Mức lương tối thiểu ngành hướng dẫn viên du lịch năm 2024

Việc bổ nhiệm và xếp lương vào các chức danh nghề nghiệp hướng dẫn viên du lịch phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ và chuyên môn, nghiệp vụ đang đảm nhận của viên chức

Dự thảo nêu rõ nguyên tắc xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với hướng dẫn viên du lịch. Theo đó, việc bổ nhiệm và xếp lương vào các chức danh nghề nghiệp hướng dẫn viên du lịch phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ và chuyên môn, nghiệp vụ đang đảm nhận của viên chức.

Khi bổ nhiệm và xếp lương vào các chức danh nghề nghiệp hướng dẫn viên du lịch tương ứng không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.

Về cách xếp lương chức danh nghề nghiệp hướng dẫn viên du lịch được áp dụng Bảng 3 [Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước] ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:

  1. Chức danh nghề nghiệp hướng dẫn viên du lịch hạng II được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A2, nhóm 1 [A2.1], từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;
  1. Chức danh nghề nghiệp hướng dẫn viên du lịch hạng III được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
  1. Chức danh nghề nghiệp hướng dẫn viên du lịch hạng IV được áp dụng ngạch lương của viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.

Sau khi hết thời gian tập sự theo quy định và được cấp có thẩm quyền quản lý viên chức quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp hướng dẫn viên du lịch thì thực hiện xếp bậc lương theo chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm như sau:

  1. Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo tiến sĩ, phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp hướng dẫn viên du lịch hạng III: xếp bậc 3, hệ số lương 3,00, ngạch viên chức loại A1;
  1. Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo thạc sĩ, phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp hướng dẫn viên du lịch hạng III: xếp bậc 2, hệ số lương 2,67 ngạch viên chức loại A1;
  1. Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo đại học phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp hướng dẫn viên du lịch hạng III: xếp bậc 1, hệ số lương 2,34, ngạch viên chức loại A1;
  1. Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo cao đẳng phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp hướng dẫn viên du lịch hạng IV: xếp bậc 2, hệ số lương 2,06, ngạch viên chức loại B;

đ] Trường hợp viên chức khi tuyển dụng có trình độ đào tạo trung cấp phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp hướng dẫn viên du lịch hạng IV: xếp bậc 1, hệ số lương 1,86, ngạch viên chức loại B.

Việc chuyển xếp lương đối với viên chức từ chức danh nghề nghiệp hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp hướng dẫn viên du lịch quy định tại Thông tư này thực hiện theo hướng dẫn tại Mục II Thông tư số 02/2007/TT- BNV ngày 25/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức.

hiện nay, mức thu nhập có ổn định và tăng theo thời gian không? Đây là một số thắc mắc liên quan của các bạn học sinh, sinh viên khi tìm hiểu về ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại Đại học Đông Á.

Xu hướng phát triển ngành du lịch

Trước khi đi tìm câu trả lời ngành hướng dẫn viên du lịch lương bao nhiêu, bạn hãy cùng chúng tôi khám phá xu hướng phát triển ngành du lịch hiện tại và tương lai như thế nào nhé.

Du lịch đang được biết đến là ngành mũi nhọn tại nước ta. Ngành du lịch Việt Nam trong những năm vừa qua đã tăng trưởng một cách đáng kinh ngạc.

Năm 2018, lượng khách du lịch đến với Việt Nam gần 15,5 triệu, nhưng năm 2019 con số này đã vươn lên đạt 18 triệu, tăng 16,2% so với năm 2018. Năm 2020, Việt Nam và trên thế giới bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nhưng 3 tháng đầu năm 2020 lượng khách du lịch đến với Việt Nam đạt 3,7 triệu người. Mặc dù con số này có chiều hướng giảm, nhưng nó vẫn là một con số không nhỏ thể hiện sự khả quan trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang lâm vào khủng hoảng do sự bùng phát của đại dịch covid-19.

Đặc biệt sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam còn thể hiện ở số lượng lao động đủ trình độ không đủ để phục vụ số lượng khách du lịch ngày một tăng nhanh. Các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo ngành du lịch trên toàn quốc hiện chỉ mới đáp ứng được 60% yêu cầu, điều đó chứng tỏ du lịch đang “khát” nhân lực trầm trọng.

Xu hướng phát triển ngành du lịch

Mặc dù khan hiếm nhân lực, nhưng thực tế có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành du lịch bị rơi vào tình trạng thất nghiệp. Nguyên nhân của sự mất cân đối này là do chất lượng đào tạo. Điều đó có nghĩa, nguồn nhân lực tại nước ta thừa số lượng nhưng thiếu chất lượng. Chính vì vậy, có rất nhiều sinh viên ra trường không đáp ứng được các yêu cầu của nhà tuyển dụng nên phải tìm đến các công việc trái ngành và thậm chí là không phù hợp với ngành nghề nào cả.

Trong tương lai, ngành du lịch tại Việt Nam còn được khai thác và phát triển hơn nữa. Nếu bạn thực sự yêu thích ngành nghề này, hãy nỗ lực cố gắng học tập thật tốt để theo đuổi ngành học đam mê này nhé.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: [Góc Tư Vấn] Các Môn Học Ngành Du Lịch Tại Trường ĐH Đông Á [ Giải Đáp ] Những Yêu Cầu Của Ngành Du Lịch Mà Bạn Cần Có

Học ngành Du Lịch không phải chỉ làm hướng dẫn viên

Nói đến du lịch, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến công việc hướng dẫn viên du lịch. Trên thực tế, ngành du lịch có rất nhiều vị trí công việc khác mà bạn chưa biết.

Du lịch hiện nay được chia làm 5 lĩnh vực gồm:

  • Dịch vụ lưu trú
  • Thực phẩm
  • Đồ uống
  • Giải trí
  • Kinh doanh vận chuyển khách

Tương ứng với mỗi lĩnh vực sẽ cần rất nhiều lao động trong các vị trí khác nhau gồm:

  • Vị trí nhân viên: Bartender, hướng dẫn viên du lịch, đầu bếp, nhân viên kinh doanh tour
  • Vị trí giám sát: Giám sát nhà hàng, quản lý khách sạn, quản lý tổ chức sự kiện, tổ trưởng, giám sát bếp.
  • Vị trí quản lý: Giám đốc marketing, giám đốc bộ phận lưu trú, bếp trưởng
  • Vị trí điều hành: Điều hành tour, giám đốc khách sạn, giám đốc chuỗi nhà hàng khu vực, giám đốc công ty lữ hành, giám đốc điều hành trung tâm hội nghị…

Nghề hướng dẫn viên du lịch thường hợp với nam giới hơn nhưng có không ít nữ giới vì đam mê mà sẵn sàng vượt qua khó khăn, đeo đuổi nghề. Vậy nữ có nên làm hướng dẫn viên du lịch hay không? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài nhé!

Mức lương của ngành Du lịch

Như chúng tôi đã chia sẻ trên đây, đối với ngành du lịch có rất nhiều vị trí công việc, chính vì vậy ngành du lịch lương bao nhiêu còn tùy thuộc vào từng vị trí, từng bộ phận.

Để giúp bạn hình dung được mức lương của ngành du lịch, chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin dưới đây nhé.

  • Hướng dẫn viên du lịch: Có mức lương trung bình từ 5-11 triệu đồng/tháng.
  • Nhân viên kinh doanh tour du lịch: Mức lương trung bình từ 6-11 triệu đồng/tháng.
  • Đầu bếp: Mức lương trung bình từ 5-8 triệu đồng/tháng [nếu đầu bếp của các nhà hàng, khách sạn lớn, mức lương trung bình có thể đạt từ 15-20 triệu đồng/tháng]
  • Bartender: Mức lương trung bình từ 5-10 triệu đồng/tháng.
  • Điều hành tour: Mức lương trung bình từ 18 – 20 triệu đồng/tháng.
  • Quản lý nhà hàng: Mức lương trung bình từ 15 – 45 triệu đồng/tháng.
  • Bếp trưởng: Mức lương trung bình từ 18 – 40 triệu đồng/tháng.
  • Giám đốc chuỗi nhà hàng khu vực: Lên đến 100 triệu đồng/tháng.
    Học ngành du lịch tại Đại học Đông Á được nhiều bạn trẻ chọn lựa

Từ những thông tin trên có thể thấy, du lịch không những là ngành có triển vọng nghề nghiệp lớn mà còn mang đến mức thu nhập cao. Chính vì vậy có không ít các bạn trẻ đã và đang cố gắng để thi đậu vào ngành du lịch.

Hiện nay, Đại học Đông Á – Đà Nẵng là một trong những ngôi trường tại khu vực miền Trung đào tạo ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành đảm bảo chất lượng nhất hiện nay.

Với thế mạnh tọa lạc ở thành phố Du lịch bậc nhất tại miền Trung, liên kết hợp tác với nhiều doanh nghiệp, công ty du lịch, ĐH Đông Á luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để sinh viên học tập, thực hành và phát triển một cách toàn diện.

Một trong những đặc thù của ngành du lịch là kỹ năng ngoại ngữ. Chính vì vậy ĐH Đông Á luôn chú trọng đào tạo, nâng cao kỹ năng ngoại ngữ cho sinh viên, đảm bảo 100% sinh viên đạt chuẩn đầu ra của nhà trường.

Học du lịch thi khối nào chắc hẳn là băn khoăn của không ít các bạn thí sinh. Hãy tham khảo nội dung bài viết để có câu trả lời và lên kế hoạch học tập một các hiệu quả bạn nhé!

Những yếu tố ảnh hưởng đến mức lương ngành du lịch bạn cần biết

Vị trí địa lý làm việc: Mức lương ngành du lịch hiện nay có thể khác nhau tùy vào từng địa điểm làm việc. Làm việc tại những tỉnh thành, các khu vực đô thị lớn thường có mức lương cao hơn so với các khu vực nông thôn hay miền núi. Do đó hầu như các bạn sinh viên tốt nghiệp ngành du lịch đều tìm đến những khu vực phát triển để theo đuổi nghề nghiệp.

Vị trí trong từng nhóm nghề: Ngành du lịch có nhiều nhóm nghề khác nhau, mức lương ngành du lịch cũng vì thế có sự khác nhau. Chưa kể trong từng nhóm nghề sẽ có những vị trí việc làm từ nhân viên, chuyên viên đến quản lý, điều hành cấp cao. Tương xứng với những vị trí này sẽ là mức lương phù hợp.

Trình độ và kinh nghiệm làm việc: Đây là yếu tố có tính quyết định đến mức lương ngành du lịch nói riêng và các ngành khác nói chung. Với những người có năng lực trình độ chuyên môn sâu rộng, kinh nghiệm kỹ năng tốt, mang lại hiệu quả công việc cao thì mức thu nhập rõ ràng sẽ cao hơn so với những người khác.

Khả năng ngoại ngữ: Việt Nam mỗi năm đón rất nhiều lượt khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới. Trong ngành du lịch nếu trang bị khả năng ngoại ngữ tốt, bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm và được trả lương cao hơn. Hầu như các công ty du lịch hiện nay đều chú trọng đến yêu cầu này ở các ứng viên.

Công ty, tổ chức làm việc: Mỗi công ty đều có những chính sách mức lương và đãi ngộ khác nhau. Liên quan đến vấn đề này tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Do đó, cũng làm trong ngành du lịch nhưng ở công ty này mức lương sẽ khác với công ty kia.

Tình trạng kinh tế tại các thời điểm: Tình trạng kinh tế cũng có thể ảnh hưởng đến mức lương của các nhân viên trong ngành ở những thời điểm khác nhau. Kinh tế phát triển kéo theo sự phát triển ngành tốt sẽ giúp những người làm du lịch có mức thu nhập cao và ngược lại. Bằng chứng rõ thấy nhất là mức thu nhập người làm du lịch của những năm trước đây và trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế do đại dịch covid 19.

Nhìn chung ngành du lịch lương bao nhiêu tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. So với một số ngành nghề khác, mức lương ngành du lịch khá hấp dẫn. Trong tương lai ngành du lịch hứa hẹn sẽ mang đến nhiều tiềm năng nghề nghiệp, mức thu nhập cũng như cơ hội thăng tiến khi đây là ngành công nghiệp được Nhà nước đầu tư chú trọng.

Ngành hướng dẫn viên du lịch mức lương bao nhiêu?

Về mức lương của Hướng dẫn viên du lịch Đa số HDV du lịch có mức lương cứng từ 3,5 – 6 triệu đồng/tháng đối với HDV nội địa, từ 5 – 9 triệu đồng/tháng đối với HDV quốc tế; chưa tính các khoản thưởng, “hoa hồng” và tiền tip trực tiếp từ khách du lịch.

Học hướng dẫn viên du lịch tốn bao nhiêu tiền?

Thông thường, chi phí đào tạo hướng dẫn viên du lịch dao động trong khoảng 5.000.000 - 15.000.000 đồng cho một khóa đào tạo cơ bản.

Để trở thành hướng dẫn viên du lịch cần những gì?

Khi theo học ngành hướng dẫn viên du lịch các bạn sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức tổng quan liên quan đến ngành du lịch như: Lịch sử, địa lý, văn hoá, khoa học quản lý và tập quán của khách du lịch trong nước, quốc tế. các kiến thức nghiệp vụ du lịch, quản lý, thiết kế tour và quản trị các sự kiện du lịch.

Làm hướng dẫn viên du lịch quốc tế lượng bao nhiêu?

Mức lương của ngành hướng dẫn viên du lịch quốc tế Hiện nay mức lương cho một hướng dẫn viên du lịch quốc tế dao động từ 15.000.000 – 30.000.000 triệu/tháng. Đây là mức thu nhập chưa tính tiền Tip từ khách du lịch, tiền thưởng của công ty.

Chủ Đề