Mức phạt chậm trễ tiến độ tối đa bao nhiêu

Hợp đồng xây dựng được phân thành nhiều loại khác nhau dựa theo nội dung, tính chất công việc của hợp đồng. Chủ đầu tư và nhà thầu có thể thỏa thuận với nhau để lựa chọn loại hợp đồng phù hợp. Thông thường, dù là loại hợp đồng nào thì trong hợp đồng xây dựng cũng sẽ ghi nhận thời hạn mà nhà thầu phải hoàn thành công việc cho chủ đầu tư. Nhiều độc giả thắc mắc không biết trong trường hợp chậm tiến độ hợp đồng thì Xử lý nhà thầu thi công chậm tiến độ như thế nào? Quy định về bồi thường thiệt hại do thi công chậm tiến độ ra sao? Mức xử phạt nhà thầu thi công chậm tiến độ là bao nhiêu? Sau đây, Luật sư Đà Nẵng sẽ cung cấp thông tin về vấn đề này cùng với những quy định liên quan qua bài viết sau đây. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Xây dựng 2014

Khái niệm hợp đồng xây dựng

Theo quy định, hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Theo quy định tại Điều 140 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung 2020 quy định về các loại hợp đồng xây dựng như sau: Hợp đồng xây dựng được phân loại theo tính chất, nội dung công việc thực hiện và giá hợp đồng áp dụng.

– Theo tính chất, nội dung công việc thực hiện, hợp đồng xây dựng gồm:

  • Hợp đồng tư vấn xây dựng;
  • Hợp đồng thi công xây dựng công trình;
  • Hợp đồng cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng;
  • Hợp đồng thiết kế – mua sắm vật tư, thiết bị – thi công xây dựng, hợp đồng chìa khoá trao tay;
  • Hợp đồng xây dựng khác.

– Theo hình thức giá hợp đồng áp dụng, hợp đồng xây dựng gồm:

  • Hợp đồng trọn gói;
  • Hợp đồng theo đơn giá cố định;
  • Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh;
  • Hợp đồng theo thời gian;
  • Hợp đồng theo chi phí cộng phí;
  • Hợp đồng theo giá kết hợp;
  • Hợp đồng xây dựng khác;

Quy định về bồi thường thiệt hại do thi công chậm tiến độ

Điều 146. Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng, bồi thường thiệt hại do vi phạm và giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

  1. Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng phải được các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng.
  2. Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Ngoài mức phạt theo thỏa thuận, bên vi phạm hợp đồng còn phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, bên thứ ba [nếu có] theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan khác.
  3. Bên nhận thầu phải bồi thường thiệt hại cho bên giao thầu trong các trường hợp sau:
  1. Chất lượng công việc không bảo đảm với thỏa thuận trong hợp đồng hoặc kéo dài thời hạn hoàn thành do lỗi của bên nhận thầu gây ra;
  1. Do nguyên nhân của bên nhận thầu dẫn tới gây thiệt hại cho người và tài sản trong thời hạn bảo hành.
  1. Bên giao thầu phải bồi thường cho bên nhận thầu trong các trường hợp sau:
  1. Do nguyên nhân của bên giao thầu dẫn tới công việc theo hợp đồng bị gián đoạn, thực hiện chậm tiến độ, gặp rủi ro, điều phối máy, thiết bị, vật liệu và cấu kiện tồn kho cho bên nhận thầu;
  1. Bên giao thầu cung cấp tài liệu, điều kiện cần thiết cho công việc không đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng làm cho bên nhận thầu phải thi công lại, tạm dừng hoặc sửa đổi công việc;
  1. Trường hợp trong hợp đồng xây dựng quy định bên giao thầu cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị, các yêu cầu khác mà cung cấp không đúng thời gian và yêu cầu theo quy định;
  1. Bên giao thầu chậm thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng.
  1. Trường hợp một bên không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng hoặc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng không phù hợp với quy định thì sau khi thực hiện nghĩa vụ hoặc áp dụng biện pháp sửa chữa còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu bên kia còn bị những thiệt hại khác, mức bồi thường thiệt hại phải tương đương với mức tổn thất của bên kia.
  2. Trường hợp một bên vi phạm hợp đồng do nguyên nhân của bên thứ ba, bên vi phạm phải chịu trách nhiệm vi phạm hợp đồng trước bên kia. Tranh chấp giữa bên vi phạm với bên thứ ba được giải quyết theo quy định của pháp luật.
  3. Trường hợp hành vi vi phạm hợp đồng của một bên xâm hại tới thân thể, quyền lợi, tài sản của bên kia, bên bị tổn hại có quyền yêu cầu bên kia gánh chịu trách nhiệm vi phạm hợp đồng theo thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
  4. Nguyên tắc và trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng được quy định như sau:
  1. Tôn trọng các thỏa thuận hợp đồng và các cam kết trong quá trình thực hiện hợp đồng, bảo đảm bình đẳng và hợp tác;
  1. Các bên hợp đồng có trách nhiệm tự thương lượng giải quyết tranh chấp. Trường hợp các bên hợp đồng không tự thương lượng được thì tranh chấp được giải quyết thông qua hòa giải, trọng tài thương mại hoặc tòa án theo quy định của pháp luật.

Trường hợp nhà thầu thi công chậm tiến độ, chủ đầu tư có thể áp dụng một, một số hoặc toàn bộ các biện pháp xử lý sau đây:

  1. Tạm dừng hoặc chấm dứt thực hiện Hợp đồng Theo quy định của pháp luật, chủ đầu tư có quyền tự thực hiện thi công xây dựng công trình nếu có đủ năng lực hoạt đọng thi công xây dựng công trình. Tuy nhiên, trên thực tế, chủ đầu tư thường lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng. Việc thi công sẽ được thực hiện trên cơ sở các bên ký kết hợp đồng thi công xây dựng.

Căn cứ theo Điểm c Khoản 2 Điều 113 Luật Xây dựng 2014, nhà thầu có trách nhiệm đảm bảo chất lượng, tiến độ thi công. Trong trường hợp nhà thầu thi công chậm tiến độ, căn cứ vào Điểm b Khoản 1 Điều 145 Luật Xây dựng 2014, bên giao thầu có quyền tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng khi bên nhận thầu không đáp ứng yêu cầu về tiến độ theo hợp đồng đã ký kết. Như vậy, chủ đầu tư có thể tạm dừng thực hiện hợp đồng mà không cần phải có hành vi vi phạm hay lỗi của bên nhận thầu.

Căn cứ vào Điểm b Khoản 2 Điều 145 Luật Xây dựng 2014, nếu việc thi công bị chậm tiến độ là do bên nhận thầu từ chối hoặc liên tục không thực hiện công việc theo hợp đồng thì bên giao thầu có quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng thi công. Trong đó, bên giao thầu có thể là chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư hoặc tổng thầu hoặc nhà thầu chính; bên nhận thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là chủ đầu tư, là nhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính.

Tóm lại, nếu chủ đầu tư trực tiếp ký hợp đồng thi công xây dựng với nhà thầu chính và nhà thầu chính không chuyển nhượng công việc cho nhà thầu phụ thì chủ đầu tư sẽ là bên giao thầu và nhà thầu chính là bên nhận thầu. Chủ đầu tư có quyền tạm dừng hoặc chấm dứt hợp đồng thi công đối với nhà thầu, tùy theo việc chậm tiến độ có hay không có hành vi vi phạm hoặc lỗi của nhà thầu. Trong trường hợp chủ đầu tư chấm dứt hợp đồng thi công, chủ đầu tư có quyền ký hợp đồng với một nhà thầu mới tiếp tục thực hiện thi công xây dựng để đảm bảo tiến độ của dự án.

  1. Phạt hợp đồng đối với nhà thầu Chủ đầu tư có quyền yêu cầu nhà thầu chịu phạt hợp đồng xây dựng nếu các bên có thỏa thuận và ghi trong hợp đồng điều kiện và mức phạt hợp đồng.

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 146 Luật Xây dựng 2014, đối với các công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Còn đối với các công trình không sử dụng vốn nhà nước, mức phạt hợp đồng được áp dụng theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng.

  1. Yêu cầu nhà thầu bồi thường thiệt hại Căn cứ vào Điểm a Khoản 3 Điều 146 Luật Xây dựng 2014, bên nhận thầu phải bồi thường thiệt hại cho bên giao thầu khi chất lượng công việc không bảo đảm với thỏa thuận trong hợp đồng hoặc kéo dài thời hạn hoàn thành do lỗi của bên nhận thầu gây ra.

Như vậy, trường hợp nhà thầu có lỗi khiến cho tiến độ thi công dự án chậm, kéo dài thời hạn hoàn thành thì chủ đầu tư có quyền yêu cầu nhà thầu bồi thường thiệt hại. Việc bồi thường thiệt hại không cần phải được ghi trong hợp đồng.

Xử lý nhà thầu thi công chậm tiến độ

Mức xử phạt nhà thầu thi công chậm tiến độ

Theo quy định Điều 146 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung 2020 quy định về thưởng, phạt hợp đồng xây dựng, bồi thường thiệt hại do vi phạm và giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng như sau:

– Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng phải được các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng.

– Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Ngoài mức phạt theo thỏa thuận, bên vi phạm hợp đồng còn phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, bên thứ ba [nếu có] theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan khác.

– Bên nhận thầu phải bồi thường thiệt hại cho bên giao thầu trong các trường hợp sau:

  • Chất lượng công việc không bảo đảm với thỏa thuận trong hợp đồng hoặc kéo dài thời hạn hoàn thành do lỗi của bên nhận thầu gây ra;
  • Do nguyên nhân của bên nhận thầu dẫn tới gây thiệt hại cho người và tài sản trong thời hạn bảo hành.

– Bên giao thầu phải bồi thường cho bên nhận thầu trong các trường hợp sau:

  • Do nguyên nhân của bên giao thầu dẫn tới công việc theo hợp đồng bị gián đoạn, thực hiện chậm tiến độ, gặp rủi ro, điều phối máy, thiết bị, vật liệu và cấu kiện tồn kho cho bên nhận thầu;
  • Bên giao thầu cung cấp tài liệu, điều kiện cần thiết cho công việc không đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng làm cho bên nhận thầu phải thi công lại, tạm dừng hoặc sửa đổi công việc;
  • Trường hợp trong hợp đồng xây dựng quy định bên giao thầu cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị, các yêu cầu khác mà cung cấp không đúng thời gian và yêu cầu theo quy định;
  • Bên giao thầu chậm thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng.

– Trường hợp một bên không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng hoặc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng không phù hợp với quy định thì sau khi thực hiện nghĩa vụ hoặc áp dụng biện pháp sửa chữa còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu bên kia còn bị những thiệt hại khác, mức bồi thường thiệt hại phải tương đương với mức tổn thất của bên kia.

– Trường hợp một bên vi phạm hợp đồng do nguyên nhân của bên thứ ba, bên vi phạm phải chịu trách nhiệm vi phạm hợp đồng trước bên kia. Tranh chấp giữa bên vi phạm với bên thứ ba được giải quyết theo quy định của pháp luật.

– Trường hợp hành vi vi phạm hợp đồng của một bên xâm hại tới thân thể, quyền lợi, tài sản của bên kia, bên bị tổn hại có quyền yêu cầu bên kia gánh chịu trách nhiệm vi phạm hợp đồng theo thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

Như vậy thông qua quy định trên ta đã biết được câu trả lời cho câu hỏi phạt vi phạm hợp đồng trong xây dựng năm 2022 có gì mới. Câu trả lời cho câu hỏi phạt vi phạm hợp đồng trong xây dựng năm 2022 có gì mới như sau: Chỉ được phạt vi phạm hợp đồng trong xây dựng nếu các bên có thoả thuận trong hợp đồng. Mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Ngoài mức phạt theo thỏa thuận, bên vi phạm hợp đồng còn phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, bên thứ ba [nếu có] theo quy định của Luật xây dựng và pháp luật có liên quan khác.

Cách giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực xây dựng

Theo khoản 8 Điều 146 Luật Xây dựng 2014 quy định: Nguyên tắc và trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng như sau:

  • Tôn trọng các thỏa thuận hợp đồng và các cam kết trong quá trình thực hiện hợp đồng, bảo đảm bình đẳng và hợp tác;
  • Các bên hợp đồng có trách nhiệm tự thương lượng giải quyết tranh chấp.

Thương lượng, hòa giải : Các bên có thể tự thương lượng để giải quyết tranh chấp về vấn đề chậm trễ bàn giao nhà đất, mặt bằng. Các bên cũng có thể hòa giải thông qua Ban xử lý tranh chấp theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Nghị định 37/2015/NĐ-CP. Cụ thể:

  • Thành lập Ban xử lý tranh chấp.
  • Trong thời hạn 28 ngày kể từ ngày các bên nhận được kết luận hòa giải của ban xử lý tranh chấp, nếu một bên không đồng ý kết luận hòa giải của ban xử lý tranh chấp thì có quyền phản đối và các tranh chấp này sẽ được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án;
  • Trường hợp quá thời hạn nêu trên không bên nào phản đối kết luận hòa giải thì coi như các bên đã thống nhất với kết luận hòa giải. Khi đó, các bên phải thực hiện theo kết luận hòa giải.
  • Chi phí cho ban xử lý tranh chấp được tính trong giá hợp đồng xây dựng và do mỗi bên hợp đồng chịu một nửa, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Giải quyết thông qua trọng tài : Nếu các bên có thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại thì áp dụng trình tự, thủ tục theo Luật Trọng tài thương mại 2010 để giải quyết.

Giải quyết thông qua Tòa án

  • Đương sự nộp Đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết tranh chấp về HỢP ĐỒNG xây dựng.
  • Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo thì người khởi kiện phải làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.
  • Tòa án sẽ tiến hành xem xét Đơn khởi kiện, nếu đáp ứng đủ các điều kiện thì sẽ được Tòa án thụ lý.
  • Vụ án bước vào giai đoạn chuẩn bị xét xử và hòa giải.
  • Tòa án nhân dân sẽ ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm theo thủ tục chung.

Mời bạn xem thêm các bài viết sau:

  • Quy trình kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm mới năm 2022
  • Xử phạt khi không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm như thế nào?
  • Mẫu hợp đồng thuê lại đất tại Đà Nẵng mới năm 2022

Khuyến nghị:

Luật sư Đà Nẵng tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý trong thi công, xây dựng, đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Xử lý nhà thầu thi công chậm tiến độ” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư Đà Nẵng luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là dịch vụ Tranh chấp thừa kế đất vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Chủ Đề