Liên hệ so sánh Tự tình 2

Tự tình II Hồ Xuân Hương Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non Chén rượu hương đưa say lại tỉnh Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn. Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn; Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại Mảnh tình san sẻ tí con con. a. Phần văn bản em viết là một bộ phận của một bài văn hoàn chỉnh, với: - Chủ đề của bài văn là bàn về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “tự tình II” của Hồ Xuân Hương. - Để làm sáng tỏ chủ đề trên, chúng ta cần nêu ra những luận điểm cụ thể như sau: + Bài thơ “Tự tình II” thể hiện tài năng độc đáo của “Bà chúa thơ Nôm” trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ. + Bài thơ “Tự tình II” thể hiện nghệ thuật xây dựng hình ảnh điêu luyện của Hồ Xuân Hương. + Bài thơ còn vận dụng rất linh hoạt các biện pháp nghệ thuật trong việc thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình. + Bài thơ có giọng điệu trữ tình đặc biệt độc đáo “chất Xuân Hương”: sắc sảo, da diết, giàu cá tính. Học sinh sẽ trình bày thành đoạn văn để làm sáng tỏ luận điểm thứ nhất[Thể hiện tài năng độc đáo của “Bà chúa thơ Nôm” trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ]. Luận điểm này nằm ở phần đầu tiên trong dàn ý, do vậy cần sử dụng những phương tiện liên kết chuyển đoạn có tính chất mở đầu như “Trước hết chúng ta thấy…”, “Biểu hiện đầu tiên…”, “thứ nhất…”, “Để làm sáng tỏ cho nhận định ấy trước tiên chúng ta xem xét…”… b.* Các luận cứ để làm sáng tỏ cho luận điểm: - Ngôn từ bài thơ nôm na, dễ hiểu, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân nhưng lại rất chọn lọc, tinh tế, thể hiện một cách tài tình tâm trạng đau buồn, phẫn uất của người con gái trước duyên phận muộn mằn, gắng gượng vươn lên để đón đợi hạnh phúc mà vẫn rơi vào bi kịch. - Ngôn từ bài thơ được chắt lọc tài tình, rất giàu giá trị tạo hình và biểu cảm, kết hợp từ ngữ một cách sáng tạo: + Toàn từ thuần Việt giàu giá trị tạo hình và biểu cảm như Văng vẳng, dồn, trơ, say lại tỉnh, xiên ngang, đâm toạc, từng đám, mấy hòn.. + Hệ thống từ láy được sử dụng rất “đắt”: văng vẳng, nước non, con con. + Kết hợp từ độc đáo: cái hồng nhan, Mảnh tình – san sẻ – tí – con con, khuyết chưa tròn… + Sử dụng từ đồng âm khác nghĩa: lại lại, xuân đi[tuổi xuân], xuân lại[mùa xuân]. * Thông thường các thao tác bổ trợ tùy vào diễn biến của ý mà sử dụng ở phần nào cho hợp lí song người ta thường sử dụng ở phần sau của đoạn văn hoặc bài văn, hoặc xen kẽ giữa các ý. * Không nên để thao tác bổ trợ lấn át thao tác chính, phải vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn. ố Có thể sử dụng thao tác lập luận phân tích là chính, vì như thế mới chỉ ra được những khía cạnh rất chi tiết trong nghệ thuật độc đáo về ngôn từ của bài thơ. c. Diễn đạt các ý đã có thành một đoạn văn hoàn chỉnh, trong đó vận dụng thao tác lập luận phân tích là chính còn so sánh là phụ. Gợi ý: Có thể tham khảo các bài thơ của các nhà thơ cùng thời Hồ Xuân Hương như Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm…Ví dụ: Chiều hôm nhớ nhà Bà Huyện Thanh Quan Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn Tiếng ốc xa đưa lẫn trống dồn; Gác mái ngư ông về viễn phố Gõ sừng mục tử lại cô thôn. Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi Dặm liễu sương sa khách bước dồn; Kẻ chốn Chương Đài người lữ thứ Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn. Nỗi lòng người chinh phụ [Trích Chinh phụ ngâm - Đoàn Thị Điểm] Vài tiếng dế nguyệt soi trước ốc Một hàng tiêu gió thốc ngoài hiên; Lá màn lay ngọn gió xuyên Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm; Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông; Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau… Chú ý: So sánh thơ Hồ Xuân Hương với thơ của các nhà thơ khác là để thấy được sự độc đáo của thơ Hồ Xuân Hương chứ không phải để thấy thơ của bà là hay còn thơ của người khác là dở. Nhóm 1: Em hãy nhận xét nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Hồ Xuân Hương trong bài thơ “Tự tình II”? [Nhận định ngắn gọn, không trình bày dài dòng] Gợi ý: Chú ý vào hệ thống từ thuần Việt, từ láy, các kết hợp từ[cái hồng nhan, tí con con…]. Tự tình II Hồ Xuân Hương Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non Chén rượu hương đưa say lại tỉnh Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn. Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn; Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại Mảnh tình san sẻ tí con con. Nhóm 2: Em hãy nhận xét nghệ thuật xây dựng hình ảnh của Hồ Xuân Hương trong bài thơ “Tự tình II”. [Chỉ nêu một nhận định ngắn gọn về nghệ thuật xây dựng hình ảnh trong bài thơ, không bàn luận dài]. Tự tình II Hồ Xuân Hương Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non Chén rượu hương đưa say lại tỉnh Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn. Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn; Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại Mảnh tình san sẻ tí con con. Nhóm 3: Em có nhận xét gì về các biện pháp nghệ thuật được sử dụng để khắc họa tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ “Tự tình II” của Hồ Xuân Hương?[Chỉ nhận xét bằng một nhận định ngắn gọn, không phân tích cụ thể] Gợi ý: Chú ý vào các biện pháp tu từ, các đảo ngữ, âm thanh, nhịp điệu, phép giảm nghĩa.. Tự tình II Hồ Xuân Hương Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non; Chén rượu hương đưa say lại tỉnh Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn. Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn; Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại Mảnh tình san sẻ tí con con. Nhóm 4: Cảm nhận của em về giọng điệu trữ tình trong bài thơ “Tự tình II” của Hồ Xuân Hơng. Gợi ý: chú ý vào nhịp điệu, âm hởng, cách dùng từ thuần Việt, đảo ngữ… Tự tình II Hồ Xuân Hương Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non; Chén rượu hương đưa say lại tỉnh Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn. Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn; Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại Mảnh tình san sẻ tí con con. Chiều hôm nhớ nhà Bà Huyện Thanh Quan Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn Tiếng ốc xa đưa lẫn trống dồn; Gác mái ngư ông về viễn phố Gõ sừng mục tử lại cô thôn. Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi Dặm liễu sương sa khách bước dồn; Kẻ chốn Chương Đài người lữ thứ Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn. Nỗi lòng người chinh phụ [Trích Chinh phụ ngâm - Đoàn Thị Điểm] Vài tiếng dế nguyệt soi trước ốc Một hàng tiêu gió thốc ngoài hiên; Lá màn lay ngọn gió xuyên Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm; Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông; Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau.

Đã có trọn bộ đề thi thử THPT Quốc Gia 2022 các môn: vip.dethihsg247.com
Hàng ngàn mã giảm giá shopee 0đ hôm nay cập nhật tại đây

Cả hai bài đều là lời tự bạch, tự trải lòng mình của Bà Chúa Thơ Nôm. Cả 2 bài thơ đều cùng 1 tác giả.Tâm trạng trong 2 bài thơ có phần giống nhau đều cùng nói lên thân phận của người phụ nữ trong xã hội PK, nội dung của 2 bài này tựa như nhau.Còn sự khác nhau có lẽ là về cách gieo vần, về thời gian và cách dùng từ.

Khác nhau: Thời điểm sáng tác [ trong cuộc đời của Hồ Xuân Hương – căn cứ vào nỗi lòng trong mỗi bài thơ].
Bài I: nỗi oán hận, nỗi sầu thảm bởi đến duyên mà chẳng gặp duyên, duyên chín mõm mòm mà vẫn lay lắt chẳng người đoái hoài. Dẫu vậy, vãn còn có chút hi vọng, vẫn còn niềm tin và sự ngạo nghễ để khẳng định “thân này đâu đã chịu gì tom”.

Bài II: Nỗi chán ngán, chua chát bẽ bàng vì có cũng như không. Đã có duyên, cái trái chín mõm đã được hái nhưng gắng gượng giữ duyên tình mà nó ít ỏi quá. Kết bài thơ, có bản lĩnh mấy Hồ Xuân Hương cũng không thể dấu được nỗi chán ngán vô cùng.

Xin chào các bạn và quý Thầy Cô. Hãy nhập từ khóa mình muốn vào ô tìm kiếm trên Website để tìm kiếm mọi thứ hoặc trên google các bạn hãy nhập từ khóa + dethihsg247.com để tìm kiếm các bài viết của chúng tôi nhé.

  • Hiện tại chúng tôi có hơn 25 nghìn bài văn mẫu các thể loại.
  • Kho tài liệu, đề thi học sinh giỏi các lớp vô cùng phong phú.
  • Mỗi ngày cập nhật hơn 100 đề thi chất lượng từ các website bán tài liệu lớn.

Tải đề thi VIP với giá siêu rẻ tại Vip.Dethihsg247.Com

  • Tự tình - Hồ Xuân Hương Ngữ Văn 11 Violet

Dàn ý & 3 bài văn hay lớp 11

Phân tích hai câu đề và hai câu thực bài Tự Tình 2 của Hồ Xuân Hương gồm dàn ý chi tiết kèm theo 2 bài văn mẫu, giúp các bạn học sinh cảm nhận được nỗi cô đơn, buồn tủi, sự ê chề bẽ bàng của nhân vật trữ tình trước nghịch cảnh tình duyên không vẹn tựa một lời than vãn, chán chường.

Với tài liệu này các bạn có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi vốn từ, củng cố kiến thức để học tốt môn Ngữ văn. Ngoài ra các bạn tham khảo thêm một số bài văn mẫu khác tại chuyên mục Văn 11. Chúc các bạn học tốt.

Phân tích hai câu đề và hai câu thực bài Tự Tình 2

1. Mở bài

- Giới thiệu Hồ Xuân Hương

- Giới thiệu tác phẩm “Tự tình II” và bốn câu thơ đầu trong bài thơ:

2. Thân bài

– Hai câu thơ đầu mở ra cảm thức về thời gian và tâm trạng của nữ sĩ

+ Cảm thức về thời gian: Thời gian: đêm khuya. Âm hưởng của tiếng trống canh được đặt trong sự dồn dập, gấp gáp “trống canh dồn” cho thấy nữ sĩ cảm nhận sâu sắc bước đi không ngừng và vội vã của thời gian.

+ Cảm thức về tâm trạng: cảm nhận rõ ràng sự bẽ bàng của phận mình. Tác giả đã sử dụng biện pháp đảo ngữ, từ “trơ” được đưa lên đầu câu có tác dụng nhấn mạnh. “trơ” có nghĩa là tủi hổ, là bẽ bàng, cho thấy “bà Chúa thơ Nôm” đã ý thức sâu sắc bi kịch tình duyên của bản thân. Hai chữ “hồng nhan” được đặt cạnh danh từ chỉ đơn vị “cái” gợi lên sự bạc bẽo, bất hạnh của kiếp phụ nữ.

– Bức tranh tâm trạng đã được phóng chiếu rõ ràng hơn thông qua hai câu thơ tiếp theo

+ Cụm từ “say lại tỉnh” gợi lên sự tuần hoàn, luẩn quẩn, bế tắc đầy éo le của kiếp người đầy chua chát.

+ Hình tượng “vầng trăng” xuất hiện chính là ý niệm ẩn dụ cho cuộc đời của nữ sĩ: trạng thái “bóng xế”, sắp tàn nhưng vẫn “khuyết chưa tròn” nhấn mạnh bi kịch của cảm thức về thân phận: tuổi xuân đã trôi qua nhưng nhân duyên mãi mãi là sự dang dở, lỡ dở không trọn vẹn.

→ Bức tranh ngoại cảnh đồng nhất với bức tranh tâm trạng.

3. Kết bài

- Khái quát lại vấn đề nội dung của hai câu đề và hai câu thực

Phân tích hai câu đề và hai câu thực bài Tự Tình 2 - Mẫu 1

Hồ Xuân Hương một nữ sĩ đại tài của văn học Việt Nam, bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Các vần thơ của bà tập trung nói về người phụ nữ với sự ý thức cao độ về vẻ đẹp hình thức và nhân cách. Nhưng đằng sau những vần thơ ấy còn là nỗi đau thân phận bị rẻ rúng. Nỗi niềm đó được thể hiện trong bài thơ Tự tình II, và điều này được thể hiện rất rõ qua hai câu đề và 2 câu thực của bài thơ.

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu đưa hương say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

Trước hết thân phận người phụ nữ trong bài thơ được thể hiện đầy cay đắng xót xa, họ ý thức về thân phận mình, ý thức về tuổi thanh xuân trôi nhanh mà hạnh phúc lứa đôi chưa được trọn vẹn:

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.

Câu phá đề mở ra thời gian và không gian nghệ thuật rất đặc biệt: đêm đã về khuya, không gian quá mênh mông và vắng lặng. Chính là nhờ tính từ “văng vẳng” được nữ sĩ dùng vừa tự nhiên, vừa rất tinh tế mà ta nhận ra cùng một lúc không gian mênh mông [tiếng trống cầm canh từ xa xôi theo gió “vẳng” tới,vọng tới; và không gian vắng lặng [bút pháp lấy động tả tĩnh quen thuộc của thi pháp cổ điển]. Đã có hai trong tổng số ba bài thơ Tự tình nhà thơ chọn thời gian và không gian nghệ thuật giống nhau đặt ở câu phá đề. Cách cảm nhận bước đi của thời gian qua tiếng trống điểm canh và tiếng gà gáy là cách cảm nhận rất Á Đông. Đó là thời gian tâm lí, thấm đẫm chất trữ tình. Đêm khuya là lúc vạn vật chìm trong giấc ngủ, mọi hoạt động ban ngày dừng lại, đó cũng là lúc tâm tư sâu lắng nhất. Người đang thao thức, suy tư trong đêm khuya lại là một phụ nữ. Đó cũng là điều bất thường. người phụ nữ được đặt trong một không gian mênh mông vắng lặng, giữa đêm hôm khuya khoắt chắc là đầy ắp nỗi niềm không biết ngỏ cùng ai, chẳng coái bên cạnh đề mà sẻ chia, thấu hiểu. Nàng hoàn toàn trơ trọi, lẻ loi, cô độc. Thời gian nghệ thuật thể hiện sự tự cảm thấy của con người trong thế giới. Cảm thức thời gian luôn gắn liền với ý thức về “cái tôi”. Ý thức về “cái tôi” càng trưởng thành, càng sâu sắc thì cảm thức về thời gian trôi chảy càng mãnh liệt. Đã đành thời gian khách quan là vô thủy vô chung. Nhưng thời gian chủ quan của một đời người là hữu hạn. Tuổi xuân của người phụ nữ lại càng ngắn ngủi, cho nên thời gian trong cảm thức cá nhân gắn liền với sự tàn phai và có sức hủy diệt ghê gớm. Cái tiếng “trống canh dồn” kia cũng là một thứ âm thanh tâm lí, nó như “dồn” nén lòng người, nhất là lòng người phụ nữ cô đơn, niềm phẫn uất, nỗi hoang mang, lo sợ.

Cái đáng sợ nhất là cảm thức về sự trôi chảy của thời gian luôn luôn ở thế nghịch đối với niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc và khổ đau của con người. khi vui sướng, hạnh phúc thì có cảm giác “ngày vui ngắn chẳng tày gang” [Nguyễn Du], khi sầu thương, đau khổ thì thời gian bò như ốc, như sên. Trong thời gian và không gian ấy, với Hồ Xuân Hương, chỉ còn lại cái vô duyên, bẽ bàng:

Trơ/ cái hồng nhan/ với nước non.

Trong phép đảo ngữ, nữ sĩ đã đặt tử “trơ” lên đầu câu thơ gây một ấn tượng mạnh mẽ. Từ “trơ” đứng riêng ra,ăn hẳn một nhịp vừa nói được thế lẻ loi, trơ trọi lại vừa nói đến sự vô duyên [trơ ra]. Từ “trơ” còn hàm chứa nhiều ngữ nghĩa hơn thế: “trơ” có nghĩa là tủi hổ: “Đuốc hoa để đó, mặc nàng nằm trơ” [Nguyễn Du, Truyện Kiều]; “trơ” cũng hàm ý mỉa mai cay đắng, xót xa khi đi với tổ hợp từ “cái hồng nhan”, thì ra “hồng nhan” đi với “bạc phận”, từ “hồng nhan” bị bỏ rơi, chẳng ai đoái hoài đến, đang “trơ” ra với “nước non” [không gian], với thời gian vô thủy vô chung. Càng nghĩ càng thấy phẫn uất, đắng đót, ngậm ngùi. Đời Hồ Xuân Hương sao chẳng thể vui với nước non, mà chỉ thấy “Bảy nổi ba chìm với nước non”, chỉ thấy “Trơ cái hồng nhan với nước non”? Nghĩa là Hồ Xuân Hương đau khổ những vẫn vững vàng bản lĩnh như “Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt” [Bà huyện Thanh Quan, Thăng Long thành hoài cổ].

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn

Tên của bài thơ là Tự tình cho nên câu thực đầu tiên thể hiện tình thực của Hồ Xuân Hương. Trong cô đơn giữa đêm khuya vắng lặng, người phụ nữ ấy đã phải mượn đến chén rượu giải sầu đã là chuyện đầy vơi của nỗi niềm, tâm trạng. Người phụ nữ đến chén rượu độc ẩm đêm khuya mới là việc cực chẳng đã. Uống rượu mà như uống sầu uống tủi, như nuốt thầm giọt đắng giọt cay. “Say”, có thể lãng quên giây lát nỗi sầu thương. Nhưng “say” rồi sẽ lại “tỉnh”, và lúc ấy mới thật là buồn: “Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh- Giật mình, mình lại thương mình xót xa” [Nguyễn Du, Truyện Kiều]. Cụm từ “say lại tỉnh” gợi lên cái vòng luẩn quẩn, bế tắc trong tâm trạng, trong tình cảnh của Hồ Xuân Hương.

Đêm đã tàn canh. Vầng trăng lạnh đã “bóng xế” non đoài. Người còn ngồi đó trong tình trạng “say lại tỉnh”, đúng là “Trơ cái hồng nhan với nước non”. Hai câu thực đã triển khai ý chủ đạo được mở ra hai câu đề. Thực cảnh cũng là thực tình. Hình tượng “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” đang đồng nhất với thân phận của nữ sĩ. Hình tượng thơ hết sức gợi: tuổi xuân của người phụ nữ trôi mau như “vầng trăng bóng xế” mà nhân duyên không trọn vẹn như vầng trăng chưa bao giờ là trăng rằm tròn đầy, tỏa sáng.

Qua phân tích hai câu đề và hai câu thực bài Tự Tình chúng ta đã hiểu được phần nào nỗi cô đơn, lẻ loi, nỗi xót xa, đau đớn trước cái số phận nghiệt ngã lắm truân chuyên của Hồ Xuân Hương, đồng thời cũng là của những người phụ nữ thời bấy giờ.

Phân tích hai câu đề và hai câu thực bài Tự Tình 2 - Mẫu 2

Giai đoạn vào giữ thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 là khoảng thời gian phát triển rực rỡ nhất của văn học trung đại Việt Nam. Thời điểm đó xuất hiện những câu bút rất nổi tiếng và người ta hay nhắc đến nhất là đại thi hào Nguyễn Du với tác phẩm Truyện Kiều, cùng bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Một trong số những tác phẩm tiêu biểu của nữ sĩ Hồ Xuân Hương đó là bài thơ Tự tình 2. Qua bài thơ, ta mới hiểu tại sao Hồ Xuân Hương lại được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm, là nhà thơ của phụ nữ, chuyên viết về phụ nữ.

Hồ Xuân Hương sống vào giai đoạn lịch sử đất nước có nhiều biến động. Quê gốc ở Quỳnh Lưu, Nghệ An, nhưng bà chủ yếu sống ở kinh thành Thăng Long. Cuộc đời của Xuân Hương rất truân chuyên, là con vợ lẽ, bản thân cũng đi làm lẽ cho người ta, rồi sớm góa chồng, thậm chí bà góa chồng tận 2 lần. Bà là người có tài lại có sắc, vừa thông minh vừa bản lĩnh. Về sự nghiệp sáng tác, đến nay chỉ còn lưu lại được 40 bài thơ Nôm, và một số bài thơ chữ Hán chép chung trong tập Lưu Hương ký. Nội dung nổi bật là thể hiện sự cảm thông thương xót đối với thân phận éo le, thiệt thòi của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Đồng thời trân trọng, khẳng định, đề cao, ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn cùng ngoại hình, thể hiện cái khát khao được vươn lên trong cuộc sống, được hạnh phúc sâu sắc của người phụ nữ. Về nghệ thuật, bà luôn tìm cách Việt hóa thơ Đường trong các khía cạnh đề tài, hình ảnh, ngôn ngữ.

Tự tình 2 nằm trong chùm thơ Tự tình, với âm điệu gần giống những câu ca dao than thân xưa. Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật nên gồm 4 phần, đề, thực, luận, kết. Nội dung chính là mạch tâm trạng của người phụ nữ khi giãi bày tâm tư tình cảm của mình. Trong đó, hai câu đề là nỗi buồn tủi, chán chường số phận, hai câu thực là sự cố gắng trốn chạy, cố quên nhưng lại phải đối mặt với thực cảnh và thực tình của mình để thấm thía hơn.

Hai câu thơ đề đã gợi ra nỗi chán chường, buồn tủi của nhân vật trữ tình bằng việc tái hiện lại bối cảnh thời gian và không gian trong câu khai đề:

"Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn".

Thời gian vào lúc "đêm khuya" khi vạn vật đã chìm vào nghỉ ngơi, con người còn thức đến khuya thì có nghĩa đây là khoảng thời gian để đối diện với chính mình, chìm đắm vào nỗi suy tư, nỗi buồn tẻ, thao thức. Tiếng "trống canh dồn" gợi ra bước đi rất vội vã gấp gáp của thời gian. Từ đó, ta có thể đọc được tâm trạng con người trong bối cảnh thời gian ấy, đang chất chứa nhiều nỗi niềm, đó là sự bất an, lo lắng, rối bời, hoảng hốt. Bút pháp lấy động tả tĩnh trong từ "văng vẳng", cho ta cảm nhận được âm thanh từ rất xa vọng lại, chính tỏ đây là một không gian rộng lớn, tĩnh vắng đến lạ thường. Trong không gian ấy, con người trở nên nhỏ bé, cô đơn, lạc lõng, trơ trọi.

Nỗi niềm buồn tủi chán chường không chỉ được gợi ra trong không gian và thời gian, mà còn được diễn tả một cách rất trực tiếp trong câu thừa đề bằng cách sử dụng những từ ngữ gây ấn tượng mạnh.

"Trơ cái hồng nhan với nước non"

Tác giả nhấn mạnh từ "Trơ" bằng hai biện pháp nghệ thuật kết hợp, đó là nghệ thuật đảo cấu trúc phối hợp với cái nhịp ngắt đầy phá cách 1/3/3. Thông qua đó, tác giả diễn tả nỗi đau và bản lĩnh của Hồ Xuân Hương. "Trơ" có nghĩa là trơ trọi, lạc lõng, tủi hổ, bẽ bàng. "Trơ" cũng còn có nghĩa là trơ lì, chai sạn, ngẩng cao đầu thách thức. Cuối cùng, bà nhấn mạnh khắc sâu hai vế đối lập "cái hồng nhan/nước non", là cá nhân người phụ nữ với xã hội phong kiến rộng lớn. Từ đó, ta thấy rõ hơn cái bi kịch của người phụ nữ trong xã hội xưa, nhỏ bé, yếu đuối thế mà phải đối mặt với cái xã hội to lớn, đầy rẫy bất công, tưởng chẳng thể ngóc đầu lên được. Cụm từ "cái hồng nhan" là một kết hợp từ rất độc đáo, "hồng nhan" vốn là từ hán việt mang sắc thái trang trọng, thể hiện sự trân trọng với vẻ đẹp của người phụ nữ thế mà lại kết hợp với từ "cái", một lượng từ thường kết hợp với những từ chỉ đồ vật bé nhỏ, vô tri, vô giác, tầm thường. Gợi ra sự rẻ rúng, coi thường với giá trị của người phụ nữ, thật xót xa, buồn tủi. Hồ Xuân Hương đã cất lên tiếng than cho những thân phận má đào ở xã hội xưa, góp thêm một tiếng nói trong trào lưu nhân đạo của văn học cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19.

Đến hai câu thực đó là nỗi đau thân phận nổi trôi giữa say và tỉnh, dường như Hồ Xuân Hương đã ngồi nhẫn tàn canh, ngồi một mình trong nỗi cô đơn, để làm bạn với chén rượu cay nồng, để đối mặt với đêm khuya lẻ bóng với vầng trăng lạnh đang soi.

"Chén rượu hương đưa, say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn"

Câu thơ chứa đựng biết bao nỗi niềm ngao ngán, nhà thơ uống rượu để cho say, cho quên đi nỗi sầu khổ nhân thế, nhưng trái ngang sao cứ "say lại tỉnh", gợi cái vòng luẩn quẩn, bế tắc, lặp đi lặp lại. Bà muốn say nhưng rượu cũng chẳng khiến bà say mãi, rồi cũng có lúc phải tỉnh lại. Bà lại phải đối mặt với nỗi cô đơn, với cái nỗi lẻ loi, phải đối diện với đêm khuya mịt mù, thứ mà bà muốn say để trốn tránh. Và khi tỉnh ra rồi lại càng thấm thía hơn cái nỗi cô đơn, trơ trọi mà mình phải gánh chịu.

Câu "Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tàn" trước hết là ngoại cảnh, sau cũng tâm cảnh. Bởi nó bộc lộ được cảm xúc của nhà thơ, tạo nên cái sự đồng nhất giữa trăng và người. Ta nhận thấy hình ảnh "Vầng trăng bóng xế" có nghĩa là trăng đêm đã sắp tàn, tuổi xuân đã sắp trôi qua hết, nhưng trái ngang sao vẫn "khuyết chưa tròn", tình duyên của nhà thơ vẫn chưa trọn vẹn, còn lắm lận đận, truân chuyên nhiều bề.

Hai câu thơ thực mang dáng dấp của một lời than vãn, nghe đâu đây có tiếng thở dài. Nhà thơ như than cho số phận éo le và cũng là than thay cho những người phụ nữ khác có cùng chung cảnh ngộ với bà. Lời than ấy vừa đau đớn, vừa xót xa, như châm kim vào lòng người đọc, một nỗi đau thấu tâm can.

Như vậy chỉ qua hai câu thơ đề và hai câu thơ luận của Tự tình 2 ta đã thấy được phần nào nỗi cô đơn, lẻ loi, nỗi xót xa, đau đớn trước cái số phận nghiệt ngã lắm truân chuyên của Hồ Xuân Hương, đồng thời cũng là của những người phụ nữ thời bấy giờ. Những dòng thơ ngắn ngủi còn cho thấy cái bản lĩnh mạnh mẽ của một người phụ nữ tuy cuộc đời lắm nhiêu khê, nhưng vẫn dám thách thức với xã hội, đồng thời còn thể hiện cái tài năng thơ văn tuyệt diệu, thâm sâu của mình.

Phân tích hai câu đề và hai câu thực bài Tự Tình 2 - Mẫu 3

Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ luôn là tấm gương oan khổ của những éo le, bất công. Sống trong xã hội với quan điểm “trọng nam khinh nữ”, có những người trầm lặng cam chịu, nhưng cũng có những người ý thức sâu sắc được bi kịch bản thân, cất lên tiếng nói phản kháng mạnh mẽ. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương là một trong những người phụ nữ làm được điều đó. Bài thơ “Tự tình II” nằm trong chùm thơ bao gồm ba bài là tác phẩm thể hiện rõ điều này. Bốn câu thơ đầu trong bài thơ đã làm nổi bật hoàn cảnh cũng như tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất muốn vượt lên trên số phận của nữ sĩ:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”.

Tâm trạng của tác giả đã được gợi lên trong đêm khuya, và cảm thức về thời gian đã được tô đậm, nhấn mạnh để làm nền cho cảm thức tâm trạng:

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.

Thời gian lúc nửa đêm nên không gian thật vắng lặng, tịch mịch, chỉ nghe tiếng trống cầm canh từ xa vẳng lại, vạn vật đã chìm sâu trong giấc ngủ, chỉ có nhà thơ còn trăn trở thao thức với tâm sự riêng tây.

Đã nghe văng vẳng thì không thể có tiếng trống thúc dồn dập được. Âm thanh tiếng trống trở thành âm vang của cõi lòng nôn nao, bồn chồn. [Mỏ thảm không khua mà cũng cốc/ Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om]. Bao sức sống dồn nén trong chữ dồn ấy như chực trào ra.

Lẻ loi trước thời gian đêm khuya và bẽ bàng trước không gian non nước nên cái hồng nhan trơ ra. Cách dùng từ sáng tạo và đầy bất ngờ: hồng nhan là một vẻ đẹp thanh quý mà dùng từ cái tầm thường để gọi thì thật là rẻ rúng, đầy mỉa mai chua xót. Trơ là một nội động từ chỉ trạng thái bất động, hàm nghĩa đơn độc, chai sạn trước nắng gió cuộc đời. Biện pháp đảo ngữ trơ cái hồng nhan đã nhấn mạnh nỗi đơn độc, trơ trọi, bẽ bàng của thân phận. Câu thơ chứa đựng nỗi dau của kiếp hồng nhan. Đặt cái hồng nhan trong mối tương quan với nước non quả là táo bạo, thách thức, cho thấy tính cách mạnh mẽ của nữ thi sĩ, khao khát bứt phá khỏi cái lồng chật hẹp của cuộc đời người phụ nữ phong kiến.

Hai câu thực nói rõ hơn tàm trạng của nhà thơ:

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xê khuyết chưa tròn.

Hai câu thơ có hai hình ảnh ẩn dụ. Hương rượu như hương tình, lúc lên men dậy sóng nhưng cũng chóng nhạt phai nên cuộc đời chao đảo, ngả nghiêng. Thật là trớ trêu cho con tạo. Cái ngọt ngào nồng nàn chỉ thoảng qua còn lại là dư vị chua chát, đắng cay. Say rồi lại tỉnh gợi cái vòng luẩn quẩn, dở dang. Còn vầng trăng khuya càng thêm chơ vơ, lạnh lẽo. Trăng đã xế như tuổi đã luống mà chưa bao giờ có được hạnh phúc trọn vẹn. Hai hình ảnh gợi hai lần đau xót. Vầng trăng của Thuý Kiều [Truyện Kiều - Nguyễn Du] là vầng trăng vỡ, còn của Xuân Hương mãi mãi là vầng trăng khuyết.

Như vậy, thông qua cách sử dụng ngôn ngữ giàu giá trị biểu đạt kết hợp với những biện pháp tu từ như đảo ngữ, cùng những sáng tạo trong việc xây dựng hình tượng, bốn câu thơ đầu của bài thơ “Tự tình II” đã làm nổi bật cảm thức về thời gian, cho thấy tâm trạng buồn tủi cũng như ý thức sâu sắc về bi kịch duyên phận đầy éo le, ngang trái của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.Chính những yếu tố trên đã giúp bà trở thành “Bà Chúa thơ Nôm”, đồng thời cũng là nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ với tiếng nói cảm thương và tiếng nói tự ý thức đầy bản lĩnh.

Video liên quan

Chủ Đề