Một chục miền tây là bao nhiêu năm 2024

Lần đầu đặt chân đến Sài Gòn, tôi ngỡ ngàng khi mua bất cứ loại trái cây nào, trừ chuối và xê ri, đều được bán chục 12, chục 14, không ngờ lại có chục 16.

Tại một chợ quê ven sông Tiền ở Cái Bè, tháng 7 năm 1975, tôi hỏi mua một chục cam sành. Những tưởng một chục, như ở Sài Gòn là 12 trái, nên khi thấy chị bán hàng cho vào bị lác 16 trái, một lần nữa tôi nhắc chị là chỉ mua một chục, chị nói thì một chục chứ có ép cậu đâu. Thì ra ở quanh thành phố Mỹ Tho, một chục là 16!

Trước đó, ngay sau ngày đất nước thu về một mối, là dân Trung, lần đầu đặt chân đến Sài Gòn, tôi ngỡ ngàng khi mua bất cứ loại trái cây nào, trừ chuối và xê ri, đều được bán chục 12, chục 14, không ngờ lại có chục 16. Tò mò, tôi hỏi chị bán xoài, có “chục” nào nhiều hơn 16, chị biểu “hồi xưa”, Cái Bè, Cai Lậy, Cao Lãnh, Cái Mơn… đều tính chục 18 ráo trọi, dần dà người ta bớt xuống. Chị cũng “dự báo” rồi đây có thể một chục là… một chục, có khi người ta không còn bán theo chục nữa!

"tôi hỏi chị bán xoài, có “chục” nào nhiều hơn 16, chị biểu “hồi xưa”, Cái Bè, Cai Lậy, Cao Lãnh, Cái Mơn… đều tính chục 18 ráo trọi, dần dà người ta bớt xuống...".

Tôi không biết chị bán xoài học lớp mấy, nhưng nghe chị nói thì biết là người rành rẽ mua bán. Từ “gợi ý” ấy của chị bán xoài, tôi càng muốn biết vì sao có chục 16, 18, mà nghe nói còn có chục đến… 24 lận!

Do chưa đọc được văn bản chính thức nào giải thích về con số chục kỳ lạ ấy, mà dám chắc trên thế giới này không đâu có, tôi đành tìm “tài liệu” dân gian miệt vườn, thì biết rằng, đất mùn và than bùn rất thích hợp với cây khóm, nên U Minh từ cuối thế kỷ XIX đã bạt ngàn rẫy khóm, rừng khóm. Mùa rộ, trái khóm chất thành núi, chủ rẫy “khuyến mại” cho thương lái bằng cách tăng thêm vào con số chục 2,3,4… cho đến 14 trái. Khóm theo thương hồ tỏa khắp vùng châu thổ, lên đến nơi tiêu thụ nhiều nhất là Sài Gòn, giảm dần từ chục 24 xuống chục 18, 14, 16 và thấp nhất là 12. Từ đó mà lan sang cách bán chục hơn 10 các loại trái cây khác.

Như chị bán xoài “dự báo”, ngày nay, tại các thành phố phương Nam, trái cây đã bán bằng ký lô. Buồn thay!

Thông thường tại những khu vực như miền Bắc hay miền Trung và một số khu vực khác tại miền Tây thì sẽ có khái niệm hiểu 1 chục là 10 trái. Tương tự 1 chục dừa cũng sẽ là 10 trái dừa. Tuy nhiên tại một số nơi miền Tây và miền Nam người ta lại hiểu chục trái dừa là khoảng 12 quả, có nơi còn là 14, 16 hoặc hơn. Vậy chục dừa Bến Tre là bao nhiêu quả? Và tại sao lại có khái niệm này tại Bến Tre? Hãy cùng chuyên gia tìm hiểu tại bài viết này.

Chục dừa Bến Tre là 12 quả

Có rất nhiều du khách trong và ngoài nước khi đến với Bến Tre hay một số cùng miền Tây, Nam bộ cũng phải ngạc nhiên và lấy làm lạ về đơn vị đo lường. Bởi một chục trái ở những vùng đất này không rạch ròi, có thể lên đến 16, 18 hoặc 14, 12 quả. Những nhà nghiên cứu về văn hóa vùng miền cũng nhận định đây là một nét văn hoá rất đặc trưng, thể hiện được sự hào phóng của những người miền Tây.

Phong tục có nét hào phóng của người bán

Chính sự hào phóng, phong phú, đa dạng của vùng đất này đã tạo nên nét văn hóa đặc trưng nơi đây. Du khách khi đến tham quan, trải nghiệm tại các vùng miền này, nhất là Bến Tre, chắc chắn sẽ lạ vù dừa ở đây người dân đều bán theo chục. Và nhiều người cũng thắc mắc, tìm hiểu về chục dừa Bến Tre là bao nhiêu quả? Thay vì số 10 tròn trĩnh thì một chục dừa Bến Tre lại là 12 trái, kể cả bạn mua dừa tươi hay dừa khô. Và hiện tại quy ước đơn vị đo lường đối với trái dừa tại Bến Tre nói riêng và các tỉnh miền Tây nói chung cũng đã được làm chuẩn, và trở thành nét văn hóa không thể thay đổi.

Nhận định của các chuyên gia

Cục dừa miền Tây có thể là 12, 14, 16 hoặc 18 quả

Theo nhiều nhà nghiên cứu thì ngoài việc bán chục thì người miền Tây cũng có văn hóa mua bán là mua mão bán mớ và ngược lại. Đây là việc thể hiện sự thuận mua vừa bán một cách nhanh chóng. Bạn có thể hiểu là khi bán, người bán muốn giải phóng hết những sản phẩm hiện tại của mình để về sớm nên thường đưa ra mức giá tiền hợp lý. Tuy nhiên nếu sản phẩm là trái cây thì một mớ có thể là 10 quả, hoặc hơn thế, nhưng mức giá cũng không tính theo số lượng quả cụ thể.

Hiện nó đã là phong tục không thể thay đổi

Việc một chục tại Bến Tre hay các vùng miền Tây nhiều hơn 10 quả thuộc về là văn hóa dân gian chứ không hề theo bất cứ quy chuẩn nào. Người miền Nam họ thường có tính cách phóng khoáng, thường cho thêm người bán Chính vì vậy mà một chục ở miền Tây có nơi là 10 quả, 12 quả, 14, 16 hoặc lên đến 18 quả. Từ đó người ta mặc định với nhau rằng chục quả là nhiều hơn 10 quả.

Số chục của người Bến Tre và người miền Tây được hiểu chính là đầu có chục, chục trở hoặc chục là từ đầu 10 trở lên nhưng không vượt đến 20 quả. Ngoài dừa cũng có một số loại trái khác như bắp, xoài, cam,.. tại nhiều tỉnh cũng có quy ước một chục trái là hơn 10 trái. Trước khi mua bất cứ thứ gì, hoặc bạn đi du lịch hãy nhớ tìm hiểu về phong tục tập quán để tránh sự cãi vã hoặc bỡ ngỡ.

Bài viết này đã giải đáp cho bạn chục dừa Bến Tre là bao nhiêu quả cũng như tại sao tại đây lại có phong tục mua bán như vậy. Hy vọng những thông tin trên đã mang đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích, thú vị, hiểu thêm về con người và phong tục người miền Tây, Nam Bộ.

Miền Tây một chục là bao nhiêu?

Cũng chính khuynh hướng cho thêm đó nên có khi một chục ở miền Tây có nơi 10, có nơi là 16 rồi qua truyền miệng của người mua mặc định số chục nhiều hơn 10 và tồn tại cho đến ngày nay. Số chục ở miền Tây còn được định nghĩa là chục có đầu và chục trơn. Chục trơn là chục đủ 10, chục có đầu là từ 10 trở lên.

Đưa bao nhiêu một chục?

Bảng giá dừa hôm nay.

1 chức là bao nhiêu tiền?

1 chục bằng 10 đơn vị. 1 trăm bằng mấy chục? 1 trăm bằng 10 chục.

Chúc bắp là bao nhiêu trái?

bán bắp là "bán cho con 1 chục bắp" thì bạn sẽ nhận. được 14 hoặc 16 trái bắp. 1 chục dừa ở Bến Tre là khoảng 12 trái, có khi là 16, thậm chí là 18 trái.

Chủ Đề