Mẫu đơn xin không tăng ca

Mẫu đơn xin phép không tăng ca là gì? Mẫu đơn xin phép không tăng ca để làm gì? Đơn xin phép không tăng ca 2021? Hướng dẫn soạn đơn xin phép không tăng ca? Quy định pháp luật về làm thêm giờ đối với người lao động?

Trong quá trình làm việc tại đơn vị, không thể tránh việc thiếu năng xuất và người lao động phải tăng ca làm thêm để kịp tiến độ sản xuất. Hình thức tăng ca không phải là bắt buộc mà dựa vào năng xuất sản phẩm hoặc yêu cầu được tăng ca để kiếm thêm thu nhập cho người lao động. Khi nhận thấy bản thân không đủ điều kiện đảm bảo tăng ca thì người lao động có thể xin phép người sử dụng lao động không tăng ca bằng việc nộp đơn xin không tăng ca

Thời gian tăng ca (làm thêm giờ) là khoảng thời gian làm việc ngoài giờ làm việc thông thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động của doanh nghiệp.

Mẫu đơn xin phép không tăng ca là mẫu đơn nêu rõ thông tin của người lao động gồm tên, chứng minh nhân dân, đơn vị công tác,…. dựa theo kế hoạch việc làm và thời gian phải tăng ca nhưng nhận thấy bản than không đủ điều kiện để tăng ca nên dùng mẫu đơn này  kèm theo nội dung, lý do để xin phép người sử dụng lao động không tăng ca

2. Mẫu đơn xin phép không tăng ca để làm gì?

Mẫu đơn xin phép không tăng ca là mẫu đơn được lập ra để người lao động trình bày thông tin cá nhân và đơn vị công tác để gửi đến người sử dụng lao động xin phép không tăng ca với lý do cá nhân do điều kiện ức khỏe không đảm bảo hoặc do người nhà đau ốm phải đi trông nom,…để người sử dụng lao động xem xét cho phép không tăng ca

3. Đơn xin phép không tăng ca?

Nội dung cơ bản của mẫu đơn xin phép không tăng ca gồm:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……., ngày…tháng…năm……

Đơn xin phép không tăng ca

Kính gửi: – Ông…….giám đốc công ty………

Xem thêm: Tiền lương làm thêm giờ, tăng ca có phải đóng thuế thu nhập cá nhân?

      – Ông……quản đốc phân xưởng…….

– Căn cứ Bộ Luật Lao động 2012

– Hợp đồng lao động số:…

Tôi tên là:…. Sinh ngày:…

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:…

Đơn vị công tác:… Chức vụ: Nhân viên phòng kỹ thuật

Công việc cụ thể: Theo dõi camera, giám sát và xử lý về hoạt động của băng tải truyền than.

Nơi cấp:…… cấp ngày…/tháng…/năm…

Xem thêm: Cách tính tiền lương tăng ca, thêm giờ, lương ngày nghỉ và ngày lễ

Địa chỉ thường trú:……

Địa chỉ hiện tại:……

Số điện thoại:……

Hôm nay ngày 18/04 tôi có nhận được thông báo của giám đốc phân xưởng ông:……….

Về kế hoạch tăng lượng xuất khẩu vào tháng 04 này, với sản lượng thực tế là……..tấn/ngày. Trong thời gian từ ngày…./…./….. đến ngày…./…./….. . Với kế hoạch đề trên thì mỗi công nhân sẽ thực hiện tăng ca ít nhất là thêm 04 tiếng một ngày sau mỗi giờ lao động. Nhưng do con gái thứ hai của tôi (hiện tại cháu 08 tuổi), đang bị ốm sốt kèm viêm phế quản. Tôi phải ở nhà để chăm sóc cháu.

Xét thấy quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 106 Bộ luật lao động  2012 về làm thêm giờ thi:

“ Điều 106. Làm thêm giờ

  1. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a/ Được sự đồng ý của người lao động;”.

Xem thêm: Cách tính và chi trả tiền lương cho ca trực làm ngày lễ, tết

Tôi đề nghị Ông/Bà:……giám đốc công ty…….., cho tôi xin phép không tăng ca vào thời gian từ ngày…./…./….. đến ngày…./…./….. để chăm cho con khỏi bệnh.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

4. Hướng dẫn soạn đơn xin phép không tăng ca?

– Tên mẫu đơn: Đơn xin phép không tăng ca

– Thông tin người làm đơn:

Tên, năm sinh, CMND/CCCD, hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại, số điện thoại liên hệ

– Trình bày lý do xin không tăng ca

Xem thêm: Số giờ tăng ca tối đa là bao nhiêu? Cách tính lương khi tăng ca?

– Ký tên xác nhận

5. Quy định pháp luật về làm thêm giờ đối với người lao động?

Theo quy định tại điều 106 Bộ luật lao động 2012 có quy định về vấn đề làm thêm giờ như sau:

“Điều 106. Làm thêm giờ

1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.

2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;

c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.”

Xem thêm: Hỏi về trường hợp người lao động trực ca đêm

Từ quy định đã được nêu ở trên ta có thể thấy làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật trong quy định thỏa ước lao động tập thể hay nói cách khác phải có sự đồng ý của người lao động . Cần bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm trong 01 ngày … sau đợt làm thêm nhiều ngày liên tục trong tháng người sử dụng lao động cần phải bố trí cho người lao động nghỉ bù số thời gian không được nghỉ

Trong trường hợp này công ty cho người lao động nghỉ vì không tăng ca là trái quy định của pháp luật. Việc này có thể bị sử phạt hành chính được quy định tại  khoản 3 điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP công ty có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng với việc huy động người lao động làm thêm giờ nếu không được sự đồng ý của người lao động.

Lưu ý trừ trường hợp được quy định tại điều 107 bộ luật lao động 2012 như sau:

+ Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;

+ Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và thảm họa.

Do đó, khi mà người lao động không thực hiện làm thêm giờ và trong hợp đồng lao động không có thỏa thuận làm thêm giờ, hoặc là đã quá thời gian làm thêm giờ mà doanh nghiệp muốn chấm dứt hợp đồng lao động là hoàn toàn trái với quy định của pháp luật, người lao động có thể thực hiện việc khởi kiện quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đó của doanh nghiệp.

Làm thêm giờ trong những trường hợp đặc biệt

Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào và người lao động không được từ chối trong các trường hợp sau đây:

Xem thêm: Cách tính tiền tăng ca cho tài xế năm 2017

1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;

2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và thảm họa.

Khi làm thêm giờ thì số giờ làm thêm trong ngày được quy định như sau: (điều 4 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP)

a) Không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; khi áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày;

b) Không quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần

Trường hợp làm thêm giờ thì người lao động được trả tiền lương làm thêm giờ. Theo điều 98 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về vấn đề tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:

1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

Xem thêm: Làm thêm giờ có phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn không?

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động
hưởng lương ngày.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

Số giờ làm việc tăng ca của NLĐ

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 45/2013/NĐ-CP, số giờ làm việc tăng ca của NLĐ được xác định như sau:

– Nếu NLĐ tăng ca và tính giờ làm việc theo ngày: số giờ mà NLĐ tăng ca không được vượt quá 50% số giờ làm việc bình thường trong ngày.

– Nếu NLĐ tăng ca và tính giờ làm việc theo tuần: tổng số giờ mà NLĐ làm việc cả bình thường và tăng ca không được quá 12 giờ trong 01 ngày.

Xem thêm: Lương tăng ca tính như thế nào?

– Không quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.

Lưu ý:

– Tổng thời gian tăng ca làm việc trung bình của một NLĐ KHÔNG được vượt quá 30 giờ trên 01 tháng và 200 giờ trong 01 năm.

– Đối với trường hợp mà NLĐ làm việc ở các lĩnh vực sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản; sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước; các trường hợp khác phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn thì tổng thời gian tăng ca làm việc trung bình của một NLĐ KHÔNG được quá 300 giờ trong 01 năm.

– Khi tổ chức làm thêm giờ, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản đến Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

– Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng, doanh nghiệp phải bố trí để NLĐ nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ. Trường hợp không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian thì phải trả lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 97 Bộ luật lao động 2012.

Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

Xem thêm: Người lao động tự nguyện tăng ca 6 giờ/ngày có vi phạm không?

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày”.

3. Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, công ty phải bố trí để chị được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.

Trên đây là toàn bộ bài viết tham khảo về mẫu đơn xin không làm tăng ca, hướng dẫn soạn thảo đơn và quy định về giờ làm thêm đối với người lao động!