Mã ngành quản lý dự án xây dựng

Quản lý dự án đầu tư xây dựng, gồm: lập, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế xây dựng; khảo sát xây dựng; cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng; xây dựng công trình đặc thù và thực hiện dự án đầu tư xây dựng tại nước ngoài; quản lý năng lực hoạt động xây dựng; hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng. Có thể thấy quản lý dự án đầu tư bao gồm nhiều hoạt động, đây cũng là hoạt động không thể thiếu trong hoạt động xây dựng. Đây là một ngành nghề đang có xu hướng phát triển, để có thể hoạt động về quản lý dự án đầu tư xây dựng doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề quan lý dự án đầu tư xây dựng. Quy trình thực hiện, hồ sơ của thủ tục này được quy định như thế nào? Khách hàng hãy tham khảo bài viết của luật P&P để tìm hiểu rõ hơn.

Quản lý dự án đầu tư xây dựng là ngành nghề có điều kiện, để có thể hoạt động trong lĩnh vực này bên cạnh việc thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề quản lý dự án đầu tư xây dựng thì doanh nghiệp còn phải được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. Vì vậy thủ tục bổ sung ngành nghề quản lý dự án đầu tư xây dựng được thực hiện qua 02 bước cơ bản sau:

Bước 1: Thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề quản lý dự án đầu tư xây dựng

Bước 2: Thực hiện thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

I. THỦ TỤC BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Thủ tục bổ sung ngành nghề quản lý dự án đầu tư xây dựng là gì?

Bổ sung ngành nghề quản lý dự án đâu tư xây dựng là việc thêm mã ngành của quản lý dự án đầu tư xây dựng vào danh sách mã ngành đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thủ tục bổ sung ngành nghề quản lý dự án đầu tư xây dựng là những công việc mà doanh nghiệp phải làm để thêm mã ngành này vào trong danh sách ngành nghề đã đăng ký trong danh sách mã ngành đã đăng ký trong giấy chứng nhận doanh nghiệp.

Tại sao phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề quản lý dự án đầu tư xây dựng?

Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời gian 10 ngày kể từ ngày khi có sự thay đổi về ngành, nghề kinh doanh. Nếu doanh nghiệp không thực hiện việc thông báo sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật:

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh các nội dung theo quy định đối với hành vi vi phạm

Điều kiện để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề quản lý dự án đầu tư xây dựng

- Phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

- Phải có sự đồng ý của công ty thông qua quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên và công ty hợp danh; quyết định của Đại hội đồn cổ đông đối với công ty cổ phần và quyết định của chủ sở hữu công ty với công ty TNHH 1 thành viên.

- Phải có đầy đủ hồ sơ hợp lệ để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề

Khớp mã ngành đối với quản lý dự án đầu tư xây dựng

Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và ngành, nghề không có trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì mã ngành, nghề được ghi theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Đối với ngành, nghề kinh doanh chưa có trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác thì Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư [Tổng cục Thống kê] để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.

Từ những quy định trên mã ngành của quản lý dự án đầu tư xây dựng trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam là: 7110

Hồ sơ bổ sung ngành nghề quản lý dự án đầu tư xây dựng

- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

- Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty hợp danh; nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên.

- Giấy ủy quyền cho cá nhân người đi nộp hồ sơ thực hiện công việc và giấy tờ tùy thân của người đi nộp hồ sơ

- Đối với công ty có vốn đầu tư nước cần cung cấp thêm giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Quy trình thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề quản lý dự án đầu tư xây dựng

Thẩm quyền: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư

Hình thức nộp hồ sơ: nộp hồ sơ bổ sung ngành, nghề quản lý dự án đầu tư xây dựng qua mạng

Các bước thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ nêu trên

Bước 2: Nộp hồ sơ bổ sung ngành, nghề quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Phòng đăng ký kinh doanh

Bước 3: Nhận kết quả

Thủ tục bổ sung ngành nghề quản lý dự án đầu tư xây dựng với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề quản lý dự án đầu tư xây dựng phải thực hiện qua hai bước

Thực hiện điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư 

Thực hiện thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trên giấy đăng ký doanh nghiệp

II. THỦ TỤC XIN CẤP CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

Thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là gì?

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là chứng chỉ cấp cho tổ chức đủ điều kiện về năng lực hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Tổ chức chỉ có thể hoạt động xây dựng khi có chứng chỉ năng lực. Thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là các công việc mà doanh nghiệp phải thực hiện với cơ quan nhà nước để được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.

Tại sao phải thực hiện thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng?

Theo quy định của pháp luật tổ chức tham gia hoạt động xây dựng trong các lĩnh vực sau, phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng: khảo sát xây dựng; lập thiết kế quy hoạch xây dựng; thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng; thi công xây dựng công trình; tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình; kiểm định xây dựng; quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đầu tư kinh doanh các ngành nghề đầu tư kinh doanh nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của luật đầu tư.

Điều kiện năng lực tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng

Điều kiện đối với tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng:

- Có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng phù hợp với công việc quản lý dự án theo quy mô, loại dự án;

- Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án đầu tư xây dựng, cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn của công tác quản lý dự án phải có chuyên môn phù hợp, được đào tạo, có kinh nghiệm công tác và chứng chỉ hành nghề phù hợp với quy mô, loại dự án.

Điều kiện cụ thể đối với từng hạng:

1. Hạng I: Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án hạng I; Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề về giám sát thi công xây dựng, định giá xây dựng hạng I phù hợp với công việc đảm nhận; Cá nhân tham gia thực hiện quản lý dự án có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận; Đã thực hiện quản lý dự án ít nhất 01 dự án nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên.

2. Hạng II: Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án từ hạng II trở lên; Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề về giám sát thi công xây dựng, định giá xây dựng từ hạng II trở lên phù hợp với công việc đảm nhận; Cá nhân tham gia thực hiện quản lý dự án có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận; Đã thực hiện quản lý dự án ít nhất 01 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 02 dự án từ nhóm C trở lên.

3. Hạng III: Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án từ hạng III trở lên; Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề về giám sát thi công xây dựng, định giá xây dựng từ hạng III trở lên phù hợp với công việc đảm nhận; Cá nhân tham gia thực hiện quản lý dự án có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận.

Điều kiện đối với ban quản lý dự án đầu tư xây dựng:

- Có quyết định thành lập của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực hoặc của chủ đầu tư đối với Ban quản lý dự án do mình thành lập;

- Có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng phù hợp với công việc quản lý dự án theo quy mô, loại dự án;

- Có cơ cấu tổ chức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ quản lý dự án; có trụ sở, văn phòng làm việc ổn định;

- Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án đầu tư xây dựng, cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn của công tác quản lý dự án phải có chuyên môn phù hợp, được đào tạo, có kinh nghiệm công tác và chứng chỉ hành nghề phù hợp với quy mô, loại dự án.

Hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Để được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng, tổ chức chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:

- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực

- Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập

- Chứng chỉ hành nghề kèm theo bản kê khai và tự xác định hạng

- Chứng chỉ năng lực đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực

- Hợp đồng và Biên bản nghiệm thu công việc đã thực hiện theo nội dung kê khai

- Hợp đồng; Biên bản nghiệm thu hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng hoặc bộ phận công trình

Quy trình thực hiện thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Thẩm quyền: Cơ quan chuyên môn của Bộ xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng I, Sở xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng II, III

Hình thức nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng qua mạng

Thời gian giải quyết: 20 ngày

Các bước thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật

Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng tại cơ quan có thẩm quyền

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực có trách nhiệm cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 20 ngày. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực phải thông báo một lần bằng văn bản tới tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị.

Bước 3: Nhận kết quả

Những công việc không cần chứng chỉ năng lực hoạt động xây

- Thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án theo quy định tại Điều 22 Nghị định này; Chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án theo quy định tại Điều 23 Nghị định này;

- Thiết kế, giám sát, thi công về phòng cháy chữa cháy theo pháp luật về phòng cháy, chữa cháy;

- Thiết kế, giám sát, thi công hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình;

- Thi công công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa, nội thất và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình;

- Tham gia hoạt động xây dựng đối với công trình cấp IV; công viên cây xanh, công trình chiếu sáng công cộng; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông; dự án chỉ có các công trình nêu tại điểm này;

- Thực hiện các hoạt động xây dựng của tổ chức nước ngoài theo giấy phép hoạt động xây dựng quy định tại khoản 2 Điều 148 của Luật Xây dựng năm 2014.

Hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

 Để xem xét về năng lực của tổ chức hoạt động xây dựng và tổ chức có đủ điều kiện để được cấp chứng chỉ năng lực hay không cơ quan có thẩm cấp chứng chỉ năng lực phải thành lập hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng:

Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực thành lập hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng; Cơ cấu và số lượng thành viên hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng do thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực quyết định.

Thành phần Hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực do cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng thành lập bao gồm:

- Chủ tịch hội đồng là lãnh đạo của cơ quan cấp chứng chỉ năng lực;

- Ủy viên thường trực là công chức, viên chức của cơ quan này;

- Các Ủy viên tham gia hội đồng là những công chức, viên chức có chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực xét cấp chứng chỉ năng lực, các chuyên gia có trình độ chuyên môn thuộc lĩnh vực xét cấp chứng chỉ năng lực trong trường hợp cần thiết.

Thành phần hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề do tổ chức xã hội - nghề nghiệp thành lập bao gồm:

- Chủ tịch hội đồng là lãnh đạo của tổ chức xã hội - nghề nghiệp;

- Các Ủy viên hội đồng là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

Những vướng mắc thường gặp trong quá trình làm hồ sơ

Khách hàng hỏi: Một cá nhân có được đảm nhận nhiều chức danh khác nhau trong tổ chức hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng không?

Luật P&P trả lời: Theo quy định của pháp luật không giới hạn số lượng chức danh mà cá nhân có thể đảm nhận trong một tổ chức. Cá nhân có thể đảm nhận một hoặc nhiều chức danh  nhưng phải có chứng chỉ hành nghề và đáp ứng được điều kiện năng lực với từng chức danh đảm nhận

Khách hàng hỏi: Có thể sử dụng cùng một chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho quản lý xây dựng đầu tư và thiết kế xây dựng không?

Luật P&P trả lời: Theo quy định của pháp luật, tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực phải hoạt động theo đúng phạm vi lĩnh vực hoạt động ghi trên chứng chỉ. Cũng theo quy định của pháp luật mỗi lĩnh vực xây dựng sẽ có những điều kiện về năng lực khác nhau có thể tổ chức đáp ứng điều kiện về thiết kế xây dựng nhưng lại không đáp ứng điều kiện về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Chính vì vậy nên không thể hoạt động thiết kế xây dựng với chứng chỉ năng lực của quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Khách hàng hỏi: Thời gian thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là bao lâu?

Luật P&P trả lời: Theo quy định tổ chức bị thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có thể xin cấp lại chứng chỉ năng lực sau 12 tháng. Như vậy thời gian thu hồi chứng chỉ năng lực là 12 tháng.

Công việc luật P&P trong quá trình làm hồ sơ

- Tư vấn cho khách hàng các thông tin liên quan đến thủ tục bổ sung ngành, nghề quản lý dự án đầu tư xây dựng

- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng về thủ tục bổ sung ngành nghề quản lý dự án đầu tư xây dựng

- Soạn thảo hồ sơ liên quan đến thủ tục bổ sung ngành quản lý dự án đầu tư xây dựng

- Nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề quản lý dự án đầu tư xây dựng tại cơ quan đăng ký kinh doanh

- Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề quản lý dự án đầu tư xây dựng

- Nhận và bàn giao kết quả cho khách hàng sau khi thực hiện xong thủ tục bổ sung ngành nghề quản lý dự án đầu tư xây dựng

- Tư vấn các vấn đề về thuế và các thủ tục liên quan sau khi thực hiện xong thủ tục bổ sung ngành, nghề quản lý dự án đầu tư xây dựng

Liên hệ với với Luật P&P

Hotline: 0989.869.523/0984.356.608

Email:

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề