Mủ cao su giá bao nhiều

Giá cao su hôm nay niêm yết trên sàn châu Á tiếp tục tăng nhẹ khi cả Việt Nam và Thái Lan đều tăng xuất nhập khẩu cao su Trung Quốc

Cập nhật giá cao su trong nước

Từ đầu tháng 8/2021 đến nay, giá mủ cao su nguyên liệu trên cả nước không có nhiều biến động.

Theo khảo sát, giá mủ cao su tươi hôm nay tại Bình Phước được các thương lái thu mua giao động từ 300 - 315 đồng/ độ mủ.

Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng [Bình Phước] niêm yết ở mức 325 đồng/độ mủ.

Tại Đắk Lắk, giá mủ chén đầu cũng ghi nhận mức 16.000-18.000 đồng/kg tùy loại.

Cục Xuất nhập khẩu [Bộ Công Thương] cho biết theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 6 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu cao su [mã HS 4001, 4002, 4003, 4005] của Trung Quốc đạt 6,04 tỷ USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2020.

Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Hàn Quốc và Nhật Bản là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho Trung Quốc.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ hai cho Trung Quốc, đạt gần 868 triệu USD, tăng 70,2% so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2021 chiếm 14,4%, tăng mạnh so với mức 10,9% của 6 tháng đầu năm 2020.

Trong kỳ, Trung Quốc nhập khẩu cao su tự nhiên [mã HS 4001] đạt 1,76 tỷ USD, tăng 53% so với cùng kỳ năm 2020. Trung Quốc nhập khẩu cao su tự nhiên chủ yếu từ các thị trường: Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Bờ Biển Ngà và Việt Nam.

Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 5 cho Trung Quốc với 101,47 triệu USD, tăng hơn 89% so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam chiếm 5,8% trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc, tăng so với mức 4,7% của 6 tháng đầu năm 2020.

Ngoài ra, Trung Quốc nhập khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp [mã HS 400280] đạt 2,32 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2020. Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Myanmar và Indonesia là 5 thị trường lớn nhất cung cấp hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp cho Trung Quốc.

Việt Nam là thị trường cung cấp hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp lớn thứ hai cho Trung Quốc với 761,02 triệu USD, tăng gần 69% so với cùng kỳ năm 2020.

Thị phần hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp của Việt Nam chiếm 32,8% trong tổng trị giá nhập khẩu chủng loại cao su này của Trung Quốc, tăng so với mức 21,2% của 6 tháng đầu năm 2020.

Giá cao su thế giới hôm nay 19/8

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo [TOCOM], giá cao su kỳ hạn giao tháng 10/2022 ghi nhận mức 226 yen/kg, giảm 0,57% [tương đương 1,3 yen/kg] tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h20 [giờ Việt Nam].

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải [SHFE], giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 9/2022 được điều chỉnh xuống mức 11.880 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,71% [tương đương 85 nhân dân tệ] so với giao dịch trước đó.

Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Thái Lan, 6 tháng đầu năm 2022, Thái Lan xuất khẩu được 2,61 triệu tấn cao su [HS 4001; 4002; 4003; 4005], trị giá 149,25 tỷ baht [tương đương 4,12 tỷ USD].

Con số này tăng 6,7% về lượng và tăng 18,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu [Bộ Công Thương].

Trung Quốc, Malaysia, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc là 5 thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Thái Lan trong 6 tháng đầu năm 2022.

Xuất khẩu cao su sang Trung Quốc chiếm 49,5% tổng lượng cao su xuất khẩu của Thái Lan trong 6 tháng đầu năm 2022 với 1,29 triệu tấn, trị giá 71,78 tỷ baht [tương đương 1,98 tỷ USD], tăng 3,7% về lượng và tăng 20,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trong khi đó, 6 tháng đầu năm 2022, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ hai cho Trung Quốc, đạt gần 868 triệu USD, tăng 70,2% so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2021 chiếm 14,4%, tăng mạnh so với mức 10,9% của 6 tháng đầu năm 2020.

Trong kỳ, Trung Quốc nhập khẩu cao su tự nhiên [mã HS 4001] đạt 1,76 tỷ USD, tăng 53% so với cùng kỳ năm 2020. Trung Quốc nhập khẩu cao su tự nhiên chủ yếu từ các thị trường: Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Bờ Biển Ngà và Việt Nam.

Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 5 cho Trung Quốc với 101,47 triệu USD, tăng hơn 89% so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam chiếm 5,8% trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc, tăng so với mức 4,7% của 6 tháng đầu năm 2020.

H.Hà

Thương Trường - 08/05/2022 9:45:00 SA

Trong 4 tháng đầu năm 2022, giá cao su trên thị trường châu Á biến động không đồng nhất, giá tại thị trường Nhật Bản và Thái Lan có xu hướng tăng, giá tại Trung Quốc giảm.

Trong quý I/2022, giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt châu Á biến động mạnh. Giá có xu hướng tăng mạnh kể từ cuối tháng 01/2022 nhờ nhu cầu tăng cao trên thị trường thế giới. Sau đó giá cao su giảm trở lại trong nửa đầu tháng 3/2022.

Tuy nhiên, mưa lớn tại Thái Lan đã ảnh hưởng đến hoạt động khai thác mủ cao su, khiến nguồn nguyên liệu thô thắt chặt và đẩy giá cao su tăng mạnh trong 15 ngày cuối tháng 3/2022, và tiếp tục tăng trong 15 ngày đầu tháng 4/2022; đến cuối tháng 4/2022 giá giảm mạnh trở lại.

Cụ thể, tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka Exchange [OSE] Nhật Bản giá cao su có xu hướng tăng mạnh trong 15 ngày đầu tháng 4/2022, sau đó quay đầu giảm mạnh. Ngày 28/4/2022, giá cao su RSS3 giao tháng 5/2022 giao dịch ở mức 247 Yên/kg [tương đương 1,89 USD/kg], giảm 4,5% so với cuối tháng 3/2022, nhưng vẫn tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2021. Giá cao su tại Nhật Bản giảm xuống mức thấp nhất trong gần 4 tuần theo xu hướng giảm của thị trường Thượng Hải và lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại do dịch Covid-19.

Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải [SHFE], giá cao su giảm mạnh. Ngày 28/4/2022, giá cao su RSS3 giao tháng 5/2022 ở mức 12.395 nhân dân tệ/tấn [tương đương 1,87 USD/kg], giảm 9,6% so với cuối tháng 3/2022 và giảm 8,8% so với cùng kỳ năm 2021. Do dịch Covid-19 bùng phát nên Trung Quốc đã tiến hành phong tỏa nhiều tỉnh, thành phố, khiến việc tiêu thụ lốp xe bị chậm lại, ảnh hưởng đến nhu cầu đối với cao su.

Tại Thái Lan, giá cao su biến động mạnh, sau khi tăng lên mức 73,4 Baht/kg vào ngày 05/4/2022, giá có xu hướng giảm trở lại. Ngày 28/4/2022, giá cao su RSS3 chào bán ở mức 67,7 Baht/kg [tương đương 1,96 USD/kg], giảm 2,3% so với cuối tháng 3/2022, nhưng tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong quý II/2022, ngành cao su toàn cầu dự báo tiếp tục phục hồi, giá bán sẽ tiếp tục giữ ở mức cao khi nhu cầu từ các thị trường lớn tăng, trong khi nguồn cung giảm và giá dầu thô tăng cao. Tuy nhiên, thị trường vẫn có thể bị tác động bởi thiếu chất bán dẫn có thể ảnh hưởng đến sản xuất ô tô, khủng hoảng địa chính trị, tình trạng thiếu container, chi phí vận tải cao và thông quan chậm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng.

Trong quý I/2022, giá mủ cao su nguyên liệu trên cả nước không có nhiều biến động. Giá mủ cao su nguyên liệu tại Bình Phước giữ ổn định ở mức 330-340 đồng/độ mủ. Tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu ở mức 348-350 đồng/độ TSC. Tại Gia Lai giá thu mua ở mức 310-320 đồng/độ TSC.

Trong tháng 4/2022, giá mủ cao su nguyên liệu tại một số tỉnh thành biến động nhẹ. Tại Bình Phước giá mủ cao su nguyên liệu được Công ty TNHH MTV Cao su Bình Long thu mua ở mức 335-345 đồng/độ mủ. Tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu của Công ty cao su Phước Hòa dao động ở mức 350 đồng/ độ TSC. Giá mủ cao su Gia Lai được Công ty cao su Mang Yang thu mua với giá 310-320 đồng/độ TSC.

Các tin liên quan

Chủ Đề