Mẫu đơn to cáo lấn chiếm lối đi chung

Mẫu đơn khiếu nại lấn chiếm lối đi chung là gì? Mẫu đơn khiếu nại lấn chiếm lối đi chung và hướng dẫn soạn thảo? Những quy định của pháp luật về quyền về lối đi qua và thủ tục khiếu nại?

Lối đi qua có thể là phần đất thuộc sở hữu chung, sở hữu chung của cộng đồng hoặc sở hữu riêng của cá nhân. Tuy nhiên trên thực tế, lối đi qua có thể là  đất thuộc là lối đi chung thuộc quyền sở hữu riêng thì thực hiện theo quy định pháp luật dân sự quyền về lối đi qua và có những tranh chấp xảy ra về lấn chiếm lối đi chung. Khi những trường hợp đó xảy ra,  mọi người có thể khiếu nại lấn chiếm lối đi.

Mục lục bài viết

  • 1 1. Mẫu đơn khiếu nại lấn chiếm lối đi chung là gì?
  • 2 2. Mẫu đơn khiếu nại lấn chiếm lối đi chung:
  • 3 3. Hướng dẫn soạn thảo đơn khiếu nại lấn chiếm lối đi chung:
  • 4 4. Những quy định của pháp luật về quyền về lối đi qua và thủ tục khiếu nại:

– Mẫu đơn khiếu nại lấn chiếm lối đi chung là loại văn bản được người khiếu nại dùng để khiếu nại về việc lấn chiếm lối đi chung. Mẫu nêu rõ nội dung khiếu nại, thông tin của người làm đơn…

Mẫu đơn khiếu nại lấn chiếm lối đi được dùng để khiếu nại về việc lối đi chung bị lấn chiếm

2. Mẫu đơn khiếu nại lấn chiếm lối đi chung:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———

……ngày…tháng…năm ..

ĐƠN KHIẾU NẠI LẤN CHIẾM LỐI ĐI CHUNG

[V/v lấn chiếm lối đi chung tại địa chỉ …..][2]

– Căn cứ theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015;

Xem thêm: Mẫu đơn khiếu nại yêu cầu giải quyết tranh chấp về đất đai mới nhất 2022

– Căn cứ theo quy định tại luật Khiếu nại năm 2011;

– Căn cứ …

Kính gửi: – UBND quận/huyện/thị xã/ thành phố……[3] 

                 – UBND xã/phường/thị trấn………

Tôi là:……… Sinh ngày :…[4]

CMND/CCCD số: … Ngày cấp:…….. Nơi cấp:……[5]

Địa chỉ hiện tại:………[6]

Nội dung khiếu nại :………[7]

Xem thêm: Mẫu đơn khiếu nại về việc bị thu hồi đất và hướng dẫn chi tiết

[Trình bày cụ thể sự việc về chủ thể,thời gian, địa điểm diễn ra sự việc]

[Ví dụ : Gia đình tôi có thửa đất tại địa chỉ …………đã được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào ngày…. tháng ….. năm….. tờ số……… tại thửa ………… diện tích là …………. . Tôi đã sử dụng thửa đất từ năm ……… đến nay. Trước phần đất nhà tôi là lối đi chung với nhà các ông/bà …………. Lối đi này đã có từ trước nhưng không thuộc quyền sở hữu của ai mà là lối đi chung của ……nhà phía bên trong. Trong thời gian gần đây, ông/bà …. nói rằng lối đi chung đó là đất của họ. Họ không cho chúng tôi đi qua và đã rào lại. Việc làm này ảnh hưởng rất nhiều đến việc đi lại hàng ngày của chúng tôi]

Điều 254 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền về lối đi qua như sau:

” 1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các  bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”

Xem thêm: Mẫu đơn khiếu nại tố cáo hành chính viết tay mới nhất năm 2022

Theo đó, hành vi lấn chiếm của ông/bà ………là vi phạm quyền về lối đi qua của các hộ phía bên trong.[8]

Vậy căn cứ vào Điều 254 Bộ luật Dân sự năm 2015; Điều 17 luật Khiếu nại năm 2011 và thực tế nêu trên, nay tôi làm đơn này khiếu nại về hành vi lấn chiếm lối đi chung của ông/bà tại địa chỉ

Kính mong các Quý cơ quan nhanh chóng tiến hành đo đạc lại ranh giới thửa đất để xác định phần đất của các bên.

Tôi xin cam đoan nội dung khiếu nại là hoàn toàn đúng sự thật và xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung nêu trên.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Người làm đơn

[Ký và ghi rõ họ tên]

3. Hướng dẫn soạn thảo đơn khiếu nại lấn chiếm lối đi chung:

[1]: Điền ngày, tháng, năm làm đơn

Xem thêm: Lối đi chung là gì? Quy định về việc tranh chấp lối đi chung?

[2]: Điền địa chỉ lấn chiếm lối đi chung

[3]: Điền tên UBND quận/huyện/thị xã/ thành phố nơi tiếp nhận đơn

[4]: Điền tên, ngày, tháng, năm sinh của người làm đơn

[5]: Điền số chứng minh nhân dân/ căn cước công dân của người làm đơn

[6]: Điền địa chỉ hiện tại của người làm đơn

[7]: Điền nội dung khiếu nại [ có thể tham khảo như ví dụ]

[8]: Điền tên người bị khiếu nại

4. Những quy định của pháp luật về quyền về lối đi qua và thủ tục khiếu nại:

– Căn cứ Điều 254 Bộ luật dân sự 2015 quy định quyền về lối đi qua như sau:

Xem thêm: Mẫu đơn kiến nghị tập thể, mẫu đơn khiếu nại tập thể mới nhất

Quyền về lối đi qua

–  Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

– Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

– Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

–  Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

Chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề

Quyền đối với bất động sản liền kề chấm dứt trong trường hợp sau đây:

– Bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền thuộc quyền sở hữu của một người.

– Việc sử dụng, khai thác bất động sản không còn làm phát sinh nhu cầu hưởng quyền.

– Theo thỏa thuận của các bên.

– Trường hợp khác theo quy định của luật

Xem thêm: Thỏa thuận về lối đi chung giữa hai nhà

Thủ tục khiếu nại:

Trình tự khiếu nại gồm 3 bước như sau:

Bước 1:

– Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.  Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi nhận lại việc khiếu nại bằng văn bản.

– Trong đơn khiếu nại hoặc văn bản ghi nhận nội dung khiếu nại phải ghi rõ ngày tháng năm, họ tên, địa chỉ người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại, Đơn hoặc văn bản ghi nhận phải do người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ.

– Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung, thì trong đơn phải có chữ ký của những người khiếu nại và phải cử người đại diện để trình bày khi có yêu cầu của người giải quyết khiếu nại.

– Trường hợp khiếu nại trực tiếp thì hướng dẫn người khiếu nại cử đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản.

Cơ quan tiếp nhận tiến hành phân loại đơn khiếu nại và chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Tranh chấp phần lối đi chung

Bước 2:

– Cơ quan có thẩm quyền xem xét nội dung đơn và các tài liệu liên quan, nếu đủ điều kiện thụ lý thì cơ quan có thẩm quyền phải thụ lý giải quyết, thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, trường hợp không đủ điều kiện thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do

– Sau khi quyết định thụ lý giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp, nếu khiếu nại đúng thì ra Quyết định giải quyết khiếu nại ngay.

– Trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ra Quyết định xác minh nội dung khiếu nại. Căn cứ Quyết định xác minh, Trưởng đoàn thanh tra hoặc Tổ trưởng tổ xác minh tiến hành lập kế hoạch xác minh, mở hồ sơ giải quyết khiếu nại, tiến hành công bố Quyết định xác minh và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để tiến hành thu thập hồ sơ, tài liệu, xác minh nội dung  khiếu nại và Báo cáo kết quả xác minh cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Trên cơ sở hồ sơ, tài liệu và báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ban hành Quyết định về việc giải quyết khiếu nại.

– Quyết định về việc giải quyết khiếu phải gửi cho người khiếu nại và phải được công khai theo quy định của pháp luật.

Bước 3: Thủ trưởng cơ quan được giao xác minh nội dung khiếu nại phải đôn đốc kiểm tra việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại. Sau khi quyết định giải quyết khiếu nại được ban hành,có hiệu lực pháp luật thì việc giải quyết khiếu nại kết thúc.

Thành phần

– Đơn khiếu nại hoặc Giấy uỷ quyền khiếu nại hoặc văn bản phản ánh nội dung khiếu nại do cơ quan tiếp nhận khiếu nại lập.

Xem thêm: Tranh chấp lối đi chung không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

– Bản sao Quyết định hành chính bị khiếu nại [nếu khiếu nại quyết định hành chính];
Các tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại kèm theo [nếu có].

Thời hạn giải quyết khiếu nại:

–  Lần đầu: không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý; nếu vụ việc phức tạp thì không quá 45 ngày; đối với vùng sâu, vùng xa không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý; nếu vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày.

Lần hai: không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý; nếu vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày; đối với vùng sâu, vùng xa không quá 60 ngày kể từ ngày thụ lý; nếu vụ việc phức tạp thì không quá 70 ngày.

Thời hiệu khiếu nại:

– Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính. Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai, địch hoạ, đi công tác, học tập ở xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại nhưng phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, cơ sở y tế hay Thủ trưởng cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nơi người khiếu nại cư trú hoặc làm việc.

Thời hạn và quyền khiếu nại tiếp theo, quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án:

–  Người khiếu nại có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc đã hết thời hạn giải quyết mà khiếu nại không được giải quyết.

Xem thêm: Mẫu đơn khiếu nại nghĩa vụ quân sự và hướng dẫn viết đơn chi tiết nhất

– Người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án khi không đồng ý với quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại [lần đầu, lần hai] hoặc đã hết thời hạn giải quyết mà khiếu nại không được giải quyết [trừ những khiếu nại có những nội dung thuộc các vấn đề về chính trị nội bộ, danh mục bí mật Nhà nước hoặc quy định của Bộ Công an].

– Thời hạn khiếu nại tiếp theo, thời hạn khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án là 30 ngày kể từ khi nhận được quyết định giải quyết khiếu nại hoặc kể từ khi hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn nói trên có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày.

Chủ Đề