Lừa đảo trúng iPhone 13 trên Amazon

Trước đó, có rất nhiều nạn nhân đã sập bẫy lừa. Có trường hợp còn bị lừa trúng thưởng vàng dỏm, kèm tặng nước hoa, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc của một công ty ở quận 3, TP Hồ Chí Minh. Qua tìm hiểu tại TP Hồ Chí Minh, các “công ty” đều không rõ địa chỉ, số điện thoại thì đối tượng sử dụng các sim “rác”...

Ông Lê Văn D [ngụ ấp Bàu Vừng, xã Phước Trạch, huyện Gò Dầu, Tây Ninh], bức xúc kể: “Khoảng 10h ngày 14/10, tôi nhận được cuộc gọi từ số điện thoại 08981271xx của người phụ nữ tự xưng Kiều Thư, nhân viên của Trung tâm tổ chức sự kiện Apple VN, thông báo gần những tháng cuối năm, công ty tổ chức nhiều đợt quay số trúng thưởng. Và tôi là khách hàng may mắn trong kỳ quay thưởng của Trung tâm, được trúng thưởng 1 điện thoại iPhone 11 Pro Max, trị giá 27.900.000đ”.

Sau đó, Kiều Thư hướng dẫn ông D đi đến văn phòng làm việc của Trung tâm tổ chức sự kiện Apple VN tại quận 1 để nhận thưởng. Khi ông D cho biết nhà xa quá không đi được, Kiều Thư nói: “Cháu sẽ gửi quà về cho chú theo đường bưu điện”.

Tiếp đó, người phụ nữ này yêu cầu ông D chuẩn bị số tiền 2.790.000đ là số tiền thuế thu nhập cá nhân để gửi trả cho Trung tâm khi nhận thưởng”.

Đến khoảng 11h ngày 16/10, ông D nhận được cuộc gọi của Kiều Thư thông báo phần quà của ông D đã được gửi đến Bưu điện huyện Gò Dầu và kêu ông D, đến để nhận. Tin lời, ông D đến Bưu điện huyện Gò Dầu thì nhận được bưu kiện số hiệu EK746226702VN với tên nơi gửi là Trung tâm tổ chức sự kiện Apple VN [phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh], người nhận là ông Lê Văn D.

Bên ngoài bưu kiện được đóng mộc đỏ với dòng chữ: “Không được kiểm tra nội dung”, nghĩa là người nhận hàng phải nộp cho bưu điện tiền thu hộ trước rồi mới được mở bưu kiện để kiểm tra, số tiền thu hộ ghi trên bưu kiện là 2.790.000đ.

Chiếc Điện thoại iPhone 4 đã qua sử dụng mà ông D nhận được.

Ông D giao số tiền 2.790.000đ cho nhân viên bưu điện, nhận bưu kiện và mở ra xem hàng tại chỗ. Khi mở bưu kiện ra thì ông D phát hiện bên trong không phải là iPhone 11 Pro Max, mà là chiếc iPhone 4 đã cũ, không mở nguồn được. Biết mình đã bị lừa, ông D đến Công an trình báo.

Còn chị Vũ Thị C. [ngụ huyện Tân Châu, Tây Ninh] cho hay, vào ngày 2/11, chị đang làm việc tại đơn vị thì một người tên Thanh gọi đến. Người này nói chị là một trong 4 trường hợp được công ty chuyên bán hàng điện máy ở quận 1 [TP Hồ Chí Minh] quay số trúng thưởng vào đợt này.

“Đáng ngờ, người này nói vanh vách cả tên tuổi, địa chỉ tôi và cho biết tôi trúng giải thưởng xe tay ga trị giá 54 triệu đồng. Tuy nhiên, để được nhận quà, người này bảo tôi phải mua một trong số món hàng có giá trị chưa đến 2 triệu đồng/sản phẩm để hỗ trợ quảng cáo hàng cho công ty, gồm: 1 bếp gas [giá 1,7 triệu đồng], 1 bộ nồi nấu ăn [giá 1,5 triệu đồng] và 1 bếp nướng thịt [giá 1,8 triệu đồng]. Người này yêu cầu tôi phải chọn ngay để công ty làm thủ tục giao xe tay ga, nếu không cơ hội qua nhanh không kịp để nhận thưởng.

Khi tôi hỏi ngày nào được xe tay ga thì người này nói sẽ giải quyết cho ngay trong ngày 2-11. Từng nghe nhiều về chuyện lừa qua mạng, tôi đưa ra yêu cầu khi được nhận xe trúng thưởng, tôi sẽ trả tiền để nhận các sản phẩm mua kèm. Có lẽ biết không thể lừa được tôi, đối tượng lập tức tắt máy. Tôi gọi lại cũng không được”, chị C kể.

Trước đó, có rất nhiều nạn nhân đã sập bẫy lừa. Có trường hợp còn bị lừa trúng thưởng vàng dỏm, kèm tặng nước hoa, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc của một công ty ở quận 3, TP Hồ Chí Minh. Qua tìm hiểu tại TP Hồ Chí Minh, các “công ty” đều không rõ địa chỉ, số điện thoại thì đối tượng sử dụng các sim “rác”. Số điện thoại nạn nhân cung cấp đã bị khóa ngay thuê bao. Phần lớn, chúng nhắm đến “khách hàng” là những người lớn tuổi, phụ nữ đang sinh sống ở miền quê thiếu sự hiểu biết để lừa đảo.

Công an tỉnh Tây Ninh khuyến cáo, người dân khi nhận được các cuộc gọi thông báo trúng thưởng, khách hàng cần hỏi rõ họ tên nhân viên, chức danh, đơn vị cung cấp thông tin. Đồng thời, cần phải kiểm tra chương trình khuyến mãi của doanh nghiệp trên website chính thức, liên hệ với đơn vị tổ chức trao thưởng để xác thực thông tin.

Người dân cần bảo mật thông tin cá nhân, không tùy tiện cung cấp số CMND, tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng. Mọi người cần cẩn trọng khi giao dịch điện tử và hạn chế chia sẻ thông tin cá nhân cho người khác. Khi phát hiện đối tượng nghi vấn cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất để hỗ trợ điều tra, phát hiện, xử lý.

Lập nhiều tài khoản Facebook ảo lừa đảo người mua hàng

Ngày 14/11, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Trương Hoàng Dương [28 tuổi, trú tại 46/7 Trần Quý Cáp, phường Thuận Thành, TP Huế] về hành vi sử dụng mạng viễn thông, phương tiện điện tử chiếm đoạt tài sản.

Từ tháng 1/2020, nhận thấy mặt hàng nhiệt kế hồng ngoại và các sản phẩm gia dụng có xuất xứ nước ngoài được nhiều người đặt mua nên Dương lập tài khoản Facebook “Dương Quang Hải” để đăng thông tin nhận mua giúp các mặt hàng nhằm chiếm đoạt tiền đặt cọc.

Để tạo lòng tin với người mua hàng, Dương lập thêm 5 tài khoản Facebook ảo vào tương tác, bình luận đã mua được các mặt hàng đạt chất lượng. Sau khi bị hại tin tưởng và liên hệ nhờ đặt hàng, Dương yêu cầu người mua hàng chuyển tiền đặt cọc thông qua ví điện tử Momo, hoặc thanh toán qua tài khoản ngân hàng. Với thủ đoạn này, đến thời điểm bị bắt giữ, đối tượng Dương đã chiếm đoạt hơn 60 triệu đồng của 30 nạn nhân. [Anh Khoa]

Đ. Mừng-T. Nhung

Theo Techradar, lừa đảo được ước tính là điểm khởi đầu của hơn 90% tất cả các cuộc tấn công mạng, và theo báo cáo điều tra vi phạm dữ liệu năm 2019 của Verizon, gần 1/3 [32%] tất cả các vi phạm dữ liệu liên quan đến hoạt động lừa đảo. Ngoài ra, lừa đảo có mặt trong 78% các vụ gián điệp mạng khai thác cửa hậu của công ty.

Cùng với lừa đảo lấy cắp thông tin đăng nhập người dùng và các dữ liệu nhạy cảm khác, lừa đảo thương hiệu cũng phổ biến khi liên quan đến việc kẻ tấn công bắt chước trang web chính thức của một thương hiệu đã biết thông qua việc sử dụng một miền hoặc URL tương tự. Chúng đưa các liên kết đến trang web lừa đảo có phong cách và thiết kế giống trang web chính thức của thương hiệu, sau đó gửi email hoặc SMS chứa biểu mẫu để lấy cắp thông tin xác thực, thông tin cá nhân hoặc thanh toán.

Dựa vào kết quả nghiên cứu, Check Point cho biết Google và Amazon là những thương hiệu bị bắt chước nhiều nhất trong các nỗ lực lừa đảo trong quý 2/2020.

Khi nói đến các lĩnh vực công nghiệp, bắt chước các thương hiệu về công nghệ, ngân hàng và mạng xã hội là những lĩnh vực phổ biến nhất mà tội phạm mạng thực hiện. Trong các cuộc tấn công bắt chước dịch vụ email, Microsoft, Outlook và Unicredit là những thương hiệu bị bắt chước nhiều nhất, còn Google, Amazon và WhatsApp là những công ty web bị bắt chước nhiều nhất. Trên thiết bị di động, Facebook, WhatsApp và PayPal là mục tiêu mạo danh nhiều nhất của tội phạm mạng.

Để tránh trở thành nạn nhân của các trò lừa đảo, Check Point khuyến nghị người dùng xác minh họ đang đặt hàng sản phẩm hoặc dịch vụ từ một trang web xác thực, cẩn thận với các ưu đãi “đặc biệt” có vẻ quá tốt so với sự thật và chú ý đến các miền trông giống như có lỗi chính tả.

Tin liên quan

Ảnh minh họa. [Nguồn: gov.uk]

Ngày 14/10, các nhà quản lý Mỹ cho biết đã cảnh báo hàng trăm công ty, từ Amazon cho tới Google, về việc giả mạo đánh giá của khách hàng trên mạng để đánh bóng danh tiếng của công ty.

Nhà chức trách đã lưu ý tình trạng phát triển các dịch vụ giúp các công ty đáng bóng hình ảnh trên mạng, trong đó có dịch vụ đánh giá giả mạo hoặc xóa các ý kiến tiêu cực đối với công ty.

Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ [FTC] đã gửi thư tới khoảng 700 công ty cảnh báo mức phạt có thể lên tới 43.792 USD nếu vi phạm các quy tắc về đánh giá.

Ngoài Amazon, Google, một số "ông lớn" khác nằm trong danh sách cảnh báo này còn có Coca-Cola, nhà sản xuất đồ chơi Mattel, ngũ cốc Kellogg, công ty cung cấp ứng dụng cho thuê phòng Airbnb và công ty công nghệ du lịch toàn cầu Expedia.

Tuyên bố của FTC nêu rõ sự gia tăng mạnh mẽ của truyền thông xã hội đã xóa nhòa ranh giới giữa nội dung xác thực và thông tin chưa được kiểm chứng, từ đó làm bùng nổ các vụ lừa đảo.

FTC hiện nhắm mục tiêu vào các công ty và các nhà quảng cáo lớn. Tuy nhiên, FTC lưu ý việc một công ty nhận được thư cảnh báo của cơ quan này không có nghĩa là công ty đó có sai phạm.

Giám đốc Cục bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Mỹ Samuel Levine nhận định các đánh giá giả mạo, các thông tin, hình thức quảng cáo không được kiểm chứng là lừa dối khách hàng và gây ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp trung thực.

Theo Vietnam+

Tình trạng mất điện trên diện rộng tại Trung Quốc đang thúc đẩy Apple, Amazon và nhiều ông lớn công nghệ khác chuyển hoạt động sản xuất của họ khỏi quốc gia này.

Video liên quan

Chủ Đề