Móng tay trắng bệch là bị bệnh gì năm 2024

Các đốm trắng có thể là dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng như bệnh tim, suy thận, hoặc bệnh tự miễn dịch.

Đó là khi đốm trắng kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng khác, gặp tình trạng này, nên đi khám ngay lập tức.

Các triệu chứng này bao gồm khó thở, đau ngực, tim đập rất nhanh và sưng phù mắt cá chân, theo The Healthy.

Bác sĩ nội trú Sunitha Posina, từ New York [Mỹ] lưu ý các tình trạng móng khác đi kèm với các đốm trắng. Ông nói: “Độ giòn của móng, sự đổi màu, đường gờ và rãnh có thể là dấu hiệu của những thay đổi toàn thân cần được kiểm tra kỹ lưỡng”.

Các đốm trắng có thể là dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng như bệnh tự miễn dịch, bệnh tim hoặc suy thận

Ảnh: Shutterstock

Covid-19

Một trong những triệu chứng ít được biết đến nhất của Covid-19 là dấu hiện ở ngón chân và móng chân. Theo bác sĩ Kroll, chuyên gia nội khoa ở Morganville, New Jersey [Mỹ], đó là triệu chứng ngón chân bị đỏ lên, đôi khi móng tay nhợt nhạt và hơi trắng.

Ngoài ra, đốm trắng trên móng tay cũng có thể do bệnh ít nghiêm trọng hơn, như:

Bệnh vẩy nến hoặc bệnh chàm

Tiến sĩ Loucas nói: “Một số bệnh về da cũng có thể ảnh hưởng đến móng tay.”

Bệnh vẩy nến ở móng tay có thể làm móng dày lên và trắng bệch hoặc khiến móng có những chấm trắng, rỗ. Bệnh chàm có thể gây ra các vết sần, móng bị đổi màu và dày lên, theo The Healthy.

Nấm móng

Nếu tiếp xúc với nước hoặc những nơi ẩm ướt quá lâu, có thể sẽ bị nấm móng, đặc biệt là ở móng chân. Tiến sĩ Loucas cho biết nấm có thể làm cho móng tay trông dày lên và có màu trắng.

Thiếu hụt vitamin, khoáng chất

Bác sĩ Kroll cho biết, thiếu hụt vitamin D, canxi và kẽm có thể khiến móng tay xuất hiện các đốm trắng. Khi khám cho các bệnh nhân này, ông cũng lắng nghe kỹ tiền sử của bệnh nhân, đặc biệt chú ý đến lịch sử ăn uống và lượng dinh dưỡng của họ.

Tác dụng phụ của thuốc

Các đốm trắng trên móng tay có thể là một trong những tác dụng phụ ít được biết đến của một số loại thuốc, theo The Healthy.

Tình trạng này được gọi là bệnh Raynaud. Hiện tượng không chỉ xuất hiện ở tay mà còn ở ngón chân và tai. Những ngón tay trắng bệch khiến Rachel không cảm nhận được bề mặt của các vật cầm trên tay. Không dừng lại ở đó, nó còn kéo theo các cơn đau.

"Tai là vị trí đau nhất, cảm giác như thể bị ai đó chọc dao vào tai. Bất cứ khi nào ra ngoài trong trời lạnh, tôi đều phải đội mũ len", cô cho biết.

Hiện tượng thiếu máu khiến đầu ngón tay của Rachel Smith trở nên tái nhợt. Ảnh: Today.

Cô phải cảnh giác cao độ với bất kỳ điều gì có thể gây triệu chứng như mở tủ lạnh, cầm cốc nước đá hay thậm chí là ngồi phòng điều hòa. Smith luôn để chăn trong xe và găng tay trong túi xách.

Theo Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia, bệnh Raynaud khiến các mạch máu thu hẹp lại khi gặp lạnh hoặc căng thẳng. Thiếu máu làm ngón tay trông vàng, tái nhợt, rắn, lạnh. Tuần hoàn ngừng đột ngột sẽ kèm theo cảm giác kiến bò, đau buốt, cứng tay và vụng về.

Khoảng 5% dân số Mỹ mắc bệnh này. Phụ nữ mắc nhiều hơn nam giới. Theo Ashima Makol, bác sĩ, chuyên khoa thấp khớp tại Mayo Clinic ở Rochester, Minnesota, đây là một phản ứng thái quá của cơ thể đối với cái lạnh.

"Khi cảm nhận cái lạnh, cơ thể sẽ dồn máu về các hệ thống cơ quan chính như tim và phổi, gây thiếu máu ở các chi", bác sĩ Makol cho biết.

Tình trạng sẽ biến mất khi người bệnh được ủ ấm hoặc nhúng tay chân vào nước ấm. Quá trình này cũng gây khó chịu, tê liệt hoặc đau đớn không kém cho tới khi trở lại bình thường hoàn toàn.

Có hai thể Raynaud:

Bệnh Raynaud nguyên phát bắt đầu ở giai đoạn thiếu niên hoặc 20 tuổi. Cô Rachel được chẩn đoán mắc bệnh khi phát hiện các triệu chứng vào năm học lớp 8.

Raynaud thứ cấp xảy ra do bệnh lý có từ trước hoặc do yếu tố khác. Ví dụ, hầu hết bệnh nhân xơ cứng bì thường mắc Raynaud, theo bác sĩ Makol. Những người bị lupus thấp khớp cũng có nguy cơ mắc.

Nguyên nhân của bệnh được cho là do rối loạn co thắt động mạch, rối loạn thần kinh vận mạch. Raynaud thứ cấp có liên quan đến các bệnh và tình trạng gây tổn thương trực tiếp đến các động mạch, theo Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia Hoa Kỳ. Bác sĩ Makol cho biết những người làm việc với búa, máy khoan hoặc các dụng cụ rung khác cũng có khả năng mắc bệnh.

Một số trường hợp mắc Raynaud thứ phát có thể bị tổn thương mô, móng tay bất thường, loét ở đầu ngón tay hoặc thậm chí là hoại tử. Người bị Raynaud nguyên phát hiếm khi gặp những biến chứng này.

Việc điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Theo bác sĩ Makol, tình trạng có thể nhẹ và kiểm soát được hoặc có thể tiến triển nặng, nhiều đợt mỗi ngày, mỗi đợt kéo dài từ 15 đến 20 phút.

Chủ Đề