Mẫu công văn cử đi học lớp đảng viên mới

Dù một cán bộ, công chức hay viên chức của một đơn vị nào đó khi được cử đi học tập ở nơi khác thì sẽ nhận được văn bản công văn cử cán bộ đi học. Theo đó, tên mẫu văn bản này là mẫu công văn cử cán bộ đi học. Vậy công văn cử cán bộ đi học được định nghĩa như thế nào?, Cách soạn thảo một mẫu công văn này đầy đủ ra sao?

Để hiểu rõ về nội dung trên, mời quý vị cùng tham khảo về bài viết sau đây của Công ty Hoàng Phi.

Công văn cử cán bộ đi học là gì?

Công văn cử cán bộ đi học là một loại văn bản hành chính được sử dụng phổ biến trong cơ quan Nhà nước, đơn vị, doanh nghiệp, văn bản này được lập ra nhằm mục đích cử cán bộ đi học tập tại một trung tâm đào tạo nào đó.

Quy định về việc cử cán bộ đi học tập ở nước ngoài theo nguồn ngân sách của nhà nước

Theo quy định tại nghị định số 101/2017/NĐ-CP có quy định như sau:

Đối với yêu cầu:

– Những quốc gia mà được chọn những cán bộ đi học tập ở nước ngoài cần có những yêu cầu như sau:

+ Có kinh nghiệm quản lý đối với lĩnh vực cần nghiên cứu, học tập đồng thời áp dụng được ở Việt Nam và có nền hành chính hiện đại.

+ Có các điều kiện về nghiên cứu, học tập, phương pháp giảng dạy mà đáp ứng được các mục đích, nội dung, chương trình từ khóa bồi dưỡng tại cơ sở bồi dưỡng và đào tạo

– Ngoài yêu cầu trên thì việc thực hiện tổ chức bồi dưỡng cán bộ tại nước ngoài cần phải minh bạch, công khai, chất lượng, hiệu quả

– Việc cử cán bộ đi bồi dưỡng tại nước ngoài cần đảm bảo sự phù hợp với chính nhu cầu từ đơn vị, cơ quan

Đối với điều kiện bồi dưỡng tại nước ngoài

– Cán bộ cần đủ tuổi để có thể công tác tối thiểu 18 tháng tính từ khi bắt đầu khóa bồi dưỡng trong trường hợp khóa bồi dưỡng với thời gian ít hơn 1 tháng

– Cán bộ cần đủ tuổi để có thể công tác tối thiểu 2 năm tính từ khi bắt đầu khóa bồi dưỡng trong trường hợp khóa bồi dưỡng với thời gian trên 1 tháng.

– Không thuộc trường hợp chưa được nhập cảnh, xuất cảnh; không nằm trong thời gian xử lý kỷ luật, xem xét kỷ luật theo đúng quy định pháp luật

– Cán bộ được cử đi bồi dưỡng cần phải hoàn tốt về nhiệm vụ trong năm trước liền kề được giao

– Cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ được cử đi bồi dưỡng cần phải phù hợp với những nội dung từ khóa bồi dưỡng.

– Đảm bảo đáp ứng yêu cầu về bồi dưỡng cần có đủ sức khỏe.

Đối với kinh phí của đào tạo và bồi dưỡng

– Khoản kinh phí của đào tạo và bồi dưỡng cán bộ được đảm bảo từ nguồn của ngân sách nhà nước theo đúng phân cấp ngân sách hiện tại

– Khoản kinh phí của đào tạo và bồi dưỡng cán bộ được đảm bảo từ nguồn tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập, các nguồn khác.

Thẩm quyền của việc cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng

– Cơ quan bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương.

Đánh giá về chất lượng sau khi cán bộ được cử đi bồi dưỡng

– Mục đích trong việc đánh giá này nhằm cung cấp về thông tin mức độ nâng cao trong năng lực thực hiện công vụ, nhiệm vụ của cán bộ sau khi bồi dưỡng.

– Việc đánh giá về chất lượng bồi dưỡng cần đảm bảo minh bạch, khách quan, công khai, trung thực

– Đánh giá chất lượng bồi dưỡng gồm nội dung, cụ thể:

+ Đánh giá về chất lượng của chương trình bồi dưỡng

+ Đánh giá về chất lượng đội ngũ của giảng viên đã tham gia khóa bồi dưỡng

+ Đánh giá về chất lượng của học viên đã tham gia khóa bồi dưỡng

+ Đánh giá về chất lượng của khóa bồi dưỡng cán bộ

+ Đánh giá về chất lượng đối với cơ sở vật chất phục vụ trong khóa bồi dưỡng

+ Đánh giá về hiệu quả sau khi bồi dưỡng cán bộ

– Việc đánh giá chất lượng về bồi dưỡng cán bộ cụ thể được Bộ Nội vụ hướng dẫn

– Thẩm quyền tiến hành thực hiện đánh giá về chất lượng bồi dưỡng thuộc mọt trong những đơn vị sau:

+ Cơ quan quản lý cùng đơn vị sử dụng cán bộ

+ Cơ sở đào tạo và bồi dưỡng

+ Cơ sở đào tạo và nghiên cứu để tổ chức thực hiện

+ Cơ quan được thuê đánh giá

Cách soạn thảo mẫu công văn cử cán bộ đi học hoàn chỉnh

Để soạn thảo mẫu công văn cử cán bộ đi học hoàn chỉnh và đầy đủ nhất, quý vị có thể tham khảo phần nội dung sau đây để hình dung về nội dung của mẫu công văn này.

– Phần kính gửi: ghi nơi mà trung tâm nơi đào tạo, ….

– Thông tin của cán bộ được đề cử: Họ và tên, mã số của cán bộ, chức danh đang đảm nhiệm, chức vụ được bổ nhiệm,

+ Ngày bắt đầu làm việc, ngày vào biên chế, hiện đang hưởng bậc lương, hệ số lương nào?

+ Được dự tuyển theo thông báo hay dự án hoặc chương trình học bổng nào?

+ Nguồn kinh phí để học là học bổng hay kinh phí của đơn vị, tự túc,..

+ Thời gian dự tuyển ghi rõ ngày bắt đầu đi và ngày bắt đầu về?

+ Nơi dự tuyển – ghi rõ tên của cơ sở đào tạo/trung tâm đào tạo, quốc gia khác [nếu có]

– Các giấy tờ đính kèm liên quan? ghi rõ các loại giấy tờ, thư mời, giấy xác nhận về kinh phí hỗ trợ,…

Nếu là bản tiếng nước ngoài cần dịch thuật và công chứng.

– Ký, ghi rõ họ và tên của thủ trưởng tại đơn vị?

Nêu ý kiến, ký, ghi rõ họ và tên của cấp ủy đơn vị.

Quý vị có thể tham khảo mẫu công văn sau đây:

MẪU CÔNG VĂN CỬ CÁN BỘ ĐI HỌC

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến mẫu công văn cử cán bộ đi học, định nghĩa về công văn cử cán bộ đi học ra sao?, cách soạn thảo mẫu công văn đề cử cán bộ đi học hoàn chỉnh?

Trân trọng cảm ơn!

Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Mẫu công văn cử cán bộ, nhân viên đi học mới và chuẩn nhất

Tư vấn pháp luật

Mẫu công văn cử cán bộ, nhân viên đi học 2022? Hướng dẫn làm mẫu công văn cử cán bộ, nhân viên đi học? Tham khảo các quy định mới về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và cử đi học?

Hiện nay đối với cán bộ công nhân viên với sự phát triển của công nghệ thông tin và các đổi mới của xã hội cũng tạo ra nhiều điều mới mẻ và đòi hỏi cán bộ, nhân viên cần phải trau dồi thêm các nguồn kiến thức, vì kiến thức và tri thức luôn vô hạn. Vậy nên ở các cơ quan thường sẽ có các đợt cử cán bộ, nhân viên đi học thông qua công văn cử cán bộ, nhân viên đi học. Để biết rõ hơn về mẫu công văn cử cán bộ, nhân viên đi học mới và chuẩn nhất. Hãy theo dõi ngay dưới đây nhé.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

1. Mẫu công văn cử cán bộ, nhân viên đi học là gì?

Cử đi học hay phổ biến dưới hình thức học cử tuyển. Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 141/2020/NĐ-CP, cử tuyển là việc tuyển sinh qua phương thức xét tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp đối với người học là người dân tộc thiểu số thuộc đối tượng được hưởng chế độ cử tuyển gồm:

– Người dân tộc thiểu số rất ít người.

– Người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn chưa có hoặc có rất ít đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số.

Căn cứ dựa trên quy định này ta thấy pháp luật đã nêu rõ trường hợp nếu đủ điều kiện và được cử đi học theo chế độ cử tuyển, học sinh sẽ không cần thi THPT quốc gia mà được xét tuyển trực tiếp vào học tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học. Tuy nhiên, bên cạnh khái niệm này, vẫn còn khái niệm cử cán bộ, công chức, viên chức đi học, nghĩa là đào tạo cán bộ, công chức, viên chức thực hiện theo quy định của pháp luật về giáo dục và đào tạo, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đáp ứng quy hoạch nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị. Khi đáp ứng đủ điều kiện, thì được cử đi học và sau đó về phục vụ cho cơ quan, tổ chức đó.

2. Mẫu công văn cử cán bộ, nhân viên đi học để làm gì? 

Công văn cử cán bộ đi học là một loại văn bản hành chính và thường được sư dụng tại cơ quan tổ chức và các đơn vị thường thì nó sẽ được sử dụng phổ biến trong cơ quan Nhà nước, đơn vị, doanh nghiệp, văn bản này được lập ra nhằm mục đích cử cán bộ đi học tập tại một trung tâm đào tạo nào đó.

3. Mẫu công văn cử cán bộ, nhân viên đi học:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————–

Xem thêm: Mẫu công văn – Các loại mẫu công văn hành chính thông dụng 2022

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ………
ĐƠN VỊ

Số: ………….
V/v cử ……tham gia dự tuyển trình độ…

…., ngày…tháng…năm…

Kính gửi: …

Họ và tên cán bộ được đề cử: ….

Mã số viên chức:……

Chức danh:…….

Chức vụ được bổ nhiệm [nếu có]: ………

Xem thêm: Mẫu công văn đề nghị, yêu cầu thanh toán công nợ mới nhất năm 2022

Ngày làm việc: ………

Vào biên chế: ……

Bậc lương: ………

Hệ số lương: ……

Dự tuyển theo: [thông báo/dự án hợp tác/chương trình học bổng]

Mục đích dự tuyển: [đào tạo đạt trình độ gì, phục vụ cho hoạt động công tác gì của đơn vị];

Nguồn kinh phí dự tuyển: [học bổng nào/tự túc/kinh phí của đơn vị hay của Trường];

Thời gian dự tuyển: ……

Xem thêm: Mẫu công văn đề nghị xác nhận không nợ thuế mới nhất năm 2022

Ngày đi: ……

Ngày về: ……

Nơi dự tuyển: [tên Cơ sở đào tạo, quốc gia] …….

Đính kèm các hồ sơ có liên quan: đơn xin dự tuyển và sơ yếu lý lịch của viên chức, thông báo, thư mời, giấy xác nhận nguồn kinh phí….. [dịch và công chứng nếu là tiếng nước ngoài].

Ý kiến của cấp ủy đơn vị
[Ký và ghi rõ họ tên]

Thủ trưởng đơn vị
[Ký và ghi rõ họ tên]

Nơi nhận: – Như trên;

– Lưu : VT.

4. Hướng dẫn làm mẫu công văn cử cán bộ, nhân viên đi học:

Công văn cử đi học phải có đủ các phần sau đây:

Xem thêm: Mẫu quyết định tăng lương, điều chỉnh lương nhân viên mới nhất năm 2022

+ Quốc hiệu và tiêu ngữ.

+ Địa danh và thời gian gửi công văn.

+ Tên cơ quan chủ quản và cơ quan ban hành công văn.

+ Chủ thể nhận công văn [cơ quan hoặc cá nhân].

+ Số và ký hiệu của công văn.

+ Trích yếu nội dung.

+ Nội dung công văn.

+ Chữ ký, đóng dấu.

Xem thêm: Mẫu quyết định cho thôi việc, nghỉ việc, sa thải nhân viên mới nhất năm 2022

+ Nơi gửi.

– Phần mở đầu: Nêu lý do, tóm tắt mục đích viết Công văn

+ Công văn hướng dẫn: hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cấp dưới.

+ Công văn đôn đốc: đôn đốc cấp dưới, tránh được sự thiếu triệt để trong những hoạt động chuyên môn hoặc kịp thời chỉ ra những sai sót cần khắc phục trong thực tiễn.

– Phần nội dung: Nêu cách giải quyết, nêu quan điểm, thái độ của cơ quan gửi Công văn. Trong nội dung công văn thường có 3 phần là:

+ Viện dẫn vấn đề.

+ Giải quyết vấn đề.

+ Kết luận vấn đề.

Xem thêm: Mẫu danh sách nhân viên công ty, bảng kê danh sách và thông tin lao động

5. Tham khảo các vai trò chính của việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và cử đi học:

Đào tạo và bồi dưỡng là hai quá trình rất quan trọng để quyết định về chất lượng của cán bộ và công chắc, nghĩa chính của hai khái niệm “đào tạo” và “bồi dưỡng” được các Từ điển giải thích trên đây cho thấy, đây là hai khái niệm, mặc dù có những nét nghĩa tương đồng nhất định [như đều chỉ quá trình làm tốt hơn, lành mạnh hơn, chuyên nghiệp hơn cho khách thể], song đây là hai khái niệm không đồng nghĩa nhau bằng những nội hàm nghĩa rất cụ thể – mà trước hết, đó là sự khu biệt cơ bản về chất của cả một quá trình giáo dục.

Muốn hiểu về vai trò của nó chúng ta cần hiểu bản chất của “đào tạo” được hiểu là một quá trình dài, khép kín nhằm trang bị và xây dựng cho khách thể các tố chất mà trước đó khách thể đó không có; Còn khái niệm “bồi dưỡng” chỉ được coi là một giai đoạn ngắn, bổ trợ, nhằm bồi bổ thêm, làm tốt thêm và nâng cao hơn các tố chất vốn đã có sẵn của khách thể.

Trong hoạt động thực tiễn, trừ một số cơ sở đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, có cấp bằng học theo cấp học, bậc học, còn lại nhiều cơ sở giáo dục đào tạo vẫn coi việc đào tạo và bồi dưỡng là một quá trình và cấp chứng chỉ hoặc bằng cấp bao gồm cả hai quá trình đào tạo và bồi dưỡng.

Trên thế giới, cơ quan hành chính của các nước như Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore… không đặt ra nhiệm vụ tổ chức đào tạo các trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học cho công chức. Điều này được giải nghĩa: khi được tuyển dụng và bổ nhiệm vào một vị trí nhất định, người công chức đã phải đáp ứng các tiêu chuẩn của vị trí đó, trong đó có tiêu chuẩn về trình độ đào tạo. Khi cần nguồn nhân lực có trình độ cao hơn, họ sẽ tổ chức tuyển dụng những đối tượng đã được đào tạo trình độ họ cần mà không tổ chức hoặc cử công chức đi đào tạo.

Như vậy, việc phân định độc lập giữa đào tạo và bồi dưỡng hiện nay cũng chỉ mang tính chất tương đối, trong nhiều trường hợp không hoàn toàn xác định chính xác khi nào diễn ra quá trình đào tạo, khi nào thực hiện bồi dưỡng. Chẳng hạn, một công chức được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo sẽ được học chương trình đào tạo bồi dưỡng.

Việc đào tạo và cử đi học rất quan trọng đối với tình hình hiện nay chúng ta cứ thử coi lãnh đạo là một nghề nghiệp thì trước đó, người lãnh đạo này chưa được đào tạo, chưa được học một cách bài bản để “tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng” theo quy định của bậc và chức vụ quy định. Khi được tham gia khóa đào tạo và bồi dưỡng chương trình lãnh đạo quản lý, người lãnh đạo đó vừa được đào tạo, vừa được bồi dưỡng, trong đào tạo có bồi dưỡng và trong bồi dưỡng có đào tạo. Do vậy, trong trường hợp này, đào tạo bồi dưỡng tồn tại là một khái niệm độc lập.

Căn cứ theo quy định của pháp luật ban hành và theo Nghị định số 89/2021/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức [sau đây gọi là Nghị định số 89/2021/NĐ-CP] với nhiều nội dung mới, tạo điều kiện tối đa cho công chức, viên chức được tham gia học tập, cũng như các quy định nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

Trong đó, Nghị định số 89/2021/NĐ-CP sửa đổi hình thức bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

Cụ thể, Nghị định số 89/2021/NĐ-CP quy định 04 hình thức bồi dưỡng theo quy định hiện nay: [1] Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, [2] Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý, [3] Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã, [4] Bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm.

Như vậy, so với Nghị định số 101/2017/NĐ-CP, Nghị định số 89/2021/NĐ-CP không còn quy định về hình thức bồi dưỡng tập sự với cán bộ, công chức, viên chức từ 10/12/2021.

Về nội dung bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, Nghị định số 89/2021/NĐ-CP bỏ 02 nội dung bồi dưỡng: [1] kiến thức quản lý chuyên ngành, chuyên môn, nghiệp vụ; đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; kiến thức hội nhập quốc tế; [2] tiếng dân tộc, tin học, ngoại ngữ, đồng thời, bổ sung 01 nội dung bồi dưỡng: Kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm.

Như vậy, nội dung bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức gồm: [1] lý luận chính trị; [2] kiến thức quốc phòng và an ninh; [3] kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước; [4] kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm.

Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Mẫu công văn cử cán bộ, nhân viên đi học mới và chuẩn nhất” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.

Xem thêm: Mẫu quyết định phân công nhiệm vụ cho nhân viên năm 2022


Video liên quan

Chủ Đề