Lớp học văn hóa ứng xử của người nhật năm 2024

Nhật Bản luôn được biết đến như một quốc gia có nhiều địa điểm du lịch, phong cách thiên nhiên tuyệt vỹ, kỳ ảo. Chưa hết, quốc gia được mệnh danh là xứ sở hoa anh đào này còn được nhiều du khách nước ngoài cảm phục với văn hóa giao tiếp Nhật Bản.

Nếu lần đầu tiên giao tiếp với người Nhật, bạn chúng ta sẽ thấy bất ngờ vì những cử chỉ nghiêm chỉnh và rất tế nhị của họ. Đôi lúc, chúng ta cũng cảm thấy khó hiểu về những cử chỉ ấy. Tuy nhiên, điều đó lại là đặc trưng nổi bật trong văn hóa ứng xử của người Nhật. Hiện nay, rất nhiều quốc gia khác đang coi đó là mô hình để học tập.

1. Văn hóa giao tiếp Nhật Bản biến lời nói như hoa anh đào

Nhật Bản luôn được coi là đất nước xứ sở hoa anh đào, loài hoa luôn phủ khắp đất nước vào mùa xuân. Hoa anh đào biểu tượng cho tinh thần kiên cường, bất khuất, ý chí Samurai, những bông hoa mọc thành chùm thể hiện cho tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái trong con người. Chưa hết hoa anh đào còn mang một chút dư vị trong văn hóa giao tiếp của người Nhật, nó thể hiện sự khiêm nhường nhưng luôn toát thần thái thanh cao.

“Lời chào cao hơn mâm cỗ” luôn là biểu hiện đầu tiên trong quá trình giao tiếp của người Nhật. Tất cả lời chào của người Nhật bao giờ cũng phải cúi mình và kiểu cúi chào như thế nào phụ thuộc vào địa vị xã hội, từng mối quan hệ xã hội của mỗi người khi tham gia giao tiếp. Theo một quy luật không thể thay đổi trong văn hóa giao tiếp, những người kém tuổi luôn luôn “kính lão đắc thọ” với người hơn tuổi, ngoài ra họ còn thể hiện sự rạch ròi đối với giới tính, địa vị trong xã hội của những người tham gia giao tiếp.

2. Sẵn sàng nói lời cảm ơn và xin lỗi

Văn hóa giao tiếp của người Nhật luôn đề cao sự thoải mái, dễ chịu. Họ không bao giờ muốn tạo sự phiền hà, phức tạp trong khi giao tiếp, luôn nhẫn nhịn cảm xúc cá nhân cho dù bản thân phải đối mặt với những vấn đề trong cuộc sống. Họ không muốn trở thành kẻ đáng ghét, lố bịch trong mắt đối phương nên mỗi lời nói, cử chỉ thậm chí thúc giục đều mang sự nhẹ nhàng, lịch sự tối đa.

Khi có dịp đến nhà người khác, họ luôn thể hiện sự biết ơn. Nếu được chủ nhà chủ động mời vào, người khách luôn phải nói “cảm ơn, rất hân hạnh” và bỏ áo khoác trước cửa nhà. Nếu như gây phiền hà và không thể ra ngoài sớm họ phải ngay lập tức nói “lời xin lỗi và xin lượng thứ”. Trước khi chính thức ra về, người khách tiếp tục phải cúi chào một lần nữa và cảm ơn chủ nhà để bày tỏ sự biết ơn, kính cẩn.

3. Thông điệp qua hành động:

Không chỉ qua lời nói, người Nhật còn sở hữu văn hóa trao đổi thông tin bằng ngôn ngữ hình thể sành sỏi. Họ cho rằng việc nhìn thẳng vào mắt thể hiện sự thiếu lịch sự . Người Nhật thường tránh nhìn trực diện vào người đối thoại, mà họ thường nhìn vào một vật trung gian hoặc cúi đầu xuống và nhìn sang bên. Văn hóa giao tiếp Nhật Bản luôn mang đến sự chuẩn mực, đề cao sự tinh tế và trang trọng.

Khi giao tiếp với nhau để bàn bạc về công việc, người Nhật sẽ chú trọng vào vấn đề chuyên môn hơn bất kỳ vấn đề ngoài lề nào khác, họ sẽ tỏ ý không hài lòng nếu đối phương liên tục đùa phiếm hay không tập trung vào vấn đề qua ánh mắt hay điệu bộ khẽ cười mỉm. Bạn sẽ bị đánh giá là thiếu nghiêm túc, thậm chí sẽ gây ác cảm với họ. Nụ cười hay tiếng cười của người Nhật có thể là do họ cảm thấy bối rối hoặc khó chịu, và có thể không mang nghĩa là họ đang vui.

Phụ nữ Nhật cũng được đánh giá phẩm chất khắt khe qua như hành động, cử chỉ khi giao tiếp với người lạ. Một người phụ nữ đức hạnh sẽ thường lặng im và nhìn đi chỗ khác khi nói chuyện với người mình gặp lần đầu. Ngược lại, họ sẽ bị đánh giá như một người không đàng hoàng, thiếu đức hạnh nếu như ánh mắt họ không rời đối phương khi nói chuyện.

Việc hiểu biết các chuẩn mực xã hội và giao tiếp của mỗi nền văn hóa quốc gia khác nhau sẽ là cơ hội tốt để chúng ta phát triển những mối quan hệ xuyên biên giới, đặc biệt sẽ cực kỳ hữu dụng nếu bạn đang theo đuổi con đường kinh doanh, môi trường đề cao “lòng tin” và “mối quan hệ”. THALIC hi vọng qua bài viết này, độc giả phần nào có hiểu biết thêm về văn hóa của người Nhật. Biết đâu một ngày nào đó khi làm việc cùng người Nhật, những thông tin này trở nên hữu ích khi có thể gây được thiện cảm với họ.

Nhật Bản vốn nổi tiếng là nước có nhiều luật lệ và phép tắc. Do vậy khi tiếp xúc với đời sống văn hóa ở đây không chỉ người phương Tây mà người Châu Á chúng ta một phần nào đó sẽ thấy “choáng ngợp”. Vì vậy dù bạn đi du lịch hay có ý định sống và làm việc lâu dài thì hãy tìm hiểu trước một số quy tắc ửng xử cơ bản ở Nhật cần lưu ý để cư xử cho đúng mực nhé. Dưới đây là một số quy tắc sẽ giúp ích cho bạn để tránh khó xử khi giao tiếp ở Nhật nhé.

\>Học bổng du học các trường đại học Nhật bản

\>Học bổng du học các trường tiếng Nhật

1. Học tiếng Nhật:

Bạn nên dành nhiều thời gian vào việc học càng nhiều tiếng Nhật càng tốt. Dù cho bạn chỉ đi du lịch ngắn ngày thôi nhưng việc bạn bỏ túi cho mình một ít vốn từ Nhật sẽ khiến cho chuyến đi của bạn thú vị hơn nhiều.Còn người có ý định sống lâu dài và làm việc ở đây thì Tiếng là điều cơ bản hàng đầu , bởi tiếng Nhật có nhiều cách nói khác nhau nên bạn cần biết để dùng từ cho thích hợp với hoàn cảnh. Và một điều sẽ có ích cho bạn nữa là người dân ở đây họ sẵn sàng dạy cho bạn thứ tiếng của họ.

2. Văn hóa chào hỏi:

Khác với cách chào hỏi ôm- hôn của Phương Tây và cái bắt tay của Châu Á thì người Nhật họ chào hỏi người khác đầu tiên bằng một cái cúi đầu. Đặc biệt nếu là người lớn tuổi hay là người có địa vị cao hơn thì họ sẽ cúi thấp hơn. Cúi đầu chính là nét văn hóa chào hỏi của người Nhật nên bạn đừng ngại và biết cách cúi đầu sao cho phải phép.

3. Trong bữa ăn:

Thực chất những phép tắc trên bàn ăn của người Nhật không khó lắm. Chỉ cần bạn biết và chú ý một số quy tắc đơn giản sau:

  • Không được cắm đũa vào chén cơm và để lại đó, không dùng đũa gắp thức ăn cho người khác. Bởi 2 hành động này thường chỉ diễn ra ở đám tang do vậy không nên dùng trong bữa ăn.
  • Nếu phần ăn hơi to thì bạn có thể dùng đũa cắn một miếng rồi để phần còn lại xuống không sao.
  • Điều đặc biệt là khi ăn tạo ra tiếng động cũng không sao. Bởi nhiều gia chủ họ hiếu khách họ sẽ cảm thấy vui khi nghe thấy tiếng xì xụp của bạn , điều này chứng tỏ đồ ăn rất ngon miệng đối với bạn.
  • Bạn nên dùng đũa gắp phần ăn trong chén súp trước rồi mới nâng chén lên uống nước dùng.
  • Luôn luôn ăn tất cả những gì được dọn mời.

4.Trong phòng vệ sinh:

  • Nếu trước cửa phòng vệ sinh có những đôi dép để đi trong nhà vệ sinh thì bạn nên dùng nó để đi vào. Và nếu bạn đi nhà vệ sinh công cộng thì nhớ giữ gìn vệ sinh chung,bởi ở đây có nét văn hóa là ” Nghĩ cho người tiếp theo”.

5. Việc bạn hỉ mũi nơi công cộng được xem là thô lỗ:

Điều này là đố kị nhất nơi công cộng ở Nhật , kể cả bạn có hỉ vào khăn tay của bạn cũng nên bởi hành vi được xem là thô lỗ nơi đông người.

6. Ăn mặc kín đáo, Nhất là đối với phụ nữ:

Người Nhật họ có xu hướng mặc kín đáo hơn người phương Tây, nên nếu bạn là nữ thì nên chú hơn về cách ăn mặc của mình. Không nên mặc áo hở ngực, quần sooc hay là váy quá ngắn để lộ đồ lót khi bạn cúi xuống . Bởi nó sẽ được xem là thiếu cẩn trọng và làm mọi người xung quanh khó xử và bối rối. Điều này sẽ khiến bị người khác nhìn chằm chằm và một số người khác giới có suy nghĩ tiêu cực, không tốt cho bạn.

7. Sử dụng phương tiện giao thông công cộng:

Bạn nên nhớ điều này là luôn luôn phải xếp hàng khi lên tàu, xe và tránh va chạm với người khác. Nếu bạn có ba lô hay túi to thì tháo ra cầm ở tay trước khi lên xe và để trước chân để tránh đụng vào ai đó. Bạn biết là giờ cao điểm ở Nhật cực kì đông người nên khi lên phương tiện công cộng bạn nên chú ý tay của mình để tránh hiểu nhầm. Khi lên tàu xe nếu không còn xe nữa thì hãy đứng, và nếu có ăn uống trên tàu thì hãy giữ vệ sinh nhé. Còn nữa nhớ nhường ghế cho người già, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ để thể hiện mình là người lịch sự và biết ứng xử khi đi phương tiện công cộng nhé.

8. Phòng tắm công cộng:

Khi bạn tới đây nhớ mang theo khăn tắm, dầu gội và sữa tắm gói ghém chúng gọn gàng nhé. Tắm và lau cơ thể kỹ lưỡng trước khi vào bồn, có thể mang theo khăn nhỏ nhưng nhớ đừng để nó rơi xuống nước. Hãy rửa lại và lau sạch trước khi ra khỏi bồn nhé.

9. Không được ngồi bệt trên sàn:

Cho dù bạn có mệt mỏi tới đâu cũng nên nhớ không nên ngồi bệt lên sàn bởi đây xem là nơi rất bẩn, đặc biệt là nơi công cộng. Nhớ nhé ngay cả ngồi xổm cũng không được vì mọi người ở đây thường tưởng tượng ngồi xổm của tội phạm hoặc là xã hội đen. Bởi thế nên khi đi phương tiện công cộng không còn ghế thì bạn nên đứng, ngoại lệ bạn có thể ngồi ở sàn nhà, quán ăn..

10. Người Nhật rất khiêm tốn:

Chúng ta có thể biết rằng người Nhật họ rất hiếm khi nói họ tài giỏi về một cái gì đấy. Ví dụ nếu như có ai đó khen bạn dùng đũa khéo thì hãy khiêm tốn phủ nhận. Hãy hiểu hơn về con người nơi đây.

11. Biết quan sát để học hỏi:

Có thể lúc mới đầu bạn không biết nhưng hãy nhìn vào những người khác để học hỏi và làm theo họ. Điều này không phải lúc nào cũng có ích nhưng nó sẽ giúp bạn chống cháy trong hoàn cảnh bất cập nào đấy.

Chủ Đề