Mạch tay đập bao nhiêu là bình thường

Trên phim ảnh, bạn thấy các đại phu [thầy thuốc] ngày trước vẫn hay bắt mạch khi thăm bệnh; để xem một người còn sống hay không người ta bắt mạch cảnh. Khi khám bệnh bác sĩ cũng thường bắt mạch. Sáng sáng y tá đến từng giường bệnh để lấy thông số mạch, huyết áp bệnh nhân và báo cho bác sĩ. Nói như vậy để thấy mạch là một thông số hữu ích và thường xuyên được sử dụng trong y học.

Mạch, cùng với thân nhiệt, huyết áp, nhịp thở là những dấu hiệu sinh tồn của một con người. Dựa vào một số đặc điểm của mạch cũng có thể biết được những vấn đề về sức khỏe và bệnh tật.

Không như đo huyết áp hay thân nhiệt cần phải có dụng cụ, bạn có thể dễ dàng xác định mạch của mình chỉ với tay không.

Tự bắt mạch quay

Mạch máu thường được sử dụng để bắt mạch là động mạch quay tại vị trí mặt trước cẳng tay, ngay phía trên nếp cổ tay, về phía ngón cái. Một số mạch máu khác cũng được sử dụng để bắt mạch là động mạch cánh tay, cảnh, bẹn, khoeo, mu chân, chày sau...

Cách bắt mạch quay như sau: lòng bàn tay để ngửa - đặt hai ngón tay là ngón trỏ, ngón giữa của bàn tay kia lên vị trí mạch quay - ấn nhẹ để cảm giác mạch đập vào đầu ngón tay.

Nếu nhịp mạch đều, đếm số mạch đập trong 10 giây rồi nhân cho 6 sẽ được số mạch đập trong 1 phút. Cần bắt mạch ở hai tay để so sánh.

Tính chất và ý nghĩa của mạch

Tần số mạch tối đa

độ tuổi khác nhau sẽ có tần số mạch tối đa khác nhau và được xác định [trên lý thuyết] như sau: Nữ giới: tần số mạch tối đa = 226 - số tuổi; nam giới: tần số mạch tối đa = 220 - số tuổi. Chẳng hạn một phụ nữ 30 tuổi sẽ có tần số mạch tối đa là 226 - 30 = 196 lần/phút.

- Tần số mạch: là số lần mạch đập trong 1 phút. Tần số mạch bình thường ở người lớn là 60 - 100 lần/phút; ở trẻ em tuổi càng nhỏ, mạch càng nhanh. Mạch nhanh khi: sốt [thân nhiệt tăng 1OC, mạch tăng thêm 8 lần/phút], lo lắng, sợ hãi, kích động, giận dữ, hoạt động gắng sức. Mạch chậm gặp ở những người khỏe mạnh, chơi thể thao, vận động viên, lực sĩ [thường tần số mạch của những người này là 40 - 60 lần/phút]; gặp trong bệnh lý tim mạch [loạn nhịp], suy giáp, thương hàn...

- Kích thước mạch: nói đến áp suất đập của mạch. Mạch mạnh gặp trong hở van động mạch chủ, còn ống động mạch... Mạch yếu gặp trong hẹp van hai lá, hẹp van động mạch chủ, suy tim...

- Loại mạch: mô tả kiểu mạch đập đặc biệt. Mạch nảy mạnh, chìm nhanh gặp trong hở van động mạch chủ, còn ống động mạch, dò động tĩnh mạch. Mạch yếu, nảy và chìm chậm gặp trong hẹp van động mạch chủ.

- Nhịp: nếu khoảng thời gian giữa hai lần mạch đập không đổi thì gọi là mạch đều, khác nhau giữa các lần đập là mạch không đều. Ngoại tâm thu [mạch đang đều, đột nhiên có một nhịp sớm hơn bình thường] có thể hiện diện trong một số bệnh tim nặng, đặc biệt là khi ngoại tâm thu xảy ra nhiều lần trong một phút. Loạn nhịp hoàn toàn [mạch đập không đều và không theo quy luật nào, cái mạnh cái yếu khác nhau] thường do rung nhĩ. Mạch hụt [có những mạch quá yếu không bắt được, xen kẽ với những mạch bắt được] cũng thường do rung nhĩ.

Tóm lại, nếu nhận thấy có những bất thường về tính chất mạch, nhất là về nhịp, và bất thường này diễn ra thường xuyên thì đây là lời cảnh báo để nhờ đến bác sĩ kiểm tra.

Kiểm tra mạch khi tập thể dục

Khi gắng sức, tim sẽ đập nhanh hơn để thích ứng với tình trạng này, từ đó tần số mạch cũng tăng. Tần số mạch tối đa là số lần tim đập [mạch đập] nhiều nhất có thể trong một phút.

Đây là công cụ hữu ích để dự đoán mức độ và đánh giá cường độ vận động khi tập thể dục. Nó có thể được dùng để đánh giá bạn không tập luyện quá sức, hay được dùng để xác định mức tập luyện phù hợp với bạn.

Giữa và cuối buổi tập thể dục, bạn có thể kiểm tra tần số mạch của mình. Nếu tần số mạch lúc này không quá tần số mạch an toàn, được tính là 60% của tần số mạch tối đa, có nghĩa là bạn vận động không quá sức.

Dựa vào đó bạn điều chỉnh cường độ vận động cho phù hợp. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi bạn có bệnh tim mạch hoặc vừa mới bắt đầu tập thể dục. Chẳng hạn với phụ nữ 30 tuổi, mức vận động phù hợp là mức vận động làm tăng nhịp tim không quá 118 lần/phút [60% x 196].

Tần số mạch tối đa còn giúp xác định cường độ vận động cho các mục đích khác nhau [xem bảng]. Chẳng hạn, với một phụ nữ 30 tuổi muốn giảm cân thì cần vận động với cường độ sao cho tần số mạch [kiểm tra sau khi tập] khoảng 137 lần/phút [70% x 196].

Huyết áp và nhịp tim là hai chỉ số quan trọng báo hiệu tình trạng sức khỏe của bạn. Thông qua các thông số này mà bạn biết sức khỏe của mình có đang ổn định không. Cùng tìm hiểu xem chỉ số huyết áp và nhịp tim bình thường là bao nhiêu thông qua những chia sẻ bổ ích dưới đây:

Huyết áp nhịp tim bao nhiêu là bình thường, ý nghĩa của nhịp tim đối với sức khỏe con người?

Chỉ số nhịp tim bình thường:

Theo các chuyên gia nghiên cứu Y học – Sức khỏe, nhịp tim của người khỏe mạnh dao động từ 60 đến 100 nhịp mỗi phút. Nhịp tim càng thấp thì chứng tỏ tim hoạt động càng hiệu quả và chức năng tim khỏe mạnh. Nhịp tim của vận động viên dao động trong khoảng 40 nhịp/ phút.

Nhịp tim bình thường của người già là bao nhiêu?

Đối với người lớn tuổi hay mắc các bệnh lý của người cao tuổi thì nhịp tim không ổn định, lúc tăng, lúc giảm đặc biệt là khi vận động hoặc sốc tinh thần. Dựa vào thông số và kết quả của báo cáo hiệp hội sức khỏe quốc tế, chúng ta có thể biết được nhịp tim bình thường của người già vào khoảng 60 -100 nhịp/ phút.

Cách xác định nhịp tim của người già:

Có nhiều cách khác nhau để xác định được nhịp tim của người già. Máy đo huyết áp cũng là cách xác định nhịp tim cùng với huyết áp người già một cách nhanh chóng và chính xác. Nhưng nếu bạn không có máy đo huyết áp, bạn có thể xác định nhịp tim bằng cách dễ dàng sau đây:

Kiểm tra mạch đập ở cổ tay bằng cách đặt ngón trỏ và ngón giữa trên cổ tay. Vị trí đặt tay như hình dưới. Tại đây, bạn hãy đếm nhịp đập của mạch là bao nhiêu lần trong 1 phút, số lần này sẽ tương ứng với nhịp tim của bạn.

Nhịp tim nhanh là bao nhiêu?

Nhịp tim nhanh là tình trạng tim đập loạn nhịp bất thường, đập thình thịch gây cảm giác hồi hộp. Tim đập nhanh có thể không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng nếu cứ tiếp tục tình trạng như vậy thì có lẽ đây chính là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý tiềm ẩn, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vậy nhịp tim bao nhiêu là nhanh? Cách điều trị và kiểm soát nhịp tim hiệu quả?

Tùy thuộc vào thể trạng, giới tính, độ tuổi mà nhịp tim chuẩn của mỗi người khác nhau. Ở người trưởng thành, khi nghỉ ngơi không vận động, nhịp tim sẽ dao động từ 60 – 100 nhịp/phút. Nếu nhịp tim vượt quá 100 nhịp/ phút thì được xem là tình trạng nhịp tim đập nhanh.

Với những vận động viên chuyên nghiệp, người luyện tập thể thao đều đặn, nhịp tim có thể chỉ khoảng 40 -50 nhịp/ phút. Với những người trên 60 tuôi, nhịp tim chỉ nằm trong khoảng 60-80 nhịp/ phút. Nên ở người cao tuổi, khi tim đập trên 80 nhịp/ phút thì đã xem là tim đập nhanh.

Nhịp tim trên 100 có nguy hiểm không?

Nếu nhịp tim của bạn thường ở trên 100 nhip/ phút thì đây là một vấn đề cần quan tâm. Lúc này, bạn nên đến trung tâm y tế ngay để được khám, chẩn đoán và điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Nếu không điều trị hoặc điều trị trễ, nhịp tim nhanh có thể gây ra các biến chứng như huyết khối, đột quỵ, suy tim, ngừng tim.

Nếu bạn thường xuyên có nhịp tim nhanh trên 100 nhịp/phút, đây là một tình trạng nguy hiểm. Lúc này bạn cần đến trung y tế ngay để được khám, chẩn đoán và điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Nếu không điều trị hoặc điều trị trễ, nhịp tim nhanh có thể gây ra các biến chứng như huyết khối, đột quỵ, suy tim, ngừng tim.

Nhịp tim chậm là bao nhiêu?

Người có nhịp tim dưới 60 lần gọi là nhịp chậm. Ở trẻ sơ sinh và trẻ em, nhịp tim thay đổi theo độ tuổi. Trẻ càng bé nhịp tim càng nhanh, nhịp tim trẻ sơ sinh thường tư 120 – 160 lần/ phút. Vì vậy, nếu nhịp tim dưới 100 lần/ phút, trẻ đã bị nhịp tim chậm.

Nhịp tim chậm có ảnh hưởng gì không?

Nhịp tim chậm có thể là sinh lí như ở những vận động viên, những người tập luyện thể thao nhưng cũng có thể là bệnh lí. Nhịp tim chậm sẽ làm giảm cung lượng tim, giảm tưới máu não và các cơ quan dẫn đến giảm khả năng gắng sức, mệt mỏi, suy tim, có thể ngất và đột tử.

Ý nghĩa của nhịp tim đối với sức khỏe của bạn

Nhịp tim cao báo động nguy cơ mắc các bệnh thiếu máu cơ tim, có thể dẫn đến tình trạng đột quỵ đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng sức khỏe.

Nhịp tim thất thường phản ánh bệnh tim mạch. Tim đập thất thường khiến người bệnh cảm thấy tức ngực, khó thở, tim đập lúc nhanh, lúc chậm và không dứt khoát. Mặc dù đa phần nhịp tim không đầy đủ là không phải là nguyên nhân cấu thành nên sự nguy hiểm. Nhưng nếu dấu hiệu loạn nhịp tim thường xuyên xảy ra thì bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để sớm có sự thăm khám và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Tim đập quá chậm phản ánh bệnh tim mạch yếu: Đa số nhiều người nhầm lẫn rằng tim đập quá chậm sẽ khiến tim ngừng đập. Nhưng thật sự hoàn toàn ngược lại, nhịp tim cũng giống như các cơ quan trong cơ thể, chúng cần luyện tập để nâng cao sức mạnh. Cơ tim càng khỏe thì hiệu suất của tim càng cao, tránh được các bệnh hở van tim, các bệnh về tim hiệu quả.

Chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu?

Khi đo huyết áp, bạn sẽ được 2 trị số đo huyết áp là: huyết áp tối đa [ huyết áp tâm thu], huyết áp tối thiểu [ huyết áp tâm trương ]. Chúng ta sẽ căn cứ vào 2 chỉ số này để xem huyết áp của mình có đang ổn định hay không. Dưới đây là bảng phân loại huyết áp bình thường, huyết áp cao:

– Huyết áp bình thường: Đối với người lớn, chỉ số huyết áp được coi là bình thường khi có trị số huyết áp tâm thu dưới 120mmHg, trị số huyết áp tâm trương dưới 80mmHg.

– Huyết áp cao: trị số huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên, hoặc huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên, được chuẩn đoán là cao huyết áp.

– Huyết áp thấp: Hạ huyết áp hay huyết áp thấp xảy ra khi huyết áp tâm thu ở dưới mức 90 mmHg, hoặc giảm 25 mmHg so với bình thường.

–Tiền cao huyết áp: Khi trị số của nó nằm giữa huyết áp bình thường và huyết áp cao [ Huyết áp tâm trương từ 80- 89 mmHg, hoặc trị số huyết áp tâm thu có trị số từ 120 – 139 mmHg], thì được coi là tiền cao huyết áp.

Để kết luận một người bị tăng huyết áp hay không cần căn cứ vào trị số huyết áp của nhiều ngày. Vì vậy cần thường xuyên đo huyết áp tại nhà bằng máy đo huyết áp gia đình. Bởi vì huyết áp có thể thay đổi do cảm xúc, tâm trạng, tình trạng bệnh nên khi đo cần lưu ý tư thế đo, ngồi thư giãn để tinh thần thoải mái để cho kết quả chính xác.

Những lưu ý khi sử dụng máy đo huyết áp tại nhà:

Đối với máy đo huyết áp bắp tay:

Tư thế đo:

Khi ngồi:

thẳng lưng, tay đặt lên bàn, để bắp tay ngang tim, nếu mặc nhiều lớp áo thì phải cởi lớp áo ngoài để lộ bắp tay, quấn vòng bít quanh bắp tay, không lỏng quá hoặc chặt quá. Khoảng cách giữa ghế và mặt bàn nên ở mức 25-30 cm.

Bạn hoàn toàn có thể đo huyết áp ở cả tay trái hoặc tay phải.

Nên đo huyết áp cùng 1 thời điểm mỗi ngày, thời điểm đo tốt nhất là sau khi ngủ dậy khoảng 1 giờ.

Nên chọn nơi đo ở nơi yên tĩnh, ở tư thế thoải mái, chọn nơi đo huyết áp có thông thoáng, không quá nóng hoặc quá lạnh.

Chủ Đề