Mã địa điểm kinh doanh là gì

Doanh nghiệp có thể thành lập nhiều địa điểm kinh doanh khác với các chi nhánh và trụ sở chính. Vậy địa điểm kinh doanh là gì?

Địa điểm kinh doanh là gì?

Địa điểm kinh doanh tên tiếng Anh là Business Location. Và theo khoản 3 điều 44, Luật Doanh nghiệp 2020, định nghĩa địa điểm kinh doanh là nơi để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh. Cụ thể, tại địa điểm kinh doanh chúng ta sẽ trao đổi mua bán hàng hóa dịch vụ nhằm tăng doanh thu, tăng độ phủ thương hiệu, tiếp cận được với nhiều khách hàng và đối tác cũng như phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Đặc điểm của địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh có những đặc điểm đó là: Khi thành lập địa điểm kinh doanh cần gửi hồ sơ thành lập tới Phòng Đăng ký kinh doanh tại địa phương mà doanh nghiệp mở địa điểm kinh doanh đó. Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được trùng với trụ sở chính. Có thể mở địa điểm kinh doanh khác với địa chỉ của trụ sở chính hay chi nhánh của doanh nghiệp. Không có mã số thuế riêng do đó tất cả các hoạt động hạch toán thuế sẽ đều do phía công ty kê khai thuế tập trung. Tên của địa điểm kinh doanh bắt buộc phải có chữ “ địa điểm kinh doanh” + Tên doanh nghiệp Địa điểm kinh doanh sẽ là nơi được thực hiện các hoạt động mua bán, kinh doanh các sản phẩm dịch vụ thuộc ngành nghề mà doanh nghiệp đã đăng ký. Do không có mã số thuế riêng, hoạt động phụ thuộc hoàn toàn vào doanh nghiệp, nên địa điểm kinh doanh không phải là 1 pháp nhân. Do đó, ĐĐKD không phải là 1 loại hình doanh nghiệp.

Ưu nhược điểm của địa điểm kinh doanh

Khi doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh sẽ có những ưu điểm như: Địa điểm kinh doanh có chức năng kinh doanh, được phép thực hiện hoạt động kinh doanh. Đặt tại nhiều nơi trong một địa bàn, tại các địa điểm khác với trụ sở chính và chi nhánh, nhằm hỗ trợ mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Thủ tục thành lập đơn giản, dễ thực hiện và thời gian nhanh chóng. Ngược lại, địa điểm kinh doanh có một số nhược điểm là: Không có tư cách pháp nhân. không có con dấu riêng, không có mã số thuế riêng và không độc lập về tài sản. Các hoạt động hạch toán, kê khai thuế đầu phải qua công ty mẹ. Phải nộp phí môn bài [ mức phí 1 triệu/năm].

Khi nào nên thành lập địa điểm kinh doanh?

Với các ưu nhược điểm đã được liệt kê bên trên, bạn nên thành lập địa điểm kinh doanh khi:

  • Doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động kinh doanh tại những địa bàn cùng tỉnh thành phố hoặc khác tỉnh thành phố với nơi đặt trụ sở chính.
  • Muốn thực hiện thủ tục nhanh chóng, đơn giản và tiết kiệm thời gian.
  • Doanh nghiệp muốn giảm các loại chi phí phát sinh và những thủ tục kê khai thuế phức tạp.

Quy định về tên của địa điểm kinh doanh

Ngay sau đây, dịch vụ thành lập doanh nghiệp Song Kim xin gởi đến các bạn các quy tắc về đặt tên địa điểm kinh doanh, cụ thể như sau: Theo Luật doanh nghiệp năm 2021, tên của địa điểm kinh doanh bắt buộc phải bao gồm tên của doanh nghiệp cùng với cụm từ “địa điểm kinh doanh”. Tên phải được viết bằng các chữ trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W và chữ số cùng các ký hiệu. Trụ sở của địa điểm kinh doanh phải gắn tên đầy đủ.

Thay đổi tên địa điểm kinh doanh

Khi có nhu cầu thay đổi tên địa điểm kinh doanh thì doanh nghiệp chỉ cần thực hiện các bước đơn giản sau: Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ thay đổi tên địa điểm kinh doanh trong vòng 10 ngày kể từ ngày quyết định đổi tên. Hồ sơ gồm có văn bản thông báo thay đổi tên địa điểm kinh doanh theo mẫu [mẫu biểu được quy định tại thông tư 01/2021/TT-BKHĐT], lệ phí cấp lại giấy đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh. Bước 2: Nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tại nơi đặt địa điểm kinh doanh. Bước 3: Chờ Sở Kế hoạch và Đầu tư xử lý hồ sơ và thông báo chấp thuận hoặc yêu cầu chỉnh sửa bổ sung khi có sai sót trong vòng 3 ngày. Trong trường hợp hồ sơ có thiếu sót, doanh nghiệp được quyền bổ sung và sửa đổi trong vòng 60 ngày. Hết thời gian này mà hồ sơ chưa được hoàn thiện thì Sở sẽ hủy toàn bộ hồ sơ thay đổi tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Bước 4: Nếu hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp nộp lệ phí đầy đủ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp sau khi đổi tên.

Hồ sơ thủ tục cần có để thành lập địa điểm kinh doanh

Khi thành lập địa điểm kinh doanh bạn cần phải chuẩn bị hồ sơ là: Bản sao y, chứng thực của người đứng đầu địa điểm kinh doanh Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh theo mẫu. Và giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh [nếu người nộp hồ sơ không phải là đại diện pháp luật của doanh nghiệp]

Khi nào nên thành lập địa điểm kinh doanh?

Doanh nghiệp nên thành lập địa điểm kinh doanh vì hồ sơ thành lập, thủ tục giải thể hoặc thay đổi tên, thay đổi địa chỉ đơn giản, nộp ít thuế phí. Doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường và tiếp cận với nhiều khách hàng hơn, tạo độ phủ thương hiệu khi thành lập nhiều địa điểm kinh doanh khác nhau trên cùng 1 địa bàn

Kết,

Trên đây Viện Kế Toán vừa giải đáp: Địa điểm kinh doanh là gì? Đặc điểm của địa điểm kinh doanh. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp ích cho quý độc giả của Viện kế toán.

Nếu doanh nghiệp bạn đang gặp vấn đề về kế toán - tài chính, chần chờ gì nữa nhanh tay liên hệ ngay qua hottline 0916.636.419 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng. Dịch vụ của Viện kế toán luôn đáp ứng tối đa nhu cầu của quý doanh nghiệp. Mọi vấn đề về kế toán - thuế của doanh nghiệp được giải quyết nhanh gọn, tiết kiệm nhất.

Khái niệm địa điểm kinh doanh là gì?

Trước tiên, bạn cần hiểu rõ khái niệm về địa điểm kinh doanh: Theo khoản 7 Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, địa điểm kinh doanh là cơ sở cố định để tiến hành hoạt động kinh doanh, không bao gồm cơ sở cung cấp tạm thời hàng hóa hay dịch vụ.

Mã số thuế địa điểm kinh doanh lấy ở đâu?

Hướng dẫn cách tìm mã số nội bộ của địa điểm kinh doanh: - Truy cập địa chỉ //dangkykinhdoanh.gov.vn trên thanh trình duyệt Web - Tại ô tìm kiếm: nhập tên địa điểm kinh doanh Nhấn tìm kiếm- Hệ thống tự động hiển thị danh sách kết quả có thông tin mã số nội bộ của địa điểm kinh doanh.

Địa điểm kinh doanh phải nộp những loại thuế gì?

Về chế độ kế toán: Địa điểm kinh doanh là đơn vị hạch toán phụ thuộc, không phải nộp thuế GTGT, tuy nhiên vẫn phải nộp thuế môn bài; Địa điểm kinh doanh không có con dấu, do đó trong trường hợp cần ký hợp đồng, xuất hóa đơn, hoặc ghi nhận chi phí bằng hóa đơn thì công ty mẹ sẽ thực hiện thay.

Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là gì?

Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh Là cửa hàng, cửa hiệu hoặc nơi cụ thể khác tiến hành hoạt động, kinh doanh của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Căn cứ Thông tư 105/2020/TT-BTC thì trường hợp hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh ngoài trụ sở thì các địa điểm kinh doanh được cấp mã số thuế 13 chữ số.

Chủ Đề