Lời khuyên học tiếng Anh bằng tiếng Anh

Bạn hãy nhớ phải luôn tiếp xúc với tiếng Anh “chính hãng” và bắt chước nó nhé. Nếu bạn có Internet thì chuyện học tiếng Anh tại nhà hoàn toàn nằm trong lòng bàn tay, bạn hãy thử qua 5 trang web hỗ trợ tự học tiếng Anh này nhé:

  • ESLfast.com: Đây là kênh luyện nghe tiếng Anh với hai cấp độ, dành cho người mới bắt đầu học tiếng Anh và người đã có trình độ tiếng Anh từ khá giỏi trở lên. Trang web này có đủ các đoạn đối thoại ngắn về đủ các chủ đề giao tiếp hằng ngày.
  • BBC Learning English: Website này sẽ đem lại cho bạn một lợi thế rất lớn, đó là được rèn luyện trong môi trường giọng Anh-Anh chuẩn, nếu bạn trước giờ chỉ nghe quen giọng Anh-Mỹ. Tuy nhiên, nếu như trình độ tiếng Anh của bạn chỉ ở mức mới bắt đầu thì có thể sẽ khá chật vật vì có ít sự lựa chọn cho trình độ của bạn.
  • VOA Learning English: Những video trên đây được phát thanh viên nói với tốc độ chậm, rất dễ nghe nên bạn có thể nghe từng từ một cách rõ ràng. Giúp người học rất hứng thú vì được cập nhật tất cả những thông tin nóng hổi trên khắp thế giới bằng ngôn ngữ toàn cầu.
  • TalkEnglish.com: Đây một trang web miễn phí dành cho việc học tập tiếng Anh. Cung cấp khoảng 1000 bài học với hơn 9000 file âm thanh ở nhiều chủ đề khác nhau. Các chủ đề liên quan đến nhiều tình huống khác nhau từ thông thường, thương mại, du lịch đến phỏng vấn. Ngoài ra, TalkEnglish cũng cung cấp các bài học luyện nói căn bản [các cách diễn tả căn bản hữu ích], các mẹo khi phát âm, các cụm từ và thành ngữ, và các kỹ năng nghe tiếng Anh.
  • Youtube: Khi tiếng Anh bạn đã tốt hơn nhiều, bạn có thể đăng ký theo dõi những kênh mà bạn thích trên Youtube.

3. Chọn “nguồn” phù hợp với trình độ

Một lời khuyên “vàng” khi tự học tiếng Anh nữa là nên chọn nguồn, tài liệu học phù hợp với trình độ. Bạn không nên xem phim, nghe nhạc, đọc sách/báo, nghe podcast tiếng Anh để học tiếng Anh khi mà bạn không hiểu những gì bạn đang nghe hay đọc.

Đừng cố gắng tra từ điển quá nhiều lúc đọc tiếng Anh, khi bạn còn chưa hiểu bất cứ nội dung gì trong bài đọc!

Chắc chắn rất nhiều người đã nói bạn cứ nên xem, đọc sách/báo để học tiếng Anh rồi đúng không? Nhưng hay suy nghĩ kĩ trước khi nghe theo lời khuyên đó nhé. Cứ thử tưởng tượng bạn phải đọc một bài báo mà bạn chỉ hiểu được vài từ, còn lại phải tra từ điển. Hay khi bạn đọc một quyển sách dày 100 trang mà mới trang đầu tiên có 20 từ mới. Hay coi một bộ phim mà cứ phải tập trung vào nghe người ta nói gì, cứ phải dừng lại tra từ điển liên tục. Lời khuyên của TalkFirst dành cho bạn là hãy chỉ chọn tài liệu phù hợp với trình độ của mình thôi.

Vậy thế nào là phù hợp?

Tài liệu phù hợp để tự học là một bài nghe/đọc mà bạn đã hiểu ít nhất trên 80% những gì người ta trình bày. Tại sao lại 80%? Vì lúc này TalkFirst tin rằng bạn đã đủ khả năng để đoán được nghĩa của những từ mới, việc này vừa giúp bạn luyện não, vừa giúp ghi nhớ từ vựng tốt hơn.
Và hãy nhớ nhé, đừng quá vội, cố quá cũng không tốt!

4. Đặt câu hỏi What và How

Khi đọc hoặc nghe một bài nghe từ nguồn tài liệu tiếng Anh “xịn” như TalkFirst có giới thiệu ở trên, bạn hãy chú ý đến hai thứ quan trọng nhất:

  • What: Nội dung người đang nói là gì? Ý của họ là sao?
  • How: Cách người bản ngữ nói ra sao?

Có rất nhiều người khi nghe hoặc đọc tài liệu bằng tiếng Anh, họ chỉ chú ý đến nội dung mà quên mất rằng mình đang học tiếng Anh, học một ngôn ngữ. Vậy nên khi bạn nghe người khác nói/đọc một tài liệu bằng tiếng Anh, hãy tranh thủ xem thử người ta diễn đạt như thế nào.
Lưu ý quan trọng, bạn để ý đến cách người ta đặt câu, cách dùng từ vựng và sắp xếp những từ đó. Sau đó học cách người ta diễn đạt ý một cách tự nhiên bằng tiếng Anh “xịn”!

5. Giữ niềm tin với bản thân

Lời khuyên cuối cùng là bạn hãy tin tưởng vào bản thân, cứ tự do mắc lỗi và giỏi hơn hằng ngày nhờ tự bắt lỗi chính mình nhé. Cố gắng nói được càng nhiều càng tốt cho dù có mắc lỗi. Mỗi lần mắc lỗi là mỗi lần bạn có thể tự rút ra bài học để tiến bộ. Có câu nói: “Người không bao giờ mắc lỗi là người không bao giờ làm gì cả”. Do đó, bạn hãy suy nghĩ một cách tích cực “Mỗi lần mắc lỗi là một lần tiến bộ”.

Đừng tạo áp lực cho bản thân, đừng nghĩ là sự cố gắng của bạn là vô ích. Hãy cứ áp dụng những phương pháp học tập khoa học liên tục, đều đặn và chờ ngày hái quả!

Mong rằng những lời khuyên trên có ích cho việc cải thiện tiếng Anh của bạn. Và sẽ giúp cho việc tự học Tiếng Anh của bạn bớt nặng nề thêm phần nào. Chúc bạn học tập tốt!

Xem thêm các bài viết liên quan:

Tham khảo thêm Khóa học Tiếng Anh Giao Tiếp Ứng Dụng tại TalkFirst dành riêng cho người đi làm & đi học bận rộn, giúp học viên nói & sử dụng tiếng Anh tự tin & tự nhiên như tiếng Việt.

Tuy nhiên, đôi khi những lời khuyên chúng ta nhận được trong những trường hợp đó lại chỉ mang tính chất “vô thưởng vô phạt”. Bạn thấy đấy, không phải tất cả các đề xuất đều phù hợp với thời điểm. Đôi khi, những lời khuyên được đưa ra với mục đích tốt lại vô tình làm mọi người khó chịu và một trong những lý do cho việc đó có lẽ là cách diễn đạt không phù hợp.

Chính vì vậy, VOCA đã tổng hợp những cách đưa ra lời khuyên bằng tiếng Anh một cách hợp lý và mang lại hiệu quả cao nhất.


Cách đưa ra lời khuyên bằng tiếng Anh


I. Cách đưa ra lời khuyên

     1. Sử dụng động từ khiếm khuyết

Sử dụng động từ khiếm khuyết để đưa ra lời khuyên chính là hình thức phổ biến nhất trong tiếng Anh. Nhưng động từ khiếm khuyết bạn có thể sử dụng để đưa ra lời khuyên có thể kể đến là SHOULD, OUGHT TO.

S +  SHOULD [NOT] / OUGHT [NOT] TO + V

Cấu trúc của cách khuyên này mang nghĩa “bạn nên làm gì”. Bạn nên cẩn thận một chút khi sử dụng cách nói này vì có thể sẽ vô tình nghe như một câu ra lệnh nha.

Ví dụ:

     •    You shouldn't drink and drive. [Bạn không nên lái xe sau khi uống rượu bia.]
     •    This is delicious. You ought to try some. [Món này ngon lắm. Bạn nên thử ăn một ít đi.]

*** Should và Ought to khác nhau như thế nào?
     •    “Should” mang tính gợi ý, biểu đạt quan điểm cá nhân. “Should” thường được dùng cho các câu phủ định và câu hỏi.
     •    “Ought to” là một lời khuyên mang tính chắc chắn hơn “should”, giải pháp này đưa ra khi không còn cách giải quyết khác. Ngoài ra, “ought to” còn nói về nhiệm vụ hoặc luật lệ bắt buộc phải làm.


     2. Đặt câu hỏi

Thay vì sử dụng câu khẳng định, phủ định, bạn có thể sử dụng một câu hỏi để khuyên ai làm gì. Cách diễn đạt này khiến người nghe có cảm giác được lựa chọn thay vì bị ép làm điều gì, từ đó cảm thấy thoải mái, dễ tiếp nhận hơn.

Why don’t you + V?

Ví dụ:

     •    Why don’t you do some more exercise? [Sao bạn không tập thể dục thể thao?]
     •    Why don’t you go and see her? [Sao bạn không đến gặp cô ấy ?]

 

How about/ What about + N/ V_ing?

Cấu trúc How about cũng có thể sử dụng khi muốn nói lên ý tưởng gì đó.

Ví dụ:

     •    How about going out and having a drink? [Hay là mình đi ra ngoài và uống bia nhỉ?]
     •    What about a break? [Hay là mình nghỉ một lát nhé?]

Have you thought about + N/ V_ing?

Ví dụ:

     •    Have you thought about taking part in the singing contest? [Bạn đã nghĩ đến việc tham gia cuộc thi ca hát không?

Have you tried + V_ing...?

Ví dụ:

     •    Have you tried doing yoga? [Bạn đã thử tập yoga chưa?

     3. Đặt người nói vào vị trí người nghe

Cách nói này khiến người đối diện thấy được sự đồng cảm từ bạn. Một cách khuyên để không nghe giống như đang yêu cầu người khác làm gì đó là nói “nếu tôi là bạn, tôi sẽ…”. 

Câu giả định thường được dùng trong cách diễn đạt này:

If I were you, I would + V

Ví dụ:

     •    If I were you, I'd start looking for another job. [Nếu tôi là bạn, tôi sẽ bắt đầu tìm kiếm một công việc khác.]
     •    If I were you, I'd probably go. [Nếu tôi là bạn, chắc tôi sẽ đi.]

     4. Đưa ra đề xuất và gợi ý

S + suggest/ recommend + V_ing

Ví dụ:

     •    I recommend using the latest version of the browser. [Tôi khuyên bạn nên sử dụng phiên bản mới nhất của trình duyệt.]
     •    I suggested going in my car. [Tôi đề nghị đi bằng xe của tôi.]

     5. Đưa ra lời khuyên trực tiếp

S + had better [not] + V

Ví dụ:

     •    You'd better go to the doctor about your cough. [Tốt hơn hết bạn nên đi khám bác sĩ để trị ho.]
     •    You'd better not do that again. [Tốt hơn hết bạn không nên làm điều đó một lần nữa.]

     6. Sử dụng "Advice"

My [piece of] advice is not + V_ing

Ví dụ:

     •    My piece of advice is not thinking too much. [Lời khuyên của anh là không suy nghĩ quá nhiều.]

Let me give you a piece of/some advice. / Take my advice. + S + V

Ví dụ:

     •    Take my advice. Don't do it. [Hãy nghe lời khuyên của tôi. Đừng làm điều đó.]
     •    Let me give you some advice. Just break up with her. [Để tớ cho cậu lời khuyên này. Hãy cứ chia tay với bạn ấy đi.]

     7. Sử dụng "Advise"

I advise you [not] to + V

Ví dụ:

     •    I advise you to see a doctor. [Tôi khuyên bạn đi gặp bác sĩ.]
     •    I advise you not to go there by car right now because of the traffic jam. [Tôi khuyên bạn không đến đấy bằng ô tô ngay bây giờ vì có tắc nghẽn giao thông.]

II. Cách đáp lại lời khuyên

     1. Tiếp nhận

          •    Thanks, I’ll do it.[Cảm ơn, tôi sẽ làm như vậy.]
          •     It sounds good. [Nghe có vẻ ổn đấy.]
          •    That sounds like a good idea. [Có vẻ là một ý hay đấy.]
          •    Thanks. It’s a good suggestion. [Cảm ơn. Thật là một gợi ý tốt.]
          •    I think you’re right. [Tôi nghĩ bạn đúng đó.]
          •    Why didn’t I think of that? [Tại sao tôi lại không nghĩ ra nhỉ.]


     2. Từ chối

          •    No, I’d rather not. [Không, tôi không làm vậy đâu.]
          •    I don’t think so. [Tôi không nghĩ vậy.]
          •    I don’t feel like it. [Tôi không cảm thấy thế.]
          •    No, I don’t think it’s a good idea. [Tôi không nghĩ đây là một ý hay đâu.]

Rất vui được đồng hành cùng bạn trên con đường chinh phục Anh ngữ!

From VOCA Team with heart,

VOCA Content Team

Video liên quan

Chủ Đề