Mậu dịch biên giới là gì

5 / 5 [ 10 bình chọn ]

Chào trung tâm VinaTrain ạ, em hiện đang là sinh viên, khi học về các hình thức thanh toán thì có hình thức Thanh toán biên mậu còn khá xa lạ và ít tài liệu. Trung tâm có thể tổng hợp lại cho dễ hiểu được không ạ? Em cảm ơn trung tâm

  • Hối phiếu nhận nợ là gì? VinaTrain Tư Vấn
  • Phí Reimbursement là gì?
  • Phân Biệt CHỨNG TỪ TÀI CHÍNH và CHỨNG TỪ THƯƠNG MẠI
  • Các Loại Bảo Hiểm Trong Vận Tải Đường Biển, VinaTrain Tổng Hợp
  • Khai Nợ C/O,Cần Biết Nên Trường Hợp Có Và Không Có C/O Bổ Sung

Thanh Loan Sinh viên năm 3 ngành Xuất nhập khẩu

Chào bạn, với câu hỏi của bạn, VinaTrain sẽ giải đáp trong bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng quan tâm theo dõi.

1, Thanh Toán Biên Mậu Là Gì

Khái Niệm

Thanh toán biên mậu là hình thức thanh toán trong việc mua bán trao đổi hàng hoá và dịch vụ qua biên giới của hai nước có chung đường lãnh thổ theo quy định tại Hiệp định về mua bán trao đổi hàng hoá ở vùng biên giới giữa Chính phủ hai nước.

Với Việt Nam, các nước có thể thực hiện thanh toán mậu dịch là Trung Quốc, Lào, Campuchia.

2, Ai có thể tham gia hoạt động thương mại biên mậu

Các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh hợp pháp, thương nhân có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam là những đối tượng có thể thực hiện hoạt động thương mại biên mậu theo cam kết của các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Thanh toán biên mậu là gì?

3, Quy Định Về Thanh Toán Biên Mậu

Đặc điểm chung của các quy định về thanh toán biên mậu

  • Thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc VND hoặc tiền của nước có chung đường biên giới
  • Phương thức thanh toán do các bên thoả thuận phù hợp với quy định của ngân hàng Nhà nước trên cơ sở hiệp định thanh toán được ký kết giữa hai nước láng giềng.

3.1 Quy Định Thanh Toán Biên Mậu Giữa Việt Nam Và Trung Quốc

Theo quyết định 689/2004/QĐ do ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 7/6/2004, hoạt động thanh toán biên mậu giữa Việt Nam và Trung Quốc có thể:

  • Thanh toán thông qua các Ngân hàng được phép của hai nước bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, theo thông lệ quốc tế. Các Ngân hàng được chọn phải có trụ sở ở trong hoặc ngoài tỉnh biên giới thực hiện thanh toán theo thông lệ quốc tế và đáp ứng đúng quy định về quản lý ngoại hối từng quốc gia.
  • Thương nhân Trung Quốc được mở tài khoản VND tại các ngân hàng hợp pháp có thực hiện thanh toán xuất nhập khẩu qua biên giới Việt Trung bằng VND của Việt Nam. Tài khoản này chỉ được dùng để chi tiền thanh toán hàng hoá và dịch vụ, chỉ mua CNY để chuyển về nước và chỉ rút tiền mặt để chi tiêu tại Việt Nam.
  • Thương nhân Trung Quốc có tài khoản ngoại tệ tư do chuyển đổi và tài khoản VND tại các Ngân hàng được phép ở Việt Nam được sử dụng các tài khoản này để thanh toán xuất nhập khẩu qua biên giới Việt Trung với các thương nhân của Việt Nam.
  • Thanh toán bằng VND và CNY thông qua các Ngân hàng được phép thực hiện thanh toán xuất nhập khẩu qua biên giới Việt-Trung bằng VND và CNY.
  • Đồng tiền sử dụng để thanh toán chênh lệch trong giao dịch hàng đổi hàng là ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc VND họặc CNY. Phần chênh lệch trong giao dịch phải được thanh toán qua ngân hàng.

3.2 Thanh Toán Giữa Việt Nam Và Lào

Các hoạt động thanh toán bao gồm:

  • Chuyển tiền viện trợ, thanh toán, chuyển tiền thực hiện các dự án viện trợ, dự án đẩu tư, dự án khác giữa Việt Nam với Lào.
  • Thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới và thanh toán trong hoạt động buôn bán tại các chợ biên giới, chợ của khẩu hoặc chợ trong khu kinh tế cửa khẩu.
Với Việt Nam, các nước có thể thực hiện thanh toán mậu dịch là Trung Quốc,Lào, Campuchia.

Quy định về việc mở và sử dụng tài khoản bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, VND và LAK:

  • Các đơn vị thực hiện các dự án viện trợ hoặc các dự án khác của Việt Nam tại Lào có nhu cầu sử dụng vốn của dự án tại Lào phải mở tài khoản VND tại hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam hoặc Chi nhánh Ngân hàng Liên doanh Lào-Việt để tiếp nhận phần vốn do Bộ Tài chính Việt Nam cấp phát.
  • Các thương nhân Việt Nam có nhu cầu thanh toán, chuyển tiền bằng VND và LAK phải mở tài khoản VND tại các Ngân hàng được phép có thực hiện thanh toán với Lào.
  • Người không cư trú ở Lào có thể mở, sử dụng tài khoản ngoại tệ tự do chuyển đổi tại các Ngân hàng được phép thực hiện theo quy định về quản lý ngoại hổi đối với tài khoản của Người không cư trú.
  • Các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu mở tài khoản VND, tài khoản LAK tại Lào để thực hiện dự án hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh được Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trên địa bàn nơi tổ chức, doanh nghiệp đóng trụ sở chính xem xét, cấp giấy phép mở tài khoản VND, giấy phép mở tài khoản LAK tại Ngân hàng tại Lào.
  • Các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam chỉ sử dụng tài khoản VND, tài khoản LAK mở tại các Ngân hàng tại Lào để phục vụ cho các mục đích liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu với Lào.
  • Việc sử dụng VND và LAK trong thanh toán đối với các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ, đầu tư hoặc viện trợ của Việt Nam với Lào:
  • Ngân hàng được phép thoả thuận với Ngân hàng của Lào về việc mở tài khoản VND hoặc tài khoản LAK cho nhau để phục vụ thanh toán cho khách hàng hai nước; hoặc liên hệ với chi nhánh Ngân hàng liên doanh Lào Việt tại Việt Nam thiết lập quan hệ đại lý thanh toán để đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng.
  • Ngân hàng của hai bên được thoả thuận về công nghệ, phương thức thanh toán, phương thức quản lý tài khoản và số dư tối đa trên tài khoản không trái với quy định pháp luật của mỗi nước.
  • Trường hợp số dư trên tài khoản vượt quá số dư tối đa thì cảc Ngân hàng của hai bên có thể thoả thuận chuyển đổi thành ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc tiền của mỗi bên để chuyển về nước nhằm đảm bảo khả năng tự cân đối thu chi giữa VND và LAK.
  • Thanh toán theo phương thức hàng đổi hàng [phần chênh lệch được thanh toán qua ngân hàng].

3.3 Thanh toán giữa Việt Nam và Camphuchia

  • Thanh toán thông qua các Ngân hàng được phép của hai nước bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, theo thông lệ quốc tế [bao gồm các Ngân hàng đặt trụ sở ở trong hoặc ngoài tỉnh có biên giới giáp Campuchia].
  • Thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc Đồng Việt Nam [VND] thông qua tài khoản của thương nhân Campuchia mở tại các Ngân hàng được phép ở Việt Nam [tài khoản ngoại tệ và tài khoản VND của người không cư trú tại Việt Nam].
  • Thanh toán bằng VND và Riel Campuchia [KHR] thông qua tài khoản tại các Ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối tại tỉnh biên giới của Việt Nam và Ngân hàng thương mại Campuchia theo sự thoả thuận về quan hệ đại lý thanh toán giữa hai Ngân hàng này.
  • Thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi tiền mặt [áp dụng trong trường hợp thương nhân của hai bên không thể thanh toán qua Ngân hàng và chỉ được áp dụng cho thương nhân Việt Nam được nhận thanh toán bằng ngoại tệ tiền mặt thông qua việc bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ cho thương nhân Campuchia].
Taị sao doanh nghiệp nên sử dụng phương pháp thanh toán biên mậu

4. Tại Sao Doanh Nghiệp Nên Mua Hàng Theo Phương Thức Thanh Toán Biên Mậu

Phương thức giao dịch của hoạt động thanh toán biên mậu được thực hiện thông qua hai phương thức là qua mạng viễn thông quốc tế SWIFT và Internet banking. Đây là hai phương thức giao dịch được ưa chuộng vì sự tiện lợi, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí mà vẫn có độ an toàn cao.

Các khu vực biên giới gần nhau thường có hoàn cảnh văn hóa, tập quán, truyền thống, tôn giáo khá tương đồng nhau nên có mối quan hệ mật thiết với nhau. Do vậy, trong quá trình trao đổi buôn bán, ngoài những chính sách được Nhà nước hỗ trợ, thì với mối quan hệ quen biết nhau trong khoảng thời gian dài sẽ có thuận lợi trong việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa.

Kết Luận

Hiện nay, hoạt động thương mại biên mậu giữa Việt Nam và các nước láng giềng đang trở nên rất sôi nổi. Do đó, việc nắm bắt về phương thức thanh toán biên mậu là vô cùng cần thiết.

Hy vọng với bài viết trên đây, bạn đã được giải đáp thắc mắc của mình. Nếu bạn vẫn còn câu hỏi, bạn có thể để lại dưới phần comment nhé! VinaTrain sẽ cố gắng hỗ trợ giải đáp bạn tốt nhất có thể.

Trường hợpbạn là học viên cũ của VinaTrain, bạn có thể liên hệ trực tiếp trung tâm để được hỗ trợ cụ thể hơn nếu bạn cần giúp đỡ nhé.

Bạn đọc có nhu cầu tư vấn dịch vụ xuất nhập khẩu và thủ tục hải quan vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline:0964.237.168/ Mrs Hải Anhhoặc093.170.5774/ Mr Hoàng

Đội ngũ tư vấn có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và thủ tục hải quan luôn sẵn sàng tư vấn dịch vụ tốt nhất với chi phí hợp lý đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp.

Chúc bạn thành công!

Ngọc Mai Tổng hợp và Biên tập

_______________________________________________________

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN

  • Văn phòng Hồ Chí Minh:190B Trần Quang Khải, Phường Tân Định, Quận 1
  • Văn Phòng Hà Nội:185 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
  • Hotline tư vấn dịch vụ xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan: 0931.705.774
  • Gmail:

Video liên quan

Chủ Đề