Thu nhập chi phí và lợi nhuận của ngân hàng

[HNMO]-Ngân hàng Nhà nước [NHNN] vừa có phân tích làm rõ lợi nhuận của các ngân hàng thương mại. Phân tích này được đưa ra trong bối cảnh có nhiều ý kiến cho rằng lợi nhuận của các ngân hàng thương mại ở mức cao trong khi các doanh nghiệp phải sống “lay lắt” bởi lãi suất cao chót vót.

Tính đến 30/6/2011, tổng số chênh lệch thu nhập trừ [-] chi phí [chứ chưa phải và không phải là lợi nhuận] toàn hệ thống tổ chức tín dụng [TCTD] tăng 42% so với cùng kỳ năm 2010. Tuy nhiên, NHNN cho rằng, kết quả và hiệu quả kinh doanh không đồng đều giữa các TCTD; phần lớn các TCTD hoạt động kinh doanh an toàn, có hiệu quả thì vẫn còn 13,6% số lượng các TCTD vì nhiều lý do và nguyên nhân, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, chênh lệch thu nhập trừ [-] chi phí 6 tháng đầu năm bị âm. Như vậy, tốc độ tăng thu nhập 6 tháng đầu năm của các TCTD Việt Nam cao, theo NHNN, đó là do số nguyên nhân cơ bản: Thứ nhất, xét mối quan hệ tương quan [và có thể nói đây là mối quan hệ biện chứng, cơ bản và cùng chiều] giữa thu nhập với qui mô tài sản và vốn chủ sở hữu thì tốc độ tăng thu nhập 6 tháng đầu năm so với tốc độ tăng tổng tài sản và vốn chủ sở hữu là hợp lý. Bởi lẽ tốc độ tăng tổng tài sản và tăng vốn chủ sở hữu của hệ thống các TCTD so với cùng kỳ năm 2010 lần lượt là 39% và 44% so với tốc độ tăng thu nhập 42%. Phân tích sâu hơn, tốc độ tăng tổng tài sản của các TCTD trong 6 tháng đầu năm 2011 so với 6 tháng đầu năm 2010 cho thấy tỷ lệ là 37%, cũng so sánh tương tự về vốn chủ sở hữu thì tốc độ tăng là 176%. Chính vì vậy, mặc dù số tuyệt đối về thu nhập tăng cao so với cùng kỳ năm 2010 nhưng chỉ số ROA [thu nhập so với tổng tài sản] và chỉ số ROE [thu nhập so với vốn chủ sở hữu], 2 chỉ số quan trọng nhất đánh giá hiệu quả kinh doanh và tỷ suất sinh lời của TCTD 6 tháng đầu năm 2011 ở mức chỉ số ROA =0,77% và ROE =8,1%, cũng tương đương với chỉ số này của 6 tháng đầu năm 2010 [lần lượt là 0,75% và 8,2%] nhưng thấp hơn so với chỉ số cả năm của những năm trước [ROA 2009 và 2010 lần lượt là 1,0% và 0,9%; ROE lần lượt là 10,4% và 10,3%].

Ảnh minh họa

So sánh 2 chỉ số này của ngành Ngân hàng với 21 ngành khác của nền kinh tế cho thấy ROE ở mức trung bình [thứ 11/21] và ROA ở mức thấp nhất, cũng có thể vì lý do này mà mặc dù tổng thu nhập của các TCTD tăng nhưng cổ phiếu của các ngân hàng thương mại vẫn chưa có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong thời gian qua. Nhìn rộng hơn ra hoạt động ngân hàng các nước trong khu vực và thế giới, chỉ số ROE của các ngân hàng khu vực Đông Nam Á là từ 14%-15% và thế giới thường ở mức 17%. Nhóm các TCTD có kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm âm chủ yếu là những ngân hàng có qui mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu nhỏ, quản trị điều hành kém linh hoạt. “Xét trên yếu tố trên thì tốc độ tăng thu nhập 6 tháng đầu năm của các TCTD phù hợp với xu hướng tăng trưởng lớn về qui mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu-Cơ quan này nhấn mạnh. Thứ hai, số liệu chênh lệch thu nhập trừ [-] chi phí của các TCTD tại thời điểm 30/6/2011 chưa phản ánh đầy đủ hết các khoản mục chi phí của TCTD. Lý do là, theo quy định hiện hành về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của NHNN thì đến ngày 15 tháng đầu quý sau các TCTD mới tiến hành phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro cho cuối quý trước. Chính vì vậy, phần chi phí tại thời điểm 30/6/2011 chưa được tính đúng, tính đủ số dự phòng rủi ro của TCTD, mà chắc chắn rằng số chi phí dự phòng phải trích thêm này sẽ không nhỏ vì số tuyệt đối và tỷ lệ nợ xấu của các TCTD đã liên tục tăng lên từ đầu năm đến nay và các TCTD sẽ phải trích lập thêm khoản chi phí này. Lý do nữa là, theo quy định, các TCTD còn phải tính toán điều chỉnh các khoản dự thu, dự chi, dự phòng các khoản đầu tư khác, những khoản này thực hiện trong báo cáo tài chính quý và thực hiện sau ngày 30/6. Thêm một lý do, theo quy định hiện hành, các khoản nợ được phân loại, trích lập dự phòng rủi ro mới chỉ giới hạn trong phạm vi các khoản cấp tín dụng, trong khi nhiều tài sản tiềm ẩn rủi ro tín dụng khác như các khoản đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp... chưa được phân loại và trích lập dự phòng. Hơn nữa, số liệu chênh lệch thu chi của các TCTD trong 6 tháng đầu năm 2011 chỉ là sơ bộ, chưa được kiểm toán độc lập xác nhận. “Nếu tính đúng, tính đủ và chính xác những khoản chi này thì chênh lệch thu nhập-chi phí của các TCTD không phải là con số như nhiều TCTD đã công bố, trong đó sẽ có TCTD có mức chênh lệch thu nhập-chi phí thấp hơn con số đã công bố.”-NHNN kết luận. Ngoài những yếu tố trên, đóng góp vào tăng thu nhập của các TCTD trong 6 tháng đầu năm 2011 còn có các yếu tố: Thực hiện Nghị quyết số 11 của Chính Phủ, NHNN kiểm soát chặt chẽ lượng tiền cung ứng, việc huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư gặp nhiều khó khăn, các TCTD chủ động nâng cao hệ số sử dụng vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tối đa hóa lợi nhuận đáp ứng yêu cầu và kỳ vọng của các cổ đông; các TCTD đã mở rộng thêm nhiều dịch vụ, sản phẩm mới như dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thẻ thanh toán các loại... vừa thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu khách hàng vừa góp phần tăng thu nhập, tỷ lệ thu nhập từ thu dịch vụ của các TCTD trong tổng thu nhập đã ngày càng tăng [ thu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2011tăng 43,8% so cùng kỳ 2010].

Chính vì vậy, NHNN cho rằng, chênh lệch thu nhập, chi phí 6 tháng đầu năm của các TCTD tăng trưởng phù hợp với quy mô tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu.

Ảnh minh họa. [Nguồn: Vietnam+]

Một số ngân hàng vừa công bố báo cáo hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm với con số lợi nhuận ấn tượng, trong đó phần lãi chủ yếu đến từ thu nhập dịch vụ và tiền gửi không kỳ hạn tăng mạnh, trong đó phải kể đến Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh [HDBank] và Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải [MSB].

Cụ thể, HDBank công bố lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm đạt 4.193 tỷ đồng, tăng 44,2% so với cùng kỳ năm 2020 và hoàn thành 58% kế hoạch năm; tổng tài sản đạt 330.970 tỷ đồng; dư nợ đạt hơn 199.163 tỷ đồng, tăng 5,8% so với cuối năm 2020; tỷ lệ nợ xấu riêng lẻ chỉ 0,8%.

Tổng thu nhập hoạt động quý 2 đạt 4.254 tỷ đồng và lũy kế 6 tháng đạt hơn 8.422 tỷ đồng, tăng 32,7% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó thu thuần từ dịch vụ đạt hơn 857 tỷ đồng, gấp 2,3 lần cùng kỳ nhờ sự khởi sắc mạnh mẽ của bancassurance và dịch vụ thanh toán cho thấy dư địa phát triển còn nhiều.

[Vietnam Airlines ký kết vay 4.000 tỷ đồng của 3 ngân hàng]

Hiệu quả quản trị và hiệu suất sinh lời được nâng cao với lãi ròng trên vốn chủ sở hữu [ROAE] tăng mạnh từ 21,6% lên 25,6%. Lãi ròng trên tổng tài sản [ROA] tăng từ 2,0% lên 2,1%. Hệ số chi phí trên thu nhập hoạt động đạt 39,4%, tốt hơn cùng kỳ năm trước.

An toàn vốn, thanh khoản ở mức tốt với hệ số CAR [Basel II] đạt tới 13,2%. Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên huy động [LDR] đạt 68%.

Đồng hành, chung tay cùng cộng đồng vượt đại dịch, từ ngày 15/7, HDBank giảm lãi suất cho vay bình quân 1%/năm cho các khách hàng thuộc lĩnh vực ưu tiên cũng như ở các lĩnh vực và địa bàn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch COVID-19. Song song, HDBank tiếp tục thực hiện các chương trình cho vay ưu đãi với mức lãi suất giảm đến 4,5% so với lãi suất hiện hành.

Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải [MSB] cũng có kết quả nổi bật từ thu nhập lãi thuần, đạt hơn 5.300 tỷ đồng, tăng hơn 77% so với cùng kỳ. Trong đó, mảng hoạt động này đã tăng trưởng gấp 9 lần trong quý 2, giúp thu về cho ngân hàng tổng cộng gần 2.200 tỷ đồng lãi thuần lũy kế 6 tháng, cao gấp 6,7 lần cùng kỳ. Phần lãi đột biến này đến từ thu từ nghiệp vụ uỷ thác và đại lý.

Thu nhập lãi thuần, vốn vẫn là nguồn thu chính của ngân hàng, cũng đạt được mức tăng trưởng tích cực 46% với 2.900 tỷ đồng. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ của MSB có sự bứt phá mạnh mẽ, đạt gần 2.400 tỷ đồng.  Ngoài ra, mảng kinh doanh ngoại hối cũng đem về cho MSB 200 tỷ đồng lãi thuần, cao gấp đôi nửa đầu năm 2020. Thu nhập từ lãi tiếp tục là động lực dẫn dắt tăng trưởng với nhu cầu tín dụng trong 6 tháng đầu năm duy trì ổn định. Tổng dư nợ cho vay khách hàng tăng 15% so với đầu năm đạt hơn 91.000 tỷ đồng.

Đặc biệt, MSB có lượng tiền gửi không kỳ hạn [CASA] trên 24.000 tỷ đồng, tỷ lệ CASA trên tổng tiền gửi và ký quỹ khá cao ở mức 28,3% trong quý 2, ngân hàng tiếp tục tăng trưởng hướng về mục tiêu 40.000 tỷ đồng tỷ lệ này năm 2023.

Vì vậy, lợi nhuân trước thuế của MSB đạt 3.119 tỷ đồng, tăng 220% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 95% kế hoạch năm.

Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội cũng có kết quả ấn tượng không kém với lợi nhuận hợp nhất trước thuế 6 tháng đầu năm đạt 3.095 tỷ đồng, tăng 86,5% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng tài sản của SHB đạt 458.000 tỷ đồng, tăng 11% so với thời điểm đầu năm và hoàn thành 99,5% kế hoạch Đại hội đồng cổ đông đề ra. Vốn tự có đạt 40.425 tỷ đồng. Vốn điều lệ đạt 19.260 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng hợp nhất tại 30/6 đạt 332.000 tỷ đồng, tăng 8,46% so với cuối năm 2020, huy động vốn hợp nhất đạt 423.000 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2020.

Việc áp dụng các chính sách ưu đãi lãi suất có ảnh hưởng nhất định đến thu nhập từ lãi của ngân hàng. Tuy nhiên thu nhập từ lãi của SHB trong 6 tháng đầu năm vẫn đạt hơn 16.500 tỷ đồng, tăng 1.300 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2020./.

Phương Tú [Vietnam+]

Nhiều ngân hàng bứt phá mạnh về lợi nhuận. [Ảnh: CTV/Vietnam+]

Đến thời điểm cuối tháng Tư, đã có một số ngân hàng thương mại công bố kết quả kinh doanh quý 1/2022 với lợi nhuận khả quan; trong đó nguồn thu chủ yếu đến từ phát hành thẻ tín dụng, dịch vụ bảo hiểm và hoạt động thanh toán.

Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam [MSB] ghi nhận đà tăng trưởng ở nhiều chỉ tiêu quan trọng nhờ tập trung vào nhóm khách hàng tiềm năng và gia tăng thu nhập từ phí. Theo đó, tổng thu nhập thuần hợp nhất của MSB trong quý 1 đạt 2.406 tỷ đồng; trong đó thu nhập lãi thuần đạt hơn 1.964 tỷ đồng, tăng hơn 38% so với cùng kỳ năm trước.

Thu nhập từ phí tiếp tục có đóng góp lớn khi ghi nhận 336 tỷ đồng, tăng vượt trội 174% so với cùng kỳ năm 2021, với động lực chính đến từ phát hành thẻ tín dụng, dịch vụ bảo hiểm và hoạt động thanh toán.

[Nhiều ngân hàng bứt phá mạnh về lợi nhuận và tăng trưởng tín dụng]

Nhờ đa dạng hóa nguồn doanh thu và tối ưu hóa chi phí hoạt động nên kết thúc quý 1, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của ngân hàng này đạt gần 1.500 tỷ đồng, tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm 2021.

Cũng theo MSB, tính đến hết tháng Ba, tổng dư nợ cho vay khách hàng hợp nhất đạt 110.600 tỷ đồng, tăng gần 24% so với cùng kỳ 2021, với đóng góp chủ yếu từ dư nợ bán lẻ. Số dư huy động từ khách hàng đạt hơn 96.203 tỷ đồng, tăng gần 5% so với cùng kỳ năm trước. Trong số đó, tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn [CASA] trên tổng tiền gửi của MSB gia tăng từ mức 35,84% của cuối năm 2021 lên mức 38,33%.

Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam [Techcombank] cũng có tổng thu nhập hoạt động đạt hơn 10.000 tỷ đồng, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2021. Thu nhập từ lãi thuần đạt hơn 8.000 tỷ đồng, tăng 32,4% nhờ danh mục tín dụng được mở rộng và biên lãi thuần [NIM] ổn định. Các khoản thu nhập khác tại ngân hàng cũng ghi nhận nhiều tăng trưởng như thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng hơn 2.000 tỷ đồng, cao hơn 24% so với quý 1/2021, từ các khoản thu phí dịch vụ ngân hàng đầu tư [IB] tăng 35,3%; tiền và các khoản thanh toán tăng 55,1%.

Qua đó, lãi trước thuế tại ngân hàng này trong quý 1 đạt 6.785 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ. Tổng tài sản tính đến ngày 31/3 đạt 615.300 tỷ đồng, tăng 32,9% so với cùng kỳ. Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tăng 49,1% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 171.600 tỷ đồng. Ngân hàng vẫn giữ vị thế đầu ngành về tỷ lệ tiền gửi CASA và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản [ROA], lần lượt đạt mức 50,4% và 3,6%. Tỷ lệ an toàn vốn [CAR] đạt 15,1%.

Cũng trong quý đầu năm nay, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội [MB] ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 5.909 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó thu nhập lãi thuần quý 1 đạt 8.385 tỷ đồng, tăng tới 41% so với cùng kỳ, chủ yếu do thu nhập lãi cho vay và thu lãi từ đầu tư chứng khoán nợ tăng mạnh.

Lãi từ hoạt động dịch vụ của MB quý 1 tăng 4,8% lên 1.117 tỷ đồng. Hiện thu từ kinh doanh dịch vụ bảo hiểm đóng góp lớn nhất vào thu hoạt động dịch vụ của MB. Đáng chú ý, lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 98% lên 467 tỷ đồng. Lãi từ mua bán chứng khoán đạt 1.124 tỷ đồng, tăng 63% so với cùng kỳ. Hoạt động kinh doanh khác lại kém khả quan, chỉ có lãi 538 tỷ đồng, giảm 56% so với cùng kỳ.

Theo đó, tổng thu nhập hoạt động quý 1 của ngân hàng đạt hơn 11.600 tỷ đồng, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Chi phí hoạt động tăng 28% lên 3.598 tỷ đồng. Chi phí dự phòng rủi ro ở mức 2.125 tỷ đồng, tăng 17,5%.

Còn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế [VIB], kết thúc quý 1, ngân hàng này ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt gần 2.300 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ. Tổng thu nhập hoạt động của VIB đạt hơn 4.100 tỷ đồng; trong đó thu nhập lãi thuần đạt 3.500 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ, thu nhập ngoài lãi đạt 650 tỷ đồng, đóng góp 16% vào tổng thu nhập hoạt động. Tăng trưởng tín dụng ở mức 6,1%, dư nợ gần 217.000 tỷ đồng, huy động vốn tăng trưởng tốt ở mức 7,7%, đạt 302.000 tỷ đồng. 

Lợi nhuận tiếp tục tăng trưởng ấn tượng đến từ việc ngân hàng tập trung vào danh mục tín dụng bán lẻ chất lượng cao, giảm thiểu rủi ro tập trung với gần 90% danh mục là cho vay bán lẻ và 95% có tài sản đảm bảo. Biên lãi thuần [NIM] cũng được cải thiện ở mức 4,5%, nhờ vào chi phí huy động vốn tiếp tục giảm 40 điểm cơ bản so với cùng kỳ. NIM được mở rộng chủ yếu đến từ số dư tiền gửi không kỳ hạn tăng trưởng hơn 40% và các khoản vay từ các định chế tài chính nước ngoài tăng gần 80% so với quý 1 năm trước. Các nguồn vốn giá rẻ này giúp VIB tiếp tục duy trì chi phí huy động ở mức thấp trong diễn biến lãi suất chung trên thị trường có dấu hiệu gia tăng nhẹ./.

Thúy Hà [Vietnam+]

Video liên quan

Chủ Đề