Lương gia hùng 2023

[BĐT] - Ngân hàng Thế giới [WB] dự kiến, ​​giá năng lượng toàn cầu sẽ giảm 11% vào năm 2023 sau khi tăng 60% trong năm nay, mặc dù tăng trưởng toàn cầu chậm hơn và các hạn chế Covid ở Trung Quốc có thể dẫn đến mức giảm sâu hơn.

Ảnh minh họa: Internet

Theo Báo cáo Triển vọng thị trường hàng hóa mới nhất vừa được WB công bố, giá dầu Brent được dự báo trung bình đạt mức 92 USD/thùng vào năm 2023, sau đó sẽ giảm xuống 80 USD/thùng vào năm 2024, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mức trung bình 5 năm là 60 USD/thùng.

WB cho biết, xuất khẩu dầu của Nga có thể giảm tới 2 triệu thùng/ngày do lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu đối với các sản phẩm dầu và khí đốt nước này, cùng với các hạn chế về bảo hiểm và vận chuyển có hiệu lực vào ngày 5/12.

Bên cạnh đó, đề xuất áp trần giá dầu của Nhóm các nước G7 cũng có thể ảnh hưởng đến dòng chảy dầu từ Nga, nhưng cần sự tham gia của các thị trường mới nổi lớn và các nước đang phát triển để có hiệu quả.

Theo WB, đồng USD mạnh hơn và giá trị đồng nội tệ tại hầu hết các nền kinh tế mới nổi co hẹp lại đã đẩy giá lương thực và nhiên liệu lên cao, làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực đã ảnh hưởng đến 200 triệu người trên toàn thế giới.

Ayhan Kose, Trưởng bộ phận dự báo tại WB cho biết: “Sự kết hợp của giá hàng hóa tăng cao và đồng tiền mất giá liên tục dẫn đến lạm phát cao hơn ở nhiều quốc gia”. Theo ông Kose, thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển nên chuẩn bị cho "một thời kỳ biến động thậm chí còn cao hơn trên thị trường tài chính và thị trường hàng hóa toàn cầu".

Báo cáo của WB cho thấy, gần 60% thị trường mới nổi và các thị trường đang phát triển nhập khẩu dầu mỏ đã chứng kiến ​​sự gia tăng của giá dầu tính theo đồng nội tệ. Gần 90% các nền kinh tế này cũng chứng kiến ​​sự gia tăng lớn hơn về giá lúa mì tính theo đồng nội tệ.

Lạm phát giá lương thực ở Nam Á đạt trung bình hơn 20% trong 3 quý đầu năm 2022; trong khi các khu vực khác, bao gồm châu Mỹ Latinh và Caribe, Trung Đông và Bắc Phi, châu Phi cận Sahara, Đông Âu và Trung Á, giá lương thực trung bình lạm phát từ 12 - 15%.

WB cho biết, trong khi giá năng lượng đang giảm bớt, chúng vẫn sẽ cao hơn 75% so với mức trung bình trong 5 năm qua.

Cả giá khí đốt tự nhiên và giá than đều được dự đoán sẽ giảm vào năm 2023 so với mức cao kỷ lục vào năm 2022, nhưng giá than của Úc và giá khí đốt tự nhiên của Mỹ vẫn được dự đoán sẽ cao gấp đôi mức trung bình trong 5 năm qua vào năm 2024. Giá khí đốt tự nhiên của châu Âu có thể vẫn cao hơn 4 lần mức trung bình 5 năm vào năm 2024.

Trong khi đó, sản lượng than đang tăng đáng kể do các nhà xuất khẩu lớn tăng sản lượng, khiến các mục tiêu biến đổi khí hậu gặp rủi ro.

[PLO]- Để giải quyết vấn đề cán bộ nghỉ việc vì lương thấp, Giám đốc Sở Nội Vụ TP.HCM cho biết trong năm 2023, Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét quyết định việc tăng lương cơ sở năm 2023 cho khu vực hành chính công.

Chiều 12-10, tổ ĐBQH đơn vị số 9, đoàn ĐBQH TP.HCM đã tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri quận 4, quận 7 và huyện Nhà Bè trước kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV. Tổ ĐBQH đơn vị số 9 gồm Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi và Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM Nguyễn Trần Phượng Trân.

Tại hội nghị, cử tri Trần Văn Ngân, huyện Nhà Bè, kiến nghị sớm giải quyết tình trạng cán bộ, công chức nghỉ việc do lương thấp, không đủ chi. Theo cử tri, việc nhiều cán bộ nghỉ việc đã ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ người dân tại khu vực công.

Theo cử tri Trần Văn Ngân, việc cán bộ nghỉ việc do lương thấp ảnh hưởng nhiều đến chất lượng phục vụ người dân tại khu vực công. Ảnh: BẢO PHƯƠNG

Trả lời kiến nghị của cử tri, ông Huỳnh Thanh Nhân, Giám đốc Sở Nội Vụ TP.HCM cho biết, trong Nghị quyết 27 Trung ương có xây dựng lộ trình tăng lương cho cán bộ công chức, viên chức và người lao động.

Cụ thể năm 2019, Trung ương đã thực hiện tăng lương cơ sở lần thứ nhất. Theo lộ trình đến năm 2021 sẽ thực hiện lần hai, tuy nhiên do ảnh hưởng dịch COVID-19 nên tạm ngừng nâng lương cơ bản.

“Trong năm 2023, Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét quyết định việc tăng lương cơ sở năm 2023 cho khu vực hành chính công”- Ông Nhân thông tin với cử tri.

Ông Huỳnh Thanh Nhân, Giám đốc Sở Nội Vụ TP.HCM trả lời cử tri. Ảnh: BẢO PHƯƠNG

Theo ông Huỳnh Thanh Nhân, thời gian qua khi thực hiện Nghị quyết 54 về thí điểm cơ chế đặc thù cho TP.HCM, xuất phát từ điều kiện, khả năng, TP đã đề xuất chi thu nhập tăng thêm. Bên cạnh đó, HĐND TP.HCM vừa ban hành Nghị quyết 12 chi hỗ trợ cho cán bộ có trình độ đại học, sau đại học, cán bộ không chuyên trách và cán bộ hưu trí, tham gia công tác ở phường, xã, thị trấn trên địa bàn.

“Sở Nội vụ cũng đã hoàn thành hướng dẫn cụ thể và trình UBND TP xem xét để ban hành sớm để chi hỗ trợ cho các cán bộ”- ông Huỳnh Thanh Nhân nói.

Giám đốc Sở Nội Vụ TP.HCM cho biết thêm, trong thời gian tới sẽ tiếp tục xem xét, trình chính phủ nâng chế độ chính sách cho cán bộ, công chức không chuyên trách công tác tại phường, xã, thị trấn trên địa bàn.

Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết sẽ ghi nhận ý kiến góp ý của cử tri, đồng thời tổng hợp đầy đủ, báo cáo và thông báo lại đoàn ĐBQH để có thông tin, góp ý, sửa đổi.

TP.HCM đặt mục tiêu năm 2025 giải quyết được vấn đề nhà ở

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi thông tin với cử tri tại hội nghị. Ảnh: BẢO PHƯƠNG

Tại hội nghị, nhiều cử tri cũng quan tâm đến vấn đề nhà ở, đất đai. Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, TP đang rất tập trung triển khai các chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021 – 2025.

Cụ thể, TP đặt mục tiêu đến năm 2025 giải quyết được vấn đề nhà ở, xoá được nhà ven kênh rạch và chung cư cũ mất an toàn, đáp ứng cơ bản yêu cầu thuê, mua nhà của người lao động nhập cư.

“Trong quá trình triển khai vướng mắc rất nhiều. Vướng từ luật quy hoạch luật đất đai, luật xây dựng, luật nhà ở, các luật về đầu tư… Và trong khi chờ đợi sửa đổi luật TP đã làm việc trực tiếp với các bộ, ngành liên quan và xin ý kiến Thủ tướng giải quyết. thực tiễn. Trong 9 tháng đầu năm, TP đã giải quyết được nhiều vấn đề”, ông Mãi nói.

BẢO PHƯƠNG - VÕ THƠ

Chủ Đề