Mẫu giấy đăng kiểm xe ô tô 2022

Đăng kiểm xe ô tô là một hoạt động pháp lý thường thấy của các chủ phương tiện lưu thông trên đường bộ. Vậy thủ tục đăng kiểm ô tô bao gồm những gì và mức phí đăng kiểm mới nhất ra sao? Hãy cùng Bách hóa XANH tìm hiểu nhé.

Điều kiện tiên quyết của các loại xe ô tô để có được chứng nhận pháp lý nhằm lưu thông trên đường là đăng kiểm xe ô tô. Hoạt động này sẽ khiến chủ xe tốn “kha khá” thời gian và tiền bạc đấy nhé. Nhưng Bách hóa XANH sẽ giúp bạn bằng những hướng dẫn làm thủ tục và các mức phí phải đóng ngay dưới bài viết này.

1Thủ tục đăng kiểm ô tô và các phương tiện cơ giới khác

Khoản 2 Điều 8 Thông tư 70/2015/TT-BGTVT quy định “Tổ chức, cá nhân đưa xe cơ giới và các giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư này đến Đơn vị đăng kiểm để kiểm định.” và việc kiểm định tại đơn vị đăng kiểm được tiến hành như sau:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân đưa xe và hồ sơ đến đơn vị đăng kiểm.

Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra

Đơn vị đăng kiểm tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu hồ sơ với dữ liệu trên chương trình quản lý kiểm định. Nếu không đầy đủ hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn chủ xe hoàn thiện lại [Giấy đăng ký xe không hợp lệ khi có dấu hiệu làm giả; nội dung bị sửa chữa, tẩy xóa; quá thời hạn hiệu lực].

Nếu đầy đủ, hợp lệ thì thu phí, tiến hành kiểm tra, đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật [ATKT] và bảo vệ môi trường [BVMT] của xe cơ giới và in phiếu kiểm định.

Thủ tục đăng kiểm xe ô tô năm 2021

Bước 3: Đóng phí bảo trì đường bộ

Xe cơ giới kiểm định đạt yêu cầu, đơn vị đăng kiểm thu lệ phí cấp Giấy chứng nhận kiểm định. Trả Giấy chứng nhận kiểm định; hóa đơn thu phí đăng kiểm, lệ phí cấp Giấy chứng nhận kiểm định ngay cho chủ xe và dán tem kiểm định cho phương tiện.

Bước 4: Dán tem đăng kiểm mới

Trường hợp xe cơ giới chỉ có giấy hẹn cấp giấy đăng ký xe, nếu đạt yêu cầu kiểm định thì chỉ dán tem kiểm định và cấp giấy hẹn trả giấy chứng nhận kiểm định cho chủ xe. Khi chủ xe xuất trình giấy đăng ký xe thì đơn vị đăng kiểm trả Giấy chứng nhận kiểm định.

Trường hợp xe cơ giới có hạng mục khiếm khuyết hay hư hỏng thì đơn vị đăng kiểm sẽ in và gửi thông báo cho chủ xe những khiếm khuyết, hư hỏng để sửa chữa, khắc phục. Trong trường hợp này, sau khi sửa chữa xong, chủ phương tiện phải đưa xe đi đăng kiểm lần nữa.

Tham khảo thêm: Thủ tục sang tên xe ô tô từ công ty sang công ty, cá nhân

2Một số câu hỏi liên quan tới đăng kiểm ô tô

Hồ sơ đăng kiểm xe ô tô bao gồm những gì?

Những giấy tờ và hồ sơ bắt buộc phải có khi đăng kiểm xe ô tô

Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 70/2015/TT-BGTVT, khi đưa xe đến đơn vị đăng kiểm để kiểm định, chủ xe cần xuất trình, nộp các giấy tờ và cung cấp các thông tin sau:

Các giấy tờ, gồm:

+ Bản chính giấy đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc một trong các giấy tờ sau còn hiệu lực: Bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của ngân hàng đang cầm giữ; bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của tổ chức cho thuê tài chính; giấy hẹn cấp giấy đăng ký xe.

+ Bản chính Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.

+ Bản chính Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật [ATKT] và bảo vệ môi trường [BVMT] xe cơ giới cải tạo [đối với xe cơ giới mới cải tạo].

Ngoài ra bạn cần cung cấp thông tin về tên đăng nhập, mật khẩu truy cập và địa chỉ trang web quản lý thiết bị giám sát hành trình đối với xe cơ giới thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình.

Thời hạn [chu kỳ] đăng kiểm xe của các loại ô tô như thế nào?

Ô tô chở người các loại đến 09 chỗ không kinh doanh vận tải

Ô tô chở người các loại đến 09 chỗ có kinh doanh vận tải; ô tô chở người các loại trên 09 chỗ

Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo, rơ moóc, sơmi rơ moóc

Ô tô chở người các loại trên 09 chỗ đã sản xuất từ 15 năm trở lên; ô tô tải các loại, ô tô đầu kéo đã sản xuất từ 20 năm trở lên

- Chu kỳ định kỳ: 03 tháng

Biểu phí đăng kiểm ô tô như thế nào?

Biểu phí bảo trì đường bộ như thế nào?

Phí bảo trì đường bộ [phí sử dụng đường bộ] là một loại phí mà các chủ phương tiện giao thông phải nộp để sử dụng cho mục đích bảo trì, nâng cấp đường bộ để phục vụ các phương tiện đã đóng phí lưu thông.

Sau khi nộp phí bảo trì đường bộ, ô tô sẽ được dán tem trên kính xe

Thông thường phí bảo trì đường bộ được thu vào mỗi năm và sau khi nộp đủ loại phí, ô tô sẽ được dán tem vào kính chắn gió trên xe. Trên mỗi tem sẽ ghi rõ ngày bắt đầu và ngày hết hạn của ngày thu phí ấy.

Cụ thể mức phí sử dụng đường bộ 2021 như sau:

Xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhân

Xe chở người dưới 10 chỗ [trừ xe đăng ký tên cá nhân]; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ dưới 4.000 kg; các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng [bao gồm cả xe đưa đón học sinh, sinh viên, công nhân được hưởng chính sách trợ giá như xe buýt]; xe chở hàng và xe chở người 4 bánh có gắn động cơ

Xe chở người từ 10 chỗ đến dưới 25 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 4.000 kg đến dưới 8.500 kg

Xe chở người từ 25 chỗ đến dưới 40 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 8.500 kg đến dưới 13.000 kg

Xe chở người từ 40 chỗ trở lên; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 13.000 kg đến dưới 19.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo đến dưới 19.000 kg

Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg

Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 27.000 kg trở lên; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 27.000 kg đến dưới 40.000 kg

Xe ô tô đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 40.000 kg trở lên

Ghi chú:

- Mức thu của 01 tháng năm thứ 2 [từ tháng thứ 13 đến tháng thứ 24 tính từ khi đăng kiểm và nộp phí] bằng 92% mức phí của 01 tháng trong bản biểu nêu trên.

- Mức thu của 01 tháng năm thứ 3 [từ tháng thứ 25 đến tháng thứ 30 tính từ khi đăng kiểm và nộp phí] bằng 85% mức phí của 01 tháng trong Biểu nêu trên.

- Thời gian tính phí theo Biểu nêu trên tính từ khi đăng kiểm xe, không bao gồm thời gian của chu kỳ đăng kiểm trước. Trường hợp chủ phương tiện chưa nộp phí của chu kỳ trước thì phải nộp bổ sung tiền phí của chu kỳ trước, số tiền phải nộp = Mức thu 01 tháng x Số tháng phải nộp của chu kỳ trước.

- Khối lượng toàn bộ là: Khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông ghi trên giấy chứng nhận kiểm định của phương tiện.

Tham khảo thêm: Thủ tục, trình tự đăng ký xe ô tô theo quy định mới nhất 2022

Những việc nên làm trước khi đi đăng kiểm xe ô tô

Không nên đăng kiểm xe ngày lễ, tết và đầu tuần

Thường thấy, vào những ngày lễ tết hoặc đầu tuần, số lượng xe ô tô đến các trung tâm đăng kiểm thường nhiều hơn ngày bình thường. Vì thế chủ xe nên chủ động lựa chọn các ngày khác để đưa xe đi đăng kiểm, tránh tình trạng chờ đợi lâu nhé.

Đặt lịch hẹn và chuẩn bị giấy tờ cần thiết khi đi đăng kiểm

Hiện nay, tại các trung tâm đăng kiểm ô tô có dịch vụ đặt lịch vì thế bạn có thể hẹn ngày để mang ô tô đến để tiết kiệm thời gian. Ngoài ra, bạn cần phải soạn đầy đủ các loại giấy tờ đã nói ở trên để việc đăng kiểm được thuận lợi.

Hãy tự kiểm tra lại xe trước khi đưa đi đăng kiểm

Tự kiểm tra lại xe trước khi đưa đi đăng kiểm hoặc đến gara để bảo dưỡng xe trước khi đăng kiểm

Căn cứ vào quy trình đăng kiểm, chủ phương tiện và lái xe cần chuẩn bị những việc sau đây:

- Lau sạch sẽ biển số, vệ sinh nội/ngoại thất để các kiểm định viên dễ dàng nhận dạng chiếc xe.

- Dọn khoang động cơ, chú ý đến các bộ phận: dầu phanh, nước làm mát động cơ, số khung và số máy.

- Kiểm tra bánh xe, hãy chắc chắn bánh xe không có dấu hiệu lệch, mòn, đủ áp suất. Ngoài ra, hãy kiểm tra đèn xe có vấn đề gì hay không.

Ngoài ra, bạn đừng quên kiểm tra thân xe theo các công đoạn sau đây:

- Gạt nước, phun nước và sự làm việc của nó

- Kiểm tra trên bảng đồng hồ có đèn báo nào không làm việc hay báo bất thường

- Kiểm tra dây đai an toàn, chốt cửa, tay mở

- Kiểm tra sự làm việc của phanh tay.

Đưa xe ô tô đến gara

Trước khi đưa xe ô tô đi đăng kiểm, tốt nhất bạn nên đưa xe ô tô của mình đến gara để được bảo dưỡng chuyên nghiệp. Điều này sẽ đảm bảo xe của bạn trong tình trang tốt nhất.

Tham khảo thêm: Thủ tục mua bán xe ô tô cũ theo quy định mới nhất 2022

Quy trình kiểm định ô tô như thế nào?

Theo quy định đăng kiểm Việt Nam, quy trình đăng kiểm sẽ gồm 5 bước: Kiểm tra phanh → kiểm tra khí thải và tiếng ồn → kiểm tra phần trên xe → kiểm tra tổng thể → kiểm tra phần khung gầm và hệ thống treo.

Quy trình kiểm định ô tô

Trường hợp nào xe ô tô bị từ chối đăng kiểm?

Lắp các loại đèn chiếu sáng sai quy định có thể bị từ chối đăng kiểm

- Ô tô lắp các loại cản, đèn chiếu sáng sai quy định sẽ bị từ chối đăng kiểm

- Ô tô sẽ bị từ chối đăng kiểm khi chủ xe chưa đóng tiền phạt nguội do vi phạm giao thông. Vì thế, các chủ xe phải thực hiện nghĩa vụ nộp phạt hành chính đầy đủ thì cơ quan đăng kiểm mới đồng ý cho đăng kiểm.

- Trường hợp xe Van lắp thêm ghế sau. Theo quy định của pháp luật, hành vi lắp ghế sau cho xe Van [dù có sử dụng hay không] là sai quy định và do đó những chiếc xe này sẽ không được đăng kiểm.

- Những xe kinh doanh vận tải thuộc diện phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình [hộp đen] nhưng không chấp hành cũng sẽ bị từ chối đăng kiểm.

Ô tô không đăng kiểm bị phạt bao nhiêu tiền?

Tham khảo thêm: Hướng dẫn thủ tục đổi biển số trắng sang vàng đơn giản

Trên đây là những chia sẻ của Bách hóa XANH về hướng dẫn làm thủ tục đăng kiểm ô tô và mức phí mới nhất, hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích thông qua đó giúp bạn chuẩn bị và thực hiện đăng kiểm xe dễ dàng hơn nhé.

Nhớ mang khẩu trang chất lượng tại Bách hóa XANH để phòng dịch khi tham gia thủ tục đăng kiểm ô tô và mức phí mới nhất:

Xem thêm:

>> Thủ tục tách khẩu là gì? Hướng dẫn quy trình làm thủ tục tách khẩu

>> Thủ tục hải quan và quy trình thủ tục hải quan hàng hóa nhập khẩu chi tiết nhất

>> Thủ tục và hồ sơ hoàn công mới nhất

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Chủ Đề