Lập kế hoạch cung ứng thuốc tại bệnh viện

Bệnh viện là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Một trong những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến chất lượng công tác khám chữa bệnh của bệnh viện là vấn đề cung ứng thuốc đảm bảo kịp thời, chất lượng, và sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả;Bệnh viện Suối khoáng Mỹ Lâm được thành lập năm 1974 trải qua nhiều giai đoạn Bệnh viện phát triển không ngừng. Số lượng bệnh nhân đến điều trị tăng dần theo từng năm;Bệnh viện đã thành lập Hội đồng thuốc và điều trị, đơn vị thông tin thuốc. Với chức năng và nhiệm vụ là tham mưu cho lãnh đạo Bệnh viện, xây dựng Danh mục thuốc phù hợp mô hình bệnh tật và đặc thù của Bệnh viện, giám sát việc thực hiện các Quy chế dược, theo dõi phản ứng có hại và rút kinh nghiệm các sai sót trong dùng thuốc, thông tin về thuốc;Hội đồng thuốc và điều trị đã xây dựng Quy chế làm việc. Sinh hoạt thường kỳ mỗi tháng họp 1 lần để thu thập thông tin, cung cấp thông tin thuốc và rút kinh nghiệm trong sử dụng thuốc. Nhằm đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý trong phạm vi Bệnh viện;Cung cấp các thông tin phản hồi đã được xử lý tới các khoa phòng. Thu thập, tổng hợp, báo cáo phản ứng có hại của thuốc Về Trung tâm Quốc gia và các vấn đề có liên quan đến thông tin thuốc;Việc sử dụng thuốc không hiệu quả và bất hợp lý là một vấn đề có phạm vi ảnh hưởng rộng ở khắp mọi cấp độ chăm sóc y tế. Việc dùng thuốc thiếu hiệu quả và bất hợp lý trong bệnh viện là nguyên nhân làm tăng đáng kể chi phí cho người bệnh và khó khăn cho cán bộ y tế;Thông tin về tương tác thuốc, chống chỉ định của các thuốc đặc biệt đối với các trường hợp phụ nữ có thai, cho con bú, người bệnh suy giảm chức năng gan, thận ...Thông tin kịp thời và làm báo cáo đầy đủ những thuốc bị đình chỉ và cấm lưu hành tại Việt Nam. Đặc biệt là những trường hợp dị ứng thuốc lập báo cáo và gửi Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc;Năm 2012, 2013 Bệnh viện đã gửi báo cáo phản ứng có hại về Trung tâm ADR. Trung tâm gửi thư cảm ơn Bệnh viện vì đã phối hợp với Trung tâm thực hiện các hoạt động với mục tiêu đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân;Các thành viên trong Hội đồng thuốc và điều trị tham gia sinh hoạt chuyên môn bình bệnh án, bình đơn thuốc. Tham gia hội thảo khoa học, tập huấn dược lâm sàng, giao ban trực tuyến... do Sở Y tế tổ chức;

Hội đồng thuốc và điều trị của Bệnh viện Suối khoáng Mỹ Lâm đã duy trì tốt nề nếp sinh hoạt. Các thành viên trong Hội đồng thuốc và điều trị đã phối hợp chặt chẽ có sự gắn kết giữa các thành viên, tạo kênh thông tin hai chiều giữa Bác sỹ, Dược sỹ để đảm bảo việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả nâng cao chất lượng điều trị.

DS. Trần Thị Thu Hương

Bệnh viện Suối khoáng Mỹ Lâm

 Chức năng của khoa Dược

Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

  Nhiệm vụ của khoa Dược

1. Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác [phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa].

2. Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.

3. Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.

4. Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.

5. Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất thuốc từ dược liệu sử dụng trong bệnh viện.

6. Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc.

7. Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện.

8. Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học về dược.

9. Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện.

10. Tham gia chỉ đạo tuyến.

11. Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.

12. Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.

13. Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.

Đấu thầu thuốc [thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vacxin, sinh phẩm] và dược liệu tại các cơ sở y tế công lập sử dụng nguồn vốn nhà nước, nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp của cơ sở y tế công lập tại Việt Nam ngày càng phổ biến, nhất là trong giai đoạn tình hình dịch bệnh diễn ra vài năm gần đây. Vậy, công tác cung ứng đấu thầu thuốc tại bệnh viện được quy định như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây với những nội dung cập nhật 2022.

Công tác cung ứng đấu thầu thuốc tại bệnh viện [Cập nhật 2022]

Công tác cung ứng đấu thầu thuốc tại bệnh viện được quy định tại Thông tư 15/2019/TT-BYT ngày 11/7/2019 Quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập.

Theo Điều 4 Thông tư 15/2019/TT-BYT thì Trách nhiệm xây dựng kế hoạch và tổ chức lựa chọn nhà thầu trong công tác cung ứng đấu thầu thuốc tại bệnh viện thuộc về:

– Thủ trưởng cơ sở y tế tổ chức xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điều 14 Thông tư này và các quy định sau đây:

+ Đối với thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia, Danh mục thuốc đàm phán giá: Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia có trách nhiệm xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc. Kế hoạch được lập căn cứ nhu cầu sử dụng thuốc của các cơ sở y tế xây dựng theo thông báo của Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia. Thời gian thực hiện hợp đồng tối đa là 36 tháng, có phân chia theo từng nhóm thuốc và tiến độ cung cấp theo quý, năm;

+ Đối với thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương: Đơn vị mua sắm thuốc tập trung cấp địa phương có trách nhiệm xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc. Kế hoạch được lập căn cứ nhu cầu sử dụng thuốc của các cơ sở y tế xây dựng theo thông báo của Đơn vị mua sắm thuốc tập trung cấp địa phương. Thời gian thực hiện hợp đồng tối đa là 36 tháng, có phân chia theo từng nhóm thuốc và tiến độ cung cấp theo quý, năm;

+ Đối với các thuốc do cơ sở y tế tự tổ chức lựa chọn nhà thầu: Cơ sở y tế chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc. Kế hoạch được lập định kỳ hoặc đột xuất khi có nhu cầu. Thời gian thực hiện hợp đồng tối đa 12 tháng, có phân chia theo từng nhóm thuốc.

– Thủ trưởng cơ sở y tế tổ chức lựa chọn nhà thầu bảo đảm quy định sau đây:

+ Đối với thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia, Danh mục thuốc đàm phán giá: Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia có trách nhiệm tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc theo quy định tại Chương IV và Chương V Thông tư này;

+ Đối với thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương: Đơn vị mua sắm thuốc tập trung cấp địa phương có trách nhiệm tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc theo quy định tại Chương IV Thông tư này;

+ Đối với thuốc ngoài Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia, Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương và Danh mục thuốc đàm phán giá: Cơ sở y tế có trách nhiệm tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc theo quy định tại Chương III Thông tư này.

Theo Thông tư 15/2019/TT-BYT, hiện hay có 5 loại gói thầu trong công tác cung ứng thuốc tại bệnh viện như sau:

– Gói thầu thuốc generic

– Gói thầu thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị

– Gói thầu thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền [không bao gồm vị thuốc cổ truyền]

– Gói thầu vị thuốc cổ truyền

– Gói thầu dược liệu

– Nhà thầu có thuốc đáp ứng tiêu chí kỹ thuật của nhóm nào thì được dự thầu vào nhóm đó. Thuốc đáp ứng tiêu chí kỹ thuật của nhiều nhóm thì nhà thầu được dự thầu vào một hoặc nhiều nhóm mà thuốc đó đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật và phải có giá chào thống nhất trong tất cả các nhóm mà nhà thầu dự thầu.

– Thuốc dự thầu có nhiều cơ sở cùng tham gia vào quá trình sản xuất thì các cơ sở tham gia vào quá trình sản xuất đều phải đáp ứng tiêu chí kỹ thuật của nhóm thuốc dự thầu.

– Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập hàng năm hoặc khi có nhu cầu tổ chức lựa chọn nhà thầu với các căn cứ sau đây:

+ Nguồn ngân sách nhà nước: Dự toán mua thuốc từ nguồn ngân sách nhà nước năm kế hoạch được cấp có thẩm quyền giao. Trường hợp chưa được giao dự toán thì căn cứ vào thực tế mua thuốc, sử dụng thuốc từ nguồn ngân sách nhà nước của năm trước liền kề và dự kiến nhu cầu sử dụng thuốc trong năm để lập kế hoạch;

+ Nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu do cơ quan Bảo hiểm xã hội thanh toán:

Hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đã ký giữa cơ sở y tế và cơ quan Bảo hiểm xã hội;

Thực tế mua thuốc, sử dụng thuốc từ nguồn thu dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của năm trước liền kề và dự kiến nhu cầu sử dụng thuốc trong năm kế hoạch của cơ sở y tế.

+ Đối với thuốc mua từ nguồn thu hợp pháp khác của đơn vị: căn cứ vào thực tế mua thuốc, sử dụng thuốc từ nguồn thu hợp pháp khác của năm trước liền kề và dự kiến nhu cầu sử dụng thuốc trong năm kế hoạch của cơ sở y tế.

– Trường hợp cơ sở y tế đã tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký hợp đồng nhưng nhu cầu sử dụng vượt quá 20% số lượng trong hợp đồng đã ký [tính theo từng phần của gói thầu] thì cơ sở y tế phải xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu bổ sung để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của đơn vị mình.

Trên đây là nội dung bài viết “Công tác cung ứng đấu thầu thuốc tại bệnh viện” được ACC giới thiệu tới quý vị. Đây là nội dung quan trọng quý vị cần nắm rõ tại Thông tư 15/2019/TT-BYT. Nếu cần giúp đỡ, hãy liên hệ với ACC để được hỗ trợ!

Video liên quan

Chủ Đề