Luyện tập các thành phần biệt lập tiếp theo

Thành phần gọi - đáp [TPGĐ] và thành phần phụ chú [TPPC] cũng là những thành phần biệt lập [đứng ngoài nòng cốt câu].

- TPGĐ dùng để tạo quan hệ giao tiếp hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.

- TPPC dùng để bổ sung chi tiết cho nội dung chính của câu [giải thích thêm từ ngữ, nêu xuất xứ của từ ngữ, bày tỏ thái độ của người nói]. TPPC có khi đặt trong ngoặc đơn mà không hẳn là "phụ thêm", trái lại, có thể rất quan trọng để xác nhận thêm hay bày tỏ thái độ của người viết. Ví dụ :

"Quỳnh và Dao, hai tên ngọc đặt cho người hiền. Họ ngây ngây thơ thơ [chứ không được là ngây thơ], họ lặng lẽ và ngơ ngác ; ấy là hai hột cơm".

[Xuân Diệu, Tỏa nhị Kiều]

II - HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

Phần 1. Thành phần gọi - đáp

Câu hỏi 1

Từ này [câu a] dùng để gọi, từ thưa ông [câu b] dùng để đáp.

Câu hỏi 2

Những từ để gọi - đáp trên không tham gia diễn đạt sự việc của câu.

Câu hỏi 3

Từ này trong câu [a] dùng để thiết lập cuộc thoại [có tác dụng mở đầu], cụm từ thưa ông câu [b] dùng để duy trì cuộc thoại.

Phần 2. Thành phần phụ chú

Câu hỏi 1

Nếu lược bỏ các thành phần in đậm thì nghĩa sự việc không thay đổi.

Câu hỏi 2

Cụm từ và cũng là đứa con gái duy nhất của anh chú thích cho đứa con gái đầu lòng. Chú thích này cho biết thêm thông tin về đối tượng.

Câu hỏi 3

Cụm chủ vị tôi nghĩ vậy giải thích việc lão không hiểu tôi mới là điều suy đoán của "tôi", chưa chắc đã đúng với "lão" và cũng là lí do để tôi càng buồn lắm [nếu suy đoán của "tôi" là đúng].

Phần 3. Luyện tập

Bài tập 1

- Các TPGĐ : này [để gọi], vầng [để đáp].

- Quan hệ giữa người gọi và người đáp thể hiện :

+ Quan hệ trên - dưới : chị Dậu đáp "vâng" thể’ hiện sự tôn kính bà cụ láng giềng về tuổi tác.

+ Quan hệ thân mật: bà cụ dùng từ "này" thể hiện sự bảo ban, khuyên nhủ.

Bài tập 2

- TPGĐ : Bầu ơi.

- Đây là lời gọi hướng tới mọi người nói chung. Bầu, bí: ẩn dụ chỉ những người có nguồn gốc khác nhau ; giàn : ẩn dụ chỉ môi trường sinh sống chung, có nhiều ràng buộc với nhau như đất nước, quê hương. Câu ca dao khuyên những người trong một nước nên vì quyền lợi chung mà đoàn kết với nhau.

Bài tập 3

Các TPPC là :

a] kể cả anh [bổ sung cho chúng tôi, mọi người].

b] các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ [giải thích thêm cho những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này bao gồm những ai và ai có vai trò quan trọng nhất].

c] những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới [giải thích cho lớp trẻ hôm nay là ai trong tương lai].

d] có ai ngờ [thể hiện thái độ ngạc nhiên của người nói - nhân vật "tôi"] và thương thương quá đi thôi [thể hiện tình cảm mến thương của người nói - nhân vật "tôi"].

Bài tập 4

a] TPPC kể cả anh liên quan đến bộ phận CN của câu : Chúng tôi, mọi người.

b] TPPC các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ liên quan đến bộ phận CN của câu : Nhũng người chủ tương lai..

c] những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới liên quan tới phụ ngữ lớp trẻ.

d] TPPC có ai ngờ liên quan tới hai câu Cô bé nhà bên/ Cũng vào du kích ; TPPC thương thương quá đi thôi liên quan tới câu Mắt đen tròn.

Chú ý : Sự liên quan nói trên của TPPC đối với các thành phần khác trong 4 câu thơ này mới chỉ xét về mặt ngữ nghĩa, không xét đến yếu tố vần nhịp.

Qua bài học giúp các em hiểu công dụng và các thành phần biệt lập gọi đáp, phụ chú. Biết áp dụng để làm các bài tập về các thành phần biệt lập.

ADSENSE

YOMEDIA

 

Tóm tắt bài

1.1. Thành phần gọi - đáp

Đọc các câu sau đây [trích từ truyện ngắn Làng của Kim Lân] và trả lời câu hỏi.

a. Trong những từ ngữ in đậm trên đây, từ ngữ nào được dùng để gọi, từ ngữ nào được dùng để đáp?

  • Trong các từ ngữ in đậm ở phần trích, từ này dùng để gọi, cụm từ thưa ông dùng để đáp.

b. Những từ ngữ dùng để gọi người khác hay đáp lời người khác có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không? 

  • Những từ ngữ dùng để gọi người khác hay đáp lời gọi của người khác không nằm trong sự việc được diễn đạt của câu.

c. Trong những từ ngữ in đậm đó, từ ngữ nào được dùng để lạo lập cuộc thoại, từ ngữ nào được dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra?

  • Trong những từ ngữ in đậm, từ này dùng để thiết lập quan hệ giao tiếp [mở đầu sự giao tiếp], cụm từ thưa ông có tác dụng duy trì sự giao tiếp.

1.2. Thành phần phụ chú

Đọc các câu sau đây, chú ý các từ ngữ in đậm và trả lời câu hỏi. 

a. Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh - và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.

[Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà] 

b] Lão khônghiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi cũng buồn lắm. 

[Nam Cao]

Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm. nghĩa sự việc của mỗi câu trên có thay đổi không? Vì sao? 

  • Khi bỏ qua các lừ ngữ in đậm, nghĩa sự việc của các câu nêu trên vần không thay đổi. Bởi vì nó không phải là một bộ phận thuộc cấu trúc cú pháp của câu, nó chỉ có tác dụng bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. 

Ở câu [a], các từ ngữ in đậm được thêm vào để chú thích cho cụm từ nào? 

  • Những từ ngữ in đậm ở câu [a] chú thích them cho cụm từ "đứa con gái đầu lòng". 

Trong câu [b], cụm chủ - vị in đậm chú thích điều gì? 

  • Cụm chủ - vị ở câu [b] "tôi nghĩ vậy" ý giải thích thêm rằng điều "lão không hiểu tôi" chưa hẳn đã đúng, nhưng tôi cho đó là lí do làm cho "tôi cũng buồn lắm".

1.3. Ghi nhớ 

  • Thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú là những thành phần biệt lập.
  • Thành phần gọi đáp được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.
  • Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung cho một số chi tiết chính của câu.

2. Soạn bài Các thành phần biệt lập [tiếp theo]

Để nắm được công dụng và các thành phần biệt lập gọi đáp, phụ chú, các em có thể tham khảo thêm

3. Hỏi đáp Bài Các thành phần biệt lập [tiếp theo] Ngữ Văn 9

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Chủ Đề