Mã quốc gia cho hàng hóa nhập khẩu xuất khẩu năm 2024

Căn cứ, Tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 66:2018/BTNMT quy định về mã HS code như sau:

Quy định chung
1.3. Giải thích thuật ngữ:
...
1.3.4. Mã HS là mã số phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu ghi trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành và Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
...

Trên thế giới, HS Code được viết tắt từ cụm từ "Harmonized System Codes", dịch ra Tiếng Việt có thể hiểu là Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa. Mã HS Code là mã số phân loại hàng hóa được quy chuẩn theo quy định của Hệ thống phân loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan thế giới WCO phát hành.

Mã HS code được sử dụng nhằm phân loại các loại hàng hóa thành một hệ thống chuẩn, với danh sách mã số cho từng loại hàng hóa và được áp dụng thống nhất ở tất cả các quốc gia, thống nhất cho các loại hàng hóa.

Còn tại Việt Nam, mã HS code là mã số phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu ghi trong Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành dựa trên hệ thống mã HS code quốc tế.

Lưu ý, nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Mã HS code là gì? Danh mục mã HS code hàng hóa xuất nhập khẩu được quy định ở đâu? [Hình từ Internet]

Danh mục mã HS code hàng hóa xuất nhập khẩu được quy định ở đâu?

Căn cứ Điều 1 Thông tư 31/2022/TT-BTC quy định về ban hành Danh mục mã HS code hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam như sau:

Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, gồm hai [2] phụ lục:
Phụ lục I - Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Phụ lục II - Sáu [6] quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam dựa trên Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của Tổ chức Hải quan thế giới.

Như vậy, Danh mục mã HS code hàng hóa xuất nhập khẩu hiện nay được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 31/2022/TT-BTC.

Danh mục này được áp dụng cho các tổ chức, cá nhân thực hiện xuất nhập khẩu hàng hóa hoặc có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu.

Ngoài ra, danh mục này còn được các Cơ quan hải quan, công chức hải quan và các cơ quan khác của Nhà nước về hải quan và quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu sử dụng.

Các cá nhân, tổ chức quan tâm có thể tải về Danh mục mã HS code hàng hóa xuất nhập khẩu tại đây.

Hướng dẫn 02 cách tra cứu mã HS code hàng hóa xuất nhập khẩu?

Cá nhân, tổ chức muốn tra cứu mã HS code hàng hóa xuất nhập khẩu có thể thực hiện tra cứu mã HS code qua 01 trong 02 cách sau:

Cách 1: Sử dụng tiện ích tra cứu mã HS code hàng hóa xuất nhập khẩu trên Thư viện pháp luật:

- Bước 1: Truy cập vào tiện ích tra cứu mã HS code thông qua địa chỉ //thuvienphapluat.vn/phap-luat-doanh-nghiep/tra-cuu-ma-hs.html;

.jpg]

- Bước 2: Nhập “từ khóa” [tên hàng hóa, mô tả hàng hóa] hoặc “mã HS” cần tìm và nhấp vào nút “Tìm”.

- Bước 3: Hệ thống sẽ hiển thị một hoặc một số kết quả tương ứng với từ khóa hoặc mã HS đã nhập. Nhấp vào kết quả hiển thị quan tâm để xem chi tiết mã HS code.

Cách 2: Tra cứu trên trang web Tổng cục hải quan

- Bước 1: Truy cập vào trang Tổng cục hải quan qua địa chỉ: //www.customs.gov.vn/;.jpg]

- Bước 2: Chọn mục "Tra cứu Biểu thuế - Mã HS".

.jpg]

- Bước 3: Chọn mục tra cứu phù hợp với nhu cầu rồi nhập mã số HS [phải nhập tối thiểu 4 số] hoặc nhập từ khoá vào thanh tìm kiếm.

Đối với các doanh nghiệp lần đầu xuất nhập khẩu hàng hóa, không tránh khỏi việc thắc mắc về mã HS code. Hơn nữa, việc xác định mã HS code một cách chính xác cho hàng hóa mà doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng không phải việc đơn giản. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về mã HS code là gì và cách tra mã HS code chính xác, hiệu quả. Hãy cùng theo dõi chi tiết bài viết để có thêm thông tin nhé.

Mã HS code là gì?

Mã HS là viết tắt của Harmonized Commodity Description and Coding System. Là hệ thống mã hóa và mô tả hàng hóa hoặc gọi đơn giản là một danh pháp sản phẩm quốc tế đa năng được phát triển bởi Tổ chức Hải quan Thế giới [WCO]

Có thể nói HS Code là ngôn ngữ, tên sản phẩm được mã hóa thành một dãy số [thường là 8 số hoặc 10 số] từ đó cả thế giới dùng chung mã số này để mô tả hàng hóa giúp cho người mua và người bán thống nhất chung về tên sản phẩm, tính chất, tác dụng và phân loại sản phẩm…

Vai trò của mã HS trong xuất nhập khẩu

Việc thể hiện hàng hóa bằng HS code gồm 8 số hoặc 10 số giúp cho tất cả các nước trên thế giới có thể phân loại hàng hóa một cách hệ thống và thống nhất. Việc tạo ra hệ thống thuật ngữ và ngôn ngữ hải quan giúp cho các bên [bên mua và bên bán] dễ hiểu, tránh việc tranh chấp thương mại cho phân loại sai hàng hóa vì ngôn ngữ địa phương.

Có thể nói vui như thế này, đối với “vật đội lên đầu che nắng” người miền Nam gọi là “Nón”, người miền Bắc gọi là “Mũ” nhưng người Anh, người Mỹ nó gọi là “Hat” nếu các hợp đồng ngoại thương có vấn đề rồi chơi chữ nhau thì rất khó có luật để xử

Ngoài ra, việc thống nhất phân loại hàng hóa theo mã HS code còn giúp đơn giản hóa công việc của các tổ chức, cá nhân có liên quan; việc đàm phán và thực hiện các hiệp ước thương mại thuận lợi hơn.

Bên cạnh đó, mã HS còn là cơ sở để các tổ chức liên quan [cơ quan hải quan, cơ quan thuế, phòng thương mại] cấp phép hàng hóa được xuất nhập khẩu hay không? Mã HS xác định các loại hàng hóa xuất, nhập khẩu để tổ chức tiện lợi trong việc thực hiện áp thuế, thu thuế, đồng thời có thể thống kê được thương mại trong nước và xuất nhập khẩu.

Cấu trúc mã HS code

Ví dụ mã HS hai loại mũ bảo hiểm cho người đi xe máy [65061010] và mũ bảo hộ lao động [65061020]. Chúng ta thấy rằng 2 mã này có 6 chữ số đầu tiên giống nhau, chỉ khác nhau 2 chữ số cuối. Vì mã HS Code có chung một cấu trúc chứ không phải sắp xếp lộn xộn. Bạn chú ý màu tô [cứ 2 cặp số sẽ tô màu khác nhau]. Mã này do tổ chức hai quan thế giới [WCO] phát hành nên có tính chất hệ thống và nhất.

Chủ Đề