“mảnh đất hiện thực” hình thành cnxh khoa học

Hiện nay trên thực tế không có định nghĩa rõ ràng về chủ nghĩa xã hội mà nó bao gồm một loạt các khuynh hướng chính trị từ các phong trào đấu tranh chính trị và các đảng công nhân có tinh thần các mạng, những người muốn lật đổ chủ nghĩa tư bản nhanh chóng và bằng bạo lực cho tới các dòng cải cách chấp nhận. Vậy điều kiện ra đời của chủ nghĩa xã hội là gì?

Điều kiện về kinh tế – xã hội

Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp phát triển mạnh mẽ tạo nên nền đại công nghiệp. Nền đại công nghiệp cơ khí làm cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa có bước phát triển vượt bậc. Cùng với quá trình phát triển của nền đại công nghiệp, sự ra đời hai hai giai cấp cơ bản, đối lập về lợi ích, nhưng nương tựa vào nhau: giai cấp tư sản và giai cấp công nhân.

Cũng từ đây, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại sự thống trị áp bức của giai cấp tư sản, biểu hiện về mặt xã hội của mâu thuẫn ngày càng quyết liệt giữa lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.

Do đó, nhiều cuộc khởi nghĩa, nhiều phong trào đấu tranh đã bắt đầu và từng bước có tổ chức và trên quy mô rộng khắp. Phong trào Hiến chương của những người lao động ở nước Anh diễn ra trên 10 năm [1836 – 1848]; Phong trào công nhân dệt ở thành phố Xi-lê-di, nước Đức diễn ra năm 1844. Đặc biệt, phong trào công nhân dệt thành phố Li-on, nước Pháp diễn ra vào năm 1831 và năm 1834 đã có tính chất chính trị rõ nét. Nếu năm 1831, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Li-on giương cao khẩu hiệu thuần túy có tính chất kinh tế “sống có việc làm hay là chết trong đấu tranh” thì đến năm 1834, khẩu hiệu của phong trào đã chuyển sang mục đích chính trị: “Cộng hòa hay là chết”.

Sự phát triển nhanh chóng có tính chính trị công khai của phong trào công nhân đã minh chứng, lần đầu tiên, giai cấp công nhân đã xuất hiện như một lực lượng chính trị độc lập với những yêu sách kinh tế, chính trị riêng của mình và đã bắt đầu hướng thẳng mũi nhọn của cuộc đấu tranh vào kẻ thù chính của mình là giai cấp tư sản. Sự lớn mạnh của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân đòi hỏi một cách bức thiết phải có một hệ thống lý luận soi đường và một cương lĩnh chính trị làm kim chỉ nam cho hành động.

Điều kiện kinh tế – xã hội ấy không chỉ đặt ra yêu cầu đối với các nhà tư tưởng của giai cấp công nhân mà còn là mảnh đất hiện thực cho sự ra đời một lý luận mới, tiến bộ- chủ nghĩa xã hội khoa học.

Điều kiện khoa học tự nhiên và tư tưởng lý luận

Thứ nhất: Tiền đề khoa học tự nhiên

Sau thế kỷ ánh sáng, đến đầu thế kỷ XIX, nhân loại đã đạt nhiều thành tựu to lớn trên lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là ba phát minh tạo nền tảng cho phát triển tư duy lý luận. Trong khoa học tự nhiên, những phát minh vạch thời đại trong vật lý học và sinh học đã tạo ra bước phát triển đột phá có tính cách mạng: Học thuyết Tiến hóa; Định luật Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng; Học thuyết tế bào. Những phát minh này là tiền đề khoa học cho sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, cơ sở phương pháp luận cho các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu những vấn đề lý luận chính trị- xã hội đương thời.

Thứ hai: Tiền đề tư tưởng lý luận

Cùng với sự phát triển của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội cũng có những thành tựu đáng ghi nhận, trong đó có triết học cổ điển Đức với tên tuổi của các nhà triết học vĩ đại: Ph.Hêghen [1770 -1831] và L. Phoiơbắc [1804 – 1872]; kinh tế chính trị học cổ điển Anh với A.Smith [1723-1790] và D.Ricardo [1772-1823]; chủ nghĩa không tưởng phê phán mà đại biểu là Xanh Ximông [1760-1825], S.Phuriê [1772-1837] và R.O-en [1771-1858].

Những tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng Pháp đã có những giá trị nhất định:

– Thể hiện tinh thần phê phán, lên án chế độ quân chủ chuyên chế và chế độ tư bản chủ nghĩa đầy bất công, xung đột, của cải khánh kiệt, đạo đức đảo lộn, tội ác gia tăng;

– Đã đưa ra nhiều luận điểm có giá trị về xã hội tương lai: về tổ chức sản xuất và phân phối sản phẩm xã hội; vai trò của công nghiệp và khoa học – kỹ thuật; yêu cầu xóa bỏ sự đối lập giữa lao động chân tay và lao động trí óc; về sự nghiệp giải phóng phụ nữ và về vai trò lịch sử của nhà nước…;

– Chính những tư tưởng có tính phê phán và sự dấn thân trong thực tiễn của các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng, trong chừng mực, đã thức tỉnh giai cấp công nhân và người lao động trong cuộc đấu tranh chống chế độ quân chủ chuyên chế và chế độ tư bản chủ nghĩa đầy bất công, xung đột.

Tuy nhiên, những tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng phê phán còn không ít những hạn chế hoặc do điều kiện lịch sử, hoặc do chính sự hạn chế về tầm nhìn và thế giới quan của những nhà tư tưởng, chẳng hạn, không phát hiện ra được quy luật vận động và phát triển của xã hội loài người nói chung; bản chất, quy luật vận động, phát triển của chủ nghĩa tư bản nói riêng; không phát hiện ra lực lượng xã hội tiên phong có thể thực hiện cuộc chuyển biến cách mạng từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản, giai cấp công nhân; không chỉ ra được những biện pháp hiện thực cải tạo xã hội áp bức, bất công đương thời, xây dựng xã hội mới tốt đẹp.

Trên đây là nội dung bài viết điều kiện ra đời của chủ nghĩa xã hội? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Câu 1 CNXKHK là gì? Hoàn cảnh lịch sử ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học?
1.1 Định nghĩa CNXHKH- Nghĩa rộng: Chủ nghĩa xã hội khoa học theo nghĩa rộng là chủ nghĩa Mác - Lênin.- Nghĩa hẹp: là 1 trong 3 bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác - Lênin.1.2

1.2.1 Hoàn cảnh lịch sử ra đời của CNXHKH

Điều kiện kinh tế - xã hộiVề kinh tế- Trong những năm 40 của thế kỷ 19, dưới sự tác động của Cách mạng Công nghiệp, Chủ nghĩa tư bản đã có sự phát triển quan trọng làm bộc lộbản chất và những mâu thuẫn nội tại của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.- Sự phát triển quan trọng ở đây đó là chủ nghĩa tư bản hình thành chưa đầy 1 thế kỉ nhưng nó đã tạo ra một khối lượng lực lượng sản xuất khổng lồ bằng tất cả các xã hội trước cộng lại.- Chính sự phát triển rất nhanh của lực lượng sản xuất đã tác động tới phương thức sản xuất dẫn tới mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mang tínhXã hội hóa ngày càng cao với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.- Bằng chứng thể hiện một cách rõ nhất mâu thuẫn này chính là các cuộc khủng hoảng kinh tế mang tính chu kì [1825, 1836, 1847, 1857] cho thấy mâuthuẫn ngày càng nhanh hơn, gay gắt hơn.- Các cuộc khủng hoảng là minh chứng cho sự mất cân bằng cung và cầu trên thị trường. Khi cung lớn hơn cầu thì dẫn tới khủng hoàng thừa, saukhủng hoảng thừa thì người ta lại hạn chế sản xuất, thu hẹp quy mô sản xuất dẫn tới cung nhỏ hơn cầu và dẫn tới khủng hoảng thiếu.- Qua đó ta thấy được học thuyết kinh tế bàn tay vô hình [để thị trường tự điều tiết] không còn phù hợp nữa. Tất yếu nó cần được thay thế bằng mộthọc thuyết kinh tế khác.- Đó là lý do các nhà kinh tế đã đưa ra các quan điểm về sự điều tiết của nhà nước dưới góc độ vĩ mô để tránh các tổn thất của các cuộc khủng hoảng.Về xã hội- Cùng với sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra giai cấp vô sản, là những người trực tiếp vận hành trong các dây chuyền sản xuất và cũng là người đại diện cho lực lượng sản xuất. Đến thời điểm này, giai cấp công nhân đã có sự phát triển về số lượng và chất lượng.- Cùng với sự phát triển của giai cấp công nhân cũng đã hình thành nên những mâu thuẫn của giai cấp công nhân với giai cấp tư sản. Mâu thuẫn nàykhông chỉ thể hiện một cách đơn thuần như trước mà đã biểu hiện một cách gay gắt và những mâu thuẫn này là những mâu thuẫn đối kháng không thểđiều hòa được, thể hiện thông qua 3 phòng trào đấu tranh, khởi nghĩa trên quy mô lớn của giai cấp công nhân ở Pháp [1831, 1834], Đức [1844] và ở Anh[1836-1848].- Địa điểm diễn ra các cuộc khởi nghĩa đều là những nước đã và đang chịu sự tác động của cách mạng công nghiệp và giai cấp công nhân đã trưởngthành, trở thành một lực lượng chính trị độc lập, đấu tranh chống lại giai cấp tư sản để đòi hỏi những lợi ích về kinh tế và chính trị cho giai cấp của mình.- Tất cả phong trào đấu tranh có thể diễn ra 1 lần, 2 lần hay diễn ra trong 1 thời gian dài nhưng tóm lại đều là đấu tranh tự phát, chịu ảnh hưởng củatư tưởng tư sản, sớm hay muộn cũng bị giai cấp tư sản đàn áp và thất bại.- Chính những phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân đã đi đến một yêu cầu đặt ra đối với thực tiễn là để giai cấp công nhân có thể đấu tranh chiến thắng giai cấp tư sản thì họ cần có một lý luận cách mạng soi đường.- Đặt ra yêu cầu cho các nhà khoa học nghiên cứu thực tiễn để khái quát thành lý luận. Từ đó, Mác và Ăngghen trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn về kinh tế, sự phát triển của phong trào công nhân đã tạo ra những điều kiện khách quan để cho ra đời Chủ nghĩa xã hội khoa học.

→ Chính những điều kiện Kinh Tế - Xã Hội này là mảnh đất hiện thực cho sự ra đời của Chủ nghĩa xã hội khoa học.

1.2.2 Tiền đề khoa học tự nhiên và tư tưởng lý luậnTiền đề khoa học tự nhiênTrong khoa học tự nhiên, những phát minh vạch thời đại trong vật lý học và sinh học đã tạo ra bước phát triển đột phá có tính cách mạng:- Học thuyết tiến hóa:+ Trước khi các thuyết tiến hóa ra đời, việc hình thành nhận thức của con người dựa trên thuyết duy tâm thần học, họ cho rằng thế giới này được tạo rabởi 1 đấng sáng thế nào đó. Khi thuyết tiến hóa ra đời đã bác bỏ quan niệm này.+ Học thuyết tiến hóa là cơ sở KHTN chứng minh rằng giữa tất cả các loài đều được tiến hóa từ các loài trước đó bằng con đường chọn lọc tự nhiên thông qua đặc tính biến dị và di truyền.+ Đây cũng chính là một bằng chứng khoa học để bác bỏ quan điểm duy tâm thần học xây dựng quan điểm duy vật và là cơ sở để các nhà khoa học tiếp thu những nhận thức mới, hiểu biết hơn về giới tự nhiên- Học thuyết tế bào đã bác bỏ phương pháp tư duy siêu hình để hình thành nên phương pháp tư duy biện chứng khi xem xét sự phát triển của sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên.+ Phương pháp tư duy biện chứng cho thấy được sự thống nhất giữa các sinh vật sống trên thế giới, nó không có gì khác biệt giữa thế giới thực vật và đồng vật. Bởi vì giới sinh vật có chung 1 cấu tạo đầu tiên đó là tế bào, chỉ khác nhau ở cấu tạo của tế bào. Học thuyết tế bào là một phát minh ảnh hưởng tới thế giới quan của các nhà khoa học nói chung và là cơ sở, tiền đề để chuyển từ phương pháp tư duy siêu hình sang phương pháp tư duy biện chứng- Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng đã thể hiện sự thông nhất của thế giới vật chất và bác bỏ những giới hạn của con người đối với thế giớivật chất. Như vậy, thế giới này không có điểm đầu và cũng k có điểm cuối chỉ có những thời điểm chúng ta nhận thức về thế giới vật chất này và nhữngdạng biểu hiện cụ thể của tgvc này mà thôi. Đây cũng là động lực cho các nhà khoa học tham gia ngày càng nhiều, có các nghiên cứu về thế giới vật chất mà mình đang sống→ Trên đây là 3 phát minh vĩ đại cấu thành nên nền tảng KHTN của quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, Là cơ sở phương pháp luận cho các nhà sáng lập Chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu những vấn đề lý luận chính trị-xã hội đương thời.Tiền đề tư tưởng lý luậnCùng với sự phát triển của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội cũng có những thành tựu đáng ghi nhận:- Triết học cổ điển Đức [đại biểu Heghen và Phơbách].+ Mác thừa kế phép biện chứng của Hêghen trên cơ sở loại bỏ các yêu tố duy tâm thần bí trong hệ thống triết học của Hêghen, đồng thời thừa kế cácquan điểm duy vật tiến bộ của Phơbách để xây dựng phép biện chứng duy vật.- Kinh tế chính trị học cổ điển Anh [Đại biểu là Adam Smit và D. Ricado].+ Trong tư tưởng của các nhà không tưởng, kinh tế chính trị cổ điển Anh thì Mác đã kế thừa được hạt nhân hợp lý, đó chính là giá trị thặng dư.+ Qua nghiên cứu giá trị thặng dư thì Mác đã chỉ ra nguyên nhân làm nên sự giàu có của giai cấp tư sản và cũng chỉ ra được hình thức bóc lột của gia cấp tư sản đối với giai cấp công nhân là bóc lột giá trị thặng dư. Từ đó Mác có cơ sở để khẳng định rằng trong các giai cấp đối lập với giai cấp tư sản thì giai cấp công dân là giai cấp cách mạng.- Chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán Pháp [Đại biểu là XanhXimong và Phurie,. . . ]. + Là nguồn gốc lý luận trực tiếp cho sự ra đời của chủ nghĩaxã hội khoa học và sự ra đời này đã đóng góp nhiều giá trị tích cực: Phê phán chế độ phong kiến, chủ nghĩa tư bản sâu sắc, toàn diện, Đưa ra nhiều luậnđiểm có giá trị về mô hình xã hội trong tương lai, thức tỉnh tinh thần đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại chủ nghĩa tư bản.+ Bên cạnh đó cũng có nhiều hạn chế như chưa phát hiện ra quy luật vận động nội tại của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, chưa phát hiện ra được lực lượng giai cấp tiên phong đóng vai trò lãnh đạo trong quá trình chuyển biến cách mạng từ xã hội cũ sang xã hội mới, hay chưa tìm ra con đường và biện pháp đấu tranh cách mạng từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội+ Chính những hạn chế này đã đặt ra yêu cầu cho Mác phải đi giải quyết, khắc phục. Và việc Mác khắc phục chủ nghĩa xã hội không tưởng đầu thế kỷ XIX cũng chính là cơ sở ra đời lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học.

Kết luận: Chính những tiền đề khoa học tự nhiên và tiền đề tư tưởng lý luận là những vấn đề thực tiễn đặt ra để Mác - Ăngghen kế thừa, cải tạo có sự chọn lọc và phát triển lên học thuyết của mình, cho ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học sau này.

Video liên quan

Chủ Đề