Mòng biển bay kiểu gì

Câu 34. Đuôi ở chim bồ câu có vai trò gì?

A. Bánh lái, định hướng bay cho chim.           B. Làm giảm sức cản không khí khi bay.

C. Cản không khí khi ấy.                                 D. Tăng diện tích khi bây.

Câu 35 Trong các loại chim sau, loài chim nào điển hình cho kiểu bay lượn?

A. Bồ câu.         B. Mòng biển.                 C. Gà rừng.         D. Vẹt

Câu 36: Da của chim bồ câu có đặc điểm

A. Da khô, có vảy sừng                                 B. Da ẩm, có tuyến nhờn

C. Da khô, phủ lông mao                              D. Da khô, phủ lông vũ

Câu 37: Đặc điểm nào dưới đây có ở các đại diện của nhóm chim chạy?

A. Cánh ngắn, yếu; chân cao, to khỏe; chân có hai hoặc ba ngón.

B. Bộ xương cánh dài và khỏe; lông nhỏ, ngắn, dày và không thấm nước.

C. Cánh phát triển; chân có bốn ngón.

D. Chi sau có màng bơi

Câu 38: Đặc điểm nào dưới đây có ở các đại diện của bộ Ngỗng?

A. Chân to, móng cùn, chân con trống có cựa.

B. Bơi giỏi, bắt mồi dưới nước, đi lại vụng về trên cạn.

C. Cánh dài, phủ lông mềm mại.

D. Mỏ khỏe, quặp, sắc, nhọn.

Câu 39: Hiện nay, loài chim nào có kích thước lớn nhất thế giới?

A. Ngỗng Canada.                               B. Đà điểu châu Phi.

C. Bồ nông châu Úc.                           D. Chim ưng Peregrine.

Câu 40: Đặc điểm nào dưới đây không có ở các đại diện của bộ Gà?

A. Mỏ ngắn, khỏe.

B. Cánh ngắn, tròn.

C. Màng bơi rộng nối liền ba ngón trước.

D. Kiếm mồi bằng cách bới đất, ăn hạt, cỏ non, chân khớp,…

  • Khoa học

Thứ năm, 25/8/2005, 12:22 (GMT+7)

Các kỹ sư Mỹ đang thiết kế một loại thiết bị bay do thám cho tương lai dựa trên cơ chế bay của mòng biển. Chúng có thể thay đổi hình dạng cánh để lái qua thành phố, như lượn xuống một đại lộ hay nhao qua giữa các tòa nhà.

Loại thiết bị robot không người lái này có tên gọi Micro Air Vehicle, được phát triển trong một dự án quân sự. Nguyên mẫu được phát triển bởi nhóm nghiên cứu của Rick Lind, một kỹ sư hàng không vũ trụ tại Đại học Florida, với sải cánh chỉ dài 15 cm. Chúng có thể bay rất hiệu quả trong những địa hình đa dạng như các thành phố - giống như anh em của chúng trong tự nhiên.

"Nếu bạn bay qua một thung lũng của thành phố, qua các ngõ ngách, qua các bãi đỗ xe công cộng và xuyên giữa các tòa nhà, bạn cần ngoặt hướng đột ngột, xoay tròn và nhào lộn" - Lind nói - "Điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải thay đổi hình dạng cánh chiếc phi cơ trong chuyến bay".

Quân đội Mỹ đã sử dụng các máy bay không người lái ở Iraq và Afganistan để chụp ảnh và bắn tên lửa. Song tới nay, khả năng bay của chúng vẫn rất hạn chế. Micro Air Vehicle là giải pháp hữu hiệu hơn nhiều trong việc tiếp cận gần và quan sát mục tiêu.

Ấn tượng bởi khả năng lượn, nhào và vút lên rất nhanh của mòng biển, nghiên cứu sinh tiến sĩ Mujahid Abdulrahim, cộng sự của Lind đã chụp ảnh cận cảnh những con mòng biển trong khi bay, và phát hiện thấy cánh của chúng cong lại ở cả bả vai và khuỷu giữa khi thay đổi kiểu bay.

Mòng biển bay kiểu gì

Khi khuỷu cánh giơ lên.

Nhóm đã mô phỏng kiểu cấu trúc này để chế ra một nguyên mẫu. Khi khuỷu duỗi thẳng, máy bay lượn rất tốt. Khi khuỷu chúc xuống, nó mất tính ổn định nhưng tăng khả năng vận động. Trong trường hợp khuỷu giơ lên, việc kiểm soát được tối ưu hóa để dễ dàng hạ cánh.

Mòng biển bay kiểu gì

Khi khuỷu cánh chúc xuống.

Động cơ có thể chuyển đổi trạng thái cánh từ chúc xuống đến hướng lên trên chỉ trong 12 giây, "đủ nhanh để sử dụng trong địa hình thành phố". Nguyên mẫu hình chim này có thể lượn 3 vòng 360 độ trong 1 giây (một chiếc máy bay F-16 có thể thực hiện được ít nhất 1 vòng một giây, nhưng lượn ba vòng liên tiếp sẽ phát sinh lực hút quá mạnh, gây tử vong phi công). Lind và Abdulrahim đã thiết kế các nguyên mẫu có kích cỡ từ 15 cm tới 0,6 mét.

T. An (theo LiveScience)