 5 tỷ đồng

5 năm

Vay mua nhà, kết hợp xây sửa nhà cho thuê

Từ 6.79%

70 % TSĐB

20 năm

Lưu ý: Mức lãi suất trên có thể thay đổi tùy theo chính sách của ngân hàng Vietcombank từng thời kỳ. Có hai hình thức vay ngân hàng Vietcombank là vay thế chấp và vay tín chấp. Để có thể vay ngân hàng Vietcombank nhanh chóng, khách hàng cần đáp ứng các điều kiện vay ngân hàng như sau:
  • Khách hàng vay Vietcombank có quốc tịch Việt Nam, có độ tuổi 20-65 tuổi
  • Khách hàng không có lịch sử nợ xấu, nợ tín dụng hay nợ ngân hàng
  • Có nguồn thu nhập ổn định đảm bảo khả năng chi trả
  • Có phương án sử dụng vốn vay hợp lý, không dùng cho mục đích bất hợp pháp
  • Khi vay thế chấp: Khách hàng có đầy đủ giấy tờ chứng minh giá trị tài sản thế chấp [sổ hồng, sổ đỏ, hoặc giấy tờ khác] theo đúng quy định pháp luật
  • Giấy đăng ký vay vốn theo mẫu của ngân hàng Vietcombank
  • Hộ khẩu thường trú hoặc giấy chứng nhận tạm trú KT3, CMND, CCCD hoặc hộ chiếu.
  • Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy chứng nhận độc thân
  • Giấy tờ chứng minh thu nhập: Sao kê bảng lương 3-6 tháng mới nhất, hóa đơn điện nước, giấy phép kinh doanh,...
  • Hồ sơ pháp lý giấy tờ chứng minh giá trị tài sản thế chấp đảm bảo: sổ đỏ, giấy đăng ký quyền sử dụng đất, giấy đăng ký xe, chứng chỉ tiền gửi,...
  • Giấy tờ ghi rõ phương án sử dụng vốn vay ngân hàng Vietcombank
Để được thực hiện thủ tục vay tín chấp, vay thế chấp sổ đỏ, tài sản đặc biệt tại ngân hàng Vietcombank sớm nhất, bạn cần nắm rõ quy trình như sau: Bước 1: Nhân viên Vietcombank xác định thông tin và nhu cầu của khách hàng Bước 2: Nhân viên tư vấn về hồ sơ, thủ tục vay Bước 3: Ngân hàng tiến hành thẩm định tài sản thế chấp Bước 4: Sau khi thẩm định xong, nếu khách hàng đảm bảo điều kiện vay ngân hàng sẽ được duyệt cho vay. Bước 5: Ngân hàng ra quyết định và duyệt giải ngân cho vay. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều e ngại và hạn chế cho Vay thế chấp hay tín chấp khi khách hàng có nợ xấu. Tuy nhiên, ở một số ngân hàng, nếu bạn nằm trong nhóm dư nợ chuẩn - khoản nợ trả chậm dưới 10 ngày thì có thể vay được ngân hàng. Vay thế chấp Vietcombank sẽ được giải ngân chậm nhất là 3 ngày làm việc. Tùy theo, hồ sơ cung cấp đầy đủ và đạt điều kiện vay sẽ được giải ngân sớm. Nếu không đủ hồ sơ thì giải ngân rất chậm. Theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, không quy định khách hàng phải mua bảo hiểm liên quan đến khoản vay. Như vậy, việc mua bảo hiểm khoản vay không có bắt buộc và là sự thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện của các bên. Trên thực tế, bảo hiểm khoản vay chính là bảo hiểm nhân thọ hoàn toàn có lợi cho khách hàng. Trường hợp người vay gặp tai nạn, nguy hiểm đến tính mạng thì người nhà của người vay sẽ không phải lo về khoản vay mà bên bảo hiểm sẽ trả nợ thay. Đối với tổ chức tín dụng cho vay, khi đã có bảo hiểm khoản vay đảm bảo khả năng chi trả sẽ yên tâm và duyệt cho vay sớm hơn. Bảo hiểm khoản Vay tín chấp Vietcombank được trả lại khi:
  • Trong thời gian thực hiện hợp đồng, bên mua/ bên bán chấm dứt hợp đồng trước thời hạn sẽ được trả lại:  Nếu bên mua bảo hiểm vay yêu cầu chấm dứt sẽ được trả lại 30 - 70% phí bảo hiểm thời gian còn lại. Nếu bên bán bảo hiểm vay yêu cầu chấm dứt sẽ hoàn lại 100% phí bảo hiểm thời gian còn lại. Bên mua cần lưu ý đọc rõ điều khoản để xem lại được trả lại tỷ lệ bao nhiêu % gói bảo hiểm khoản vay. Vì hầu hết, chấm dứt hợp đồng bảo hiểm khoản vay trước hạn sẽ không được hoàn trả 100%.
  • Bên mua trả hết nợ khoản vay và đóng đầy đủ tiền gói bảo hiểm: Thực tế, bảo hiểm khoản vay chính là các loại bảo hiểm nhân thọ và có lợi hoàn toàn cho người mua. Khi bên mua trả xong nợ và hoàn tất đóng hết tiền bảo hiểm trong thời gian quy định sẽ được trả lại phần tiền bảo hiểm khoản vay. Ví dụ: Bạn muốn vay 5 tỷ. Ngân hàng để xuất bạn mua gói bảo hiểm nhân  thọ [bảo hiểm khoản vay] có giá 100 triệu trong 10 năm với mức đảm bảo khả năng chi trả tối đa của bên bảo hiểm là 5 tỷ. Trường hợp, tử vong hoặc tai nạn đến tính mạng, bên bảo hiểm sẽ chi trả toàn bộ khoản vay 5 tỷ cho bạn. Ngược lại, nếu bạn trả hết nợ và đóng đủ 100 triệu tiền bảo hiểm trong 10 năm [với mỗi năm 10 triệu] thì sau 10 năm, bạn sẽ nhận được 100% số tiền bảo hiểm vay là 100 triệu và lời thêm cả phần lãi suất tiền gửi. Thông thường mức lãi suất thấp nhất sẽ là 5%, nên bạn sẽ nhận thêm được vài chục triệu đồng nữa. Đây sẽ là một khoản tiết kiệm sau 10 năm để bạn thực hiện những việc đang ấp ủ và mơ ước.
  • Trường hợp bên mua bảo hiểm gặp sự cố, tai nạn: Dư nợ khoản vay của người mua nhỏ hơn số tiền bảo hiểm chi trả thì: bên bảo hiểm sẽ trả hết phần dư nợ khoản vay, số dư còn lại [sau khi trừ phần dư nợ] sẽ trả cho người mua hoặc người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm thứ 2.
Tùy theo từng ngân hàng quy định, mức phí bảo hiểm khoản vay ngân hàng Vietcombank sẽ từ 3-6% giá trị khoản vay [theo chính sách từng thời kỳ]. Hoặc mức phí bảo hiểm khoản vay sẽ có giá trị tùy theo các gói bảo hiểm mà bạn mua. Khi Vay tín chấp Vietcombank nếu không trả đúng hạn, bạn sẽ bị phạt tính thêm lãi chậm trả. Nếu không chi trả đầy đủ cả tiền gốc, lãi suất và lãi phạt chậm thì bạn sẽ bị xét xử chiếm đoạt tài sản theo Bộ luật hình sự năm 2015.

Video liên quan

Chủ Đề