Mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú

Hỏi - 14/07/2010

Chào bác sĩ !

Em bị viêm gan B, kết quả xét nghiệm: HBsAg[+], HbeAg[+], men gan bình thường. Em có một số thắc mắc nhờ bác sĩ tư vấn như sau:

1. Trường hợp của em sinh thường hay sinh mổ khả năng lây nhiễm ít hơn.

2. Cách chích ngừa như thế nào.

3. Có được cho con bú trong trường hợp cả HBsAg và HBeAg đều dương tính hay không.

4. Sau khi được chích ngừa đầy đủ có phải bé sẽ được bảo vệ không bị nhiễm VGB hay vẫn còn khả năng bị nhiễm bệnh, nếu có tỷ lệ là bao nhiêu.

Rất mong được sự phúc đáp của bác sĩ.

Chân thành cám ơn

Trả lời

Thân chào bạn Nhi , 

Mặc dù trên lý thuyết, khi sinh thường thì bé có thể hít hay nuốt phải siêu vi viêm gan B trong đường sinh dục mẹ dẫn đến lây bệnh, nhưng sinh mổ thì bé cũng có thể bị lây nhiễm do tiếp xúc với máu mẹ. Trên thế giới hiện nay chưa có đủ những nghiên cứu khoa học có giá trị để khẳng định sinh thường hay sinh mổ  thì hạn chế được lây viêm gan siêu vi B. Vì vậy, nếu không có những chỉ định khác về sản khoa thì bạn vẫn nên sinh thường vì khả năng lây nhiễm như nhau.

Sau khi sinh, con bạn sẽ được tiêm ngừa ngay tại phòng sinh hay ngay sau khi tình trạng chung của bé ổn định. Thuốc tiêm gồm 2 loại là vắc xin ngừa viêm gan B và một loại globulin miễn dịch ngừa viêm gan B. Khả năng bảo vệ là 90%, có nghĩa là con bạn vẫn có thể bị lây nhiễm khoảng 10% [so với hơn 90% nếu không tiêm ngừa].

Bạn vẫn có thể cho con bú vì nghiên cứu cho thấy rằng cho bú mẹ hay bú bình thì khả năng lây bệnh vẫn như nhau.

Thân mến!

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Từ Dũ

Lo lắng của nhiều bà mẹ Việt đang nuôi con bằng sữa mẹ khi bản thân nhiễm virus viêm gan B

Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở Việt Nam chiếm khoảng 10-20% dân số, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai và trẻ em. Điều này đã dấy lên sự lo lắng của nhiều bà mẹ Việt đang nuôi con bằng sữa mẹ khi bản thân bị nhiễm virus viêm gan B có làm tăng lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con?

Rủi ro lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở

Theo khuyến cáo của WHO, tất cả trẻ sinh ra cần được tiêm phòng vắcxin viêm gan B càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh, tốt nhất trong vòng 24 giờ đầu. Điều này sẽ giúp giảm đáng kể rủi ro lây truyền từ mẹ, và hầu như loại bỏ hoàn toàn nguy cơ lây truyền qua sữa mẹ hoặc việc bú mẹ. Trẻ sơ sinh được chủng ngừa viêm gan B cũng sẽ giúp ngăn ngừa lây nhiễm HBV từ tất cả đường có thể lây nhiễm khác.

Trẻ em khi bị nhiễm vi rút viêm gan B có nguy cơ tiến triển thành viêm gan B mãn tính cao nhất

Có hay không? Nguy cơ lây nhiễm viêm gan B khi mẹ cho con bú

Kết quả nghiên cứu của WHO được công bố năm 2009 khẳng định, không có bằng chứng rằng việc con bú mẹ gây tăng nguy cơ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ cho con. Trường hợp bà mẹ đã từng bị viêm gan siêu vi B [ HBV] và đã có kháng thể, có thể chuyển kháng thể thụ động anti-HBs qua nhau thai cho thai nhi, nhờ đó bé sơ sinh được bảo vệ khỏi HBV trong 6 tháng đầu đời, nên bé có thể bú mẹ, khi đã được tiêm ngừa.
Một nghiên cứu tổng hợp mới đây về đề tài lây truyền Viêm gan B qua sữa mẹ trên 751 trẻ sơ sinh ở nhóm bú mẹ và 873 trẻ sơ sinh trong nhóm không bú mẹ của nhóm nghiên cứu ở Đại học Sun Yat-sen, Trung Quốc cũng chỉ ra rằng, đến 12 tháng tuổi, 31 trẻ sơ sinh có xét nghiệm dương tính viêm gan B trong nhóm bú sữa mẹ, so với 33 trường hợp dương tính ở nhóm không bú mẹ. Ở giai đoạn 6-12 tháng những đứa trẻ nằm trong nhóm nghiên cứu đều có kháng thể [anti-HBs] gần như nhau và không ghi nhận tác dụng phụ hoặc biến chứng nào khi con bú mẹ.

>> Xem thêm Giải pháp kiểm soát viêm gan B hiệu quả cần tham khảo ngay

Kết luận và giải pháp phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B cho trẻ có mẹ có virus viêm gan B

Nên tiêm Vaccine cho trẻ càng sớm càng tốt sau khi sinh

Dựa trên những kết quả này, các nhà khoa học đã kết luận: “Nuôi con bằng sữa mẹ sau khi được tiêm chủng thích hợp không làm tăng rủi ro lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con“. Các chuyên gia về bệnh viêm gan có khuyến cáo với các mẹ đang cho con bú, đặc biệt là các bà mẹ bị viêm gan siêu vi B [HBV] mãn tính nên tránh cho bé bú trực tiếp khi bị các bệnh lý ở vú như nứt cổ gà [nứt đầu ti], chảy máu hoặc tổn thương vú. Các bà mẹ có thể vắt sữa và sử lý nhiệt sữa đã vắt [đun sôi sủi tăm, hoặc chưng cách thuỷ đến sủi tăm và làm nguội nhanh] trước khi cho bé bú, vì trong trường hợp vú có tổn thương như thế, bé có thể tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết huyết thanh.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế mới đây cho biết, Tổ chức Y tế thế giới [WHO] đã đưa Việt Nam là một trong chín nước tại Tây Thái Bình Dương vào danh sách những nước có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan cao đáng báo động. Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở Việt Nam chiếm khoảng 10-20% dân số, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai và trẻ em. Việc trẻ bị lây truyền virus viêm gan B từ mẹ làm gia tăng tỉ lệ ung thư gan và xơ gan trong tương lai. Điều này đã dấy lên sự lo lắng của nhiều bà mẹ Việt đang nuôi con bằng sữa mẹ khi bản thân bị nhiễm virus viêm gan B có làm tăng lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con?.

Kết quả nghiên cứu của WHO được công bố năm 2009 khẳng định, không có bằng chứng rằng việc con bú mẹ gây tăng nguy cơ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ cho con và bú mẹ không gây nguy cơ lây nhiễm cao hơn so với bé không bú mẹ, và không đáng kể so với nguy cơ cao hơn do tiếp xúc với máu và chất dịch cơ thể mẹ khi sinh. Trường hợp bà mẹ đã từng bị viêm gan siêu vi B [ HBV] và đã có kháng thể, có thể chuyển kháng thể thụ động anti-HBs qua nhau thai cho thai nhi, nhờ đó bé sơ sinh được bảo vệ khỏi HBV trong 6 tháng đầu đời, nên bé có thể  bú mẹ,  khi đã được tiêm ngừa.

Một nghiên cứu tổng hợp mới đây về đề tài lây truyền Viêm gan B qua sữa mẹ trên 751 trẻ sơ sinh ở nhóm bú mẹ và 873 trẻ sơ sinh trong nhóm không bú mẹ của nhóm nghiên cứu ở Đại học Sun Yat-sen, Trung Quốc cũng chỉ ra rằng, đến 12 tháng tuổi, 31 trẻ sơ sinh có xét nghiệm dương tính viêm gan B trong nhóm bú sữa mẹ, so với 33 trường hợp dương tính ở nhóm không bú mẹ. Ở giai đoạn 6-12 tháng những đứa trẻ nằm trong nhóm nghiên cứu đều có kháng thể [anti-HBs] gần như nhau và không ghi nhận tác dụng phụ hoặc biến chứng nào khi con bú mẹ.

Do đó, dựa trên những kết quả này, các tác giả nghiên cứu kết luận, "nuôi con bằng sữa mẹ" sau khi được tiêm chủng thích hợp không làm tăng rủi ro lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con". Ngoài ra, một nghiên cứu tại Anh với mẫu 126 bé, cũng cho thấy không có nguy cơ nhiễm viêm gan B cao hơn ở bé bú mẹ so với bé bú sữa công thức.

WHO cũng khuyến cáo, tất cả trẻ sinh  ra cần được tiêm phòng vắcxin viêm gan B càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh, tốt nhất trong vòng 24 giờ đầu. Điều này sẽ giúp giảm đáng kể rủi ro lây truyền từ mẹ, và hầu như loại bỏ hoàn toàn nguy cơ lây truyền qua sữa mẹ hoặc việc bú mẹ. Trẻ sơ sinh được chủng ngừa viêm gan B cũng sẽ giúp ngăn ngừa lây nhiễm HBV từ tất cả đường có thể lây nhiễm khác.

Các chuyên gia về bệnh viêm gan có khuyến cáo với các mẹ đang cho con bú, đặc biệt là các bà mẹ bị viêm gan siêu vi B [HBV] mãn tính nên tránh cho bé bú trực tiếp khi bị các bệnh lý ở vú như nứt cổ gà [nứt đầu ti], chảy máu hoặc tổn thương vú. Các bà mẹ có thể vắt sữa và sử lý nhiệt sữa đã vắt [đun sôi sủi tăm, hoặc chưng cách thuỷ đến sủi tăm và làm nguội nhanh] trước khi cho bé bú, vì trong trường hợp vú có tổn thương như thế, bé có thể tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết huyết thanh.


Theo bác sĩ Phan Thị Huyền Thương, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, viêm gan B là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây xơ gan, ung thư gan dẫn tới tử vong. Một năm, thế giới có trên 1 triệu người chết vì bệnh này.  Báo cáo thống kê mới nhất cho thấy tỷ lệ lưu hành viêm gan B ở Việt Nam hiện khoảng 8%.

Virus viêm gan B lây truyền qua 3 con đường: đường máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. Trong đó, nguy cơ lây truyền sang con của người mẹ đã nhiễm bệnh lên đến 90%. Khi em bé đã bị lây virus viêm gan B từ mẹ, tỷ lệ diễn tiến viêm gan mạn tính rất cao [95%], trong đó 25-50% xuất hiện xơ gan, ung thư gan, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người bệnh.

Bác sĩ Phan Thị Huyền Thương thông tin, các nghiên cứu đã chỉ ra có 3 con đường chính lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con. Thứ nhất là máu và dịch khi rau bị tổn thương trong quá trình chuyển dạ, các thủ thuật xâm lấn ở chẩn đoán trước sinh [lấy nước ối, sinh thiết gai rau] hay trong qúa trình mang thai, mẹ có biểu hiện nhiễm trùng.

Thứ hai, virus lây qua đường tế bào bằng cách đi qua tuần hoàn máu mẹ, đi qua bánh rau, sau đó đi vào em bé. Thứ ba, virus có thể lây qua gen, người ta cho rằng những tế bào trứng, tinh trùng từ trước đã bị nhiễm viêm gan B sẽ truyền sang phôi.

Về nhiều ý kiến cho rằng virus viêm gan B cũng có thể lây qua đường sữa mẹ, bác sĩ Thương chia sẻ, đến nay, chưa có bằng chứng đầy đủ khẳng định sự hiện diện của HBsAg, HBeAg và HBV DNA trong sữa mẹ [các kháng nguyên khẳng định mắc viêm gan B] làm tăng nguy cơ lây nhiễm trong thời kỳ sơ sinh, trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, người ta chỉ ra rằng, nếu em bé được dự phòng lây nhiễm đúng phương pháp, thì việc em bé bú sữa mẹ [dù mẹ mắc viêm gan B] không làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh này.

Mẹ mắc viêm gan B có nên cho con bú không?

Hiện nay, WHO, các tổ chức sản phụ khoa trên thế giới và Bộ Y tế Việt Nam đã đưa ra chiến lược sàng lọc viêm gan B cho phụ nữ có thai càng sớm càng tốt, ngay trong quý 1 thai kỳ, bất kể sản phụ đã tiêm phòng hay xét nghiệm trước đó chưa.

Những chiến lược dự phòng được đưa ra với trường hợp người mẹ được xác định mắc viêm gan B gồm dự phòng bằng vắc xin, kháng huyết thanh và sử dụng thuốc kháng virus.

Bác sĩ Thương nhấn mạnh, nếu chỉ dùng vắc xin tiêm phòng cho các em bé có bà mẹ mắc viêm gan B thì vẫn có tỷ lệ 30 % trẻ sẽ nhiễm bệnh. Nếu kết hợp giữa vắc xin và tiêm kháng huyết thanh trong 12 tiếng sau sinh, trẻ sẽ phòng được bệnh với tỷ lệ 90%, tuy nhiên vẫn còn 10% có nguy cơ mắc viêm gan B. Những trường hợp này đa phần là do mẹ có tải lượng virus trong máu cao.

Tuy nhiên, nếu kết hợp cả ba phương án dự phòng nói trên, chúng ta có thể giảm đến 96- 98% khả năng nhiễm bệnh cho em bé.

Riêng với thuốc kháng virus, bác sĩ Thương cho biết, thời gian điều trị được khuyến cáo hiện nay cho sản phụ mắc viêm gan B là thai từ 28 đến 32 tuần. Các nghiên cứu trên thế giới đều đã chỉ ra đây khoảng thời gian khá an toàn, hiệu quả. Với một số nghiên cứu cho rằng nên điều trị sớm hơn, trong 3 tháng đầu, theo bà Thương, để đưa ra khuyến cáo cần có nhiều bằng chứng lâm sàng mạnh hơn nữa.

Nguyễn Liên

Tại Việt Nam, từ năm 2016 đến 2019, số ca ho gà đã tăng gấp 3 lần. Trẻ mắc bệnh này thường có tỷ lệ tử vong rất cao do các biến chứng như viêm phổi, co giật, viêm não,...

Video liên quan

Chủ Đề