Loét hành tá tràng forrest 3 là gì năm 2024

SKĐS - Tôi bị đau dạ dày mấy năm nay, đã điều trị bằng thuốc Tây, thuốc Nam nhưng không khỏi [gần như năm nào cũng đau vài đợt].

Tôi bị đau dạ dày mấy năm nay, đã điều trị bằng thuốc Tây, thuốc Nam nhưng không khỏi [gần như năm nào cũng đau vài đợt]. Vừa qua, tôi đi khám nội soi kết luận: viêm loét hang vị. Xin hỏi bác sĩ bệnh của tôi có nguy hiểm không?

Vũ Đình Quang [quangvu1285@gmail.com]

Về giải phẫu dạ dày chia làm 3 phần: phần trên tiếp giáp với thực quản là tâm vị, phần giữa là thân vị và phần dưới là hang vị [giáp với hành tá tràng]. Viêm hang vị cũng là bệnh thường gặp trong các bệnh lý về tiêu hóa. Nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn Helicobacter pylori [H.Pylori]. H.Pylori là một xoắn khuẩn gram âm sống ở dưới lớp niêm mạc dạ dày sát cạnh các tế bào biểu mô. Nó gây ra viêm niêm mạc dạ dày nếu không điều trị triệt để bệnh dễ tái phát, trở thành mạn tính, thậm chí dẫn tới ung thư. Vì vậy khi khám nội soi nếu có viêm loét phải được làm sinh thiết để tìm nguyên nhân. Nếu có H. Pylori điều trị phải phối hợp các thuốc diệt vi khuẩn và thuốc kháng bài tiết ít nhất trong 2 tuần, sau đó nội soi kiểm tra lại nếu còn vi khuẩn thì phải thay kháng sinh [tốt nhất điều trị theo kháng sinh đồ] vì hiện nay xuất hiện vi khuẩn kháng kháng sinh - đó là lý do tại sao việc điều trị không khỏi dứt điểm.

Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý. Không uống nhiều rượu, bia, cà phê đặc, hạn chế ăn chất cay nóng như tiêu, ớt. Tuyệt đối không hút thuốc lá vì hút thuốc làm chậm tốc độ khỏi bệnh và tăng số lần tái phát. Bác nên đi khám tại chuyên khoa tiêu hóa, làm sinh thiết qua nội soi dạ dày để xác định nguyên nhân từ đó mới có hướng điều trị dứt điểm được. Nếu điều trị nội khoa không kết quả, nghi ngờ ung thư hóa thì phải phẫu thuật cắt dạ dày sớm.

Nhập viện với biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, kèm theo tình trạng đi ngoài phân đen liên tiếp 3 ngày, nam bệnh nhân nhận kết quả xuất huyết tiêu hóa cao do loét hành tá tràng trong sự ngậm ngùi, chán nản, bởi đây đã là lần thứ 10 mắc bệnh. Từ đó, chuyên gia chỉ ra nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh lý đường tiêu hóa này tái đi tái lại nhiều lần đến vậy.

Khốn đốn vì xuất huyết tiêu hóa “đeo bám” đến 10 lần

Xuất huyết tiêu hóa - căn bệnh nguy hiểm bất kể ai từng mắc một lần đều khiếp sợ. Thế nhưng, nhiều người nghe câu chuyện của anh L.V.Q [50 tuổi, ở Hà Nội] không tin rằng, anh đã bị bệnh lý đường tiêu hóa này “hoành hành” đến 10 lần.

Anh Q. bị xuất huyết tiêu hóa lần đầu tiên vào năm 2005. Từ đó đến nay, bệnh liên tục tái đi tái lại khiến anh vô cùng ám ảnh. Vừa qua, thấy cơ thể xuất hiện biểu hiện đi ngoài phân đen liên tiếp 3 ngày, kèm theo hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, nghi ngờ bệnh lại tái phát, anh Q. lập tức đến khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Anh được bác sĩ thăm khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm, thăm dò chức năng cần thiết. Kết quả nội soi thực quản - dạ dày - tá tràng cho thấy có ổ loét kích thước 0,7cm đang rỉ máu đỏ tươi. Bác sĩ chẩn đoán xác định bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa cao do loét hành tá tràng [Forrest IB], nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn đến tình trạng chảy máu ồ ạt, thiếu máu, sốc và tử vong.

Ổ loét dạ dày kích thước 0,7cm đang rỉ máu đỏ tươi trên hình ảnh nội soi của bệnh nhân

Nhanh chóng xử trí, bác sĩ tiến hành thực hiện các thủ thuật cầm máu trong quá trình nội soi. Bước đầu tình trạng nguy hiểm đã được kiểm soát, nhưng bệnh nhân vẫn cần nhập viện điều trị nội trú để theo dõi sát sao diễn biến bệnh. Sau 3 ngày điều trị tích cực, anh Q. bình phục tốt và được xuất viện. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn cần tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh bệnh tái phát như những lần trước.

ThS.BS Bùi Văn Long - Chuyên khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC lý giải vì sao bệnh của anh lại tái phát nhiều lần đến vậy: Kết quả xét nghiệm vi khuẩn HP của bệnh nhân dương tính - đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm loét dạ dày - tá tràng dẫn đến tình trạng xuất huyết tiêu hóa. Có thể những lần trước, vi khuẩn được tiêu diệt chưa triệt để do kháng thuốc hoặc tái nhiễm sau điều trị, khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần.

Vi khuẩn HP - “Hung thủ” hàng đầu gây viêm loét dạ dày - tá tràng dẫn đến biến chứng xuất huyết tiêu hóa

Theo ThS.BS Bùi Văn Long, nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori [hay còn gọi là vi khuẩn HP] là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng viêm loét dạ dày - tá tràng. Ngoài ra, bệnh còn có thể mắc phải do tác dụng phụ từ việc sử dụng lâu dài các thuốc kháng viêm/ giảm đau làm ức chế quá trình tổng hợp Prostaglandin - chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, gây viêm loét dạ dày - tá tràng.

Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày - tá tràng

Các thống kê y khoa chỉ ra rằng, tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP ở mức cao, khoảng 70-80% dân số. Vi khuẩn HP có thể dễ dàng lây nhiễm qua đường hô hấp do thói quen ăn uống, sinh hoạt.

Bác sĩ cho biết thêm: Khi phát hiện nhiễm vi khuẩn HP, bệnh nhân cần được thăm khám, đánh giá các yếu tố nguy cơ và kiểm tra tổn thương ở dạ dày - tá tràng, từ đó đưa ra chiến lược điều trị, cũng như đánh giá sát sao sau điều trị để tránh bệnh tái phát nhiều lần.

Người dân lưu ý khi thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu sau cần đi khám để xác định chính xác tình viêm loét dạ dày - tá tràng đang xuất hiện trong cơ thể:

  • Đau bụng vùng thượng vị [vùng trên rốn];
  • Đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn;
  • Đầy hơi, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị;
  • Đại tiện phân đen;
  • Thiếu máu chưa rõ nguyên nhân.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, những biến chứng nặng nề do viêm loét dạ dày - tá tràng đã được các chuyên gia cảnh báo, cụ thể như sau:

  • Thủng dạ dày - tá tràng: Tình trạng này khiến bệnh nhân đau bụng dữ dội, đột ngột.
  • Xuất huyết tiêu hóa trên: Tổn thương gây ra viêm loét, chảy máu, đây là tình trạng cấp cứu cần được can thiệp kịp thời, nếu không sẽ gây mất máu trầm trọng và đe dọa đến tính mạng.
  • Hẹp môn vị - hành tá tràng: Đây là một dạng mô viêm xơ phát triển trên ổ loét ở môn vị - tá tràng, gây hẹp lòng ruột ở dưới dạ dày khiến thức ăn khó đi qua đường tiêu hóa.

2 phương pháp giúp phát hiện chính xác vi khuẩn HP hiện nay

Các trường hợp xuất hiện dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng, khi đi thăm khám sẽ được bác sĩ chỉ định đầu tay 2 phương pháp sau:

  • Nội soi dạ dày: Bác sĩ đánh giá tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng qua phương pháp nội soi, đồng thời tiến hành thực hiện test urease, hoặc sinh thiết mẫu mô để tiến hành làm sinh thiết mô bệnh học hoặc nuôi cấy vi khuẩn.

Nội soi dạ dày đánh giá tình trạng viêm loét tại MEDLATEC

  • Xét nghiệm: Bao gồm các phương pháp xét nghiệm qua hơi thở, hoặc lấy mẫu phân để tìm vi khuẩn HP.

Bác sĩ cho biết thêm: Nếu bệnh nhân có ổ loét dạ dày - tá tràng nhưng xét nghiệm HP cho kết quả âm tính, cần được đánh giá lại sau 2-4 tuần để có kết quả chính xác nhất.

Là đơn vị dẫn đầu về các thành tựu y khoa, Hệ thống Y tế MEDLATEC quy tụ đội ngũ chuyên gia Tiêu hóa đầu ngành như: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng - Chuyên gia Tiêu hóa, BS.CKI Nguyễn Thị Lan - Trưởng chuyên khoa Tiêu hóa, ThS.BS Bùi Văn Long - Chuyên khoa Tiêu hóa… Đặc biệt, đơn vị sở hữu hệ thống trang thiết bị y khoa hiện đại như: máy nội soi, máy chụp CT, MRI… và Trung tâm Xét nghiệm đạt hai tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và CAP, người dân hoàn toàn có thể an tâm thăm khám, điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa.

Chủ Đề