Năm 1942 nơi thí điểm xây dựng các Hội cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh là

Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng thí điểm Mặt trận Việt Minh ở Cao Bằng năm 1941-1942

Tháng 6/1940, Pháp đầu hàng phát xít Đức. Bác Hồ nhận định thời cơ giành độc lập cho Tổ quốc đã đến và quyết định về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Để thực hiện thành công đường lối cứu nước, Người chủ trương xây dựng củng cố Đảng vững mạnh, thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất rộng rãi, xây dựng lực lượng vũ trang; xây dựng căn cứ địa cách mạng, đào tạo cán bộ...

Người chủ trương thành lập Mặt  trận Việt Nam Độc lập đồng  minh, gọi tắt là Việt Minh. Cuối năm 1940, Người mở lớp huấn luyện cho 40 cán bộ của Cao Bằng ở Nặm Quang, Ngườm Tảy [Trung Quốc], Người biên soạn tài liệu huấn luyện, sau được in thành sách "Con đường giải phóng". Nội dung gồm: Đường lối, nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới; chủ trương, nhiệm vụ, hình thức tổ chức, phương thức hoạt  động, phương pháp công tác của cán bộ Mặt trận Việt Minh. Sau khi về nước [28/1/1941] tại Khuổi Nặm, Pác Bó [Cao Bằng] Người mở nhiều lớp đào tạo cán bộ Mặt trận Việt Minh.  Đồng thời, Người trục tiếp chỉ đạo các đoàn thể cứu quốc tại ba châu Hà Quảng, Hòa An, Nguyên Bình để rút kinh nghiệm cho việc xây dựng và phát triển Mặt trận Việt Minh ra cả nước. Sau 3 tháng thí điểm đã có tới 2.000 hội viên gồm các dân tộc Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông... thuộc đủ các thành phần, lứa tuổi, nông dân, phụ lão, thanh niên, phụ nữ, thiếu niên... Trên cơ sở đó, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ tám họp từ ngày 10 - 19/5/1941 đã quyết định thành lập  Mặt trận Việt Minh. Ngày 19/5/1941, Mặt trận Việt Minh chính thức ra đời.

Khi phong trào Việt Minh phát triển mạnh mẽ, Người chỉ đạo Trung ương và Tỉnh ủy Cao Bằng mở  hội - nghị ở Coọc Mu [Pác Bó] để đúc kết  kinh nghiệm. Chủ trì hội nghị có đồng chí Hoàng Văn Thụ: Vũ Anh... và những cán bộ được Bác phân công theo dõi công tác thí điểm Mặt trận  việt Minh ở Cao Bằng. Bác Hồ đã thăm và đóng góp ý kiến quan trọng Một số cán bộ tham gia công tác làm thí điểm Mặt trận Việt Minh viết:  Chúng tôi cùng các đồng chí Lý, Chánh, Mã, Vũ Anh đến xóm Coọc Mu thực nghiệm vài ngày rồi mới đi đến kết luận: Tổ chức Mặt trận Việt Minh bao gồm các hội cứu quốc theo hệ thống tổ chức dọc và ngang, từ cơ sở xã đến Trung ương, có nơi giảng cho các hội viên phải trình bày bằng  các hạt ngô trắng, đỏ, vàng, tượng trưng cho các hội viên để cán bộ quần chúng dễ tiếp thu.

Cuối năm 1941, đầu năm 1942, ở Cao Bằng có nhiều xã, tổng hoàn toàn, toàn dân gia nhập các hội cứu quốc của Mặt trận Việt Minh.

Từ Cao Bằng, Mặt trận Việt Minh phát triển rộng khắp khu Việt Bắc và đoàn kết mọi lực lượng yêu nước tiến bộ trong các dân tộc, chuẩn bị mọi điều kiện tổng khởi nghĩa khi thời cuộc  đến. Bác Hồ khẳng định: Sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta phải do nhân dân ta quyết định phải đoàn kết các lực lượng yêu nước trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, trên cơ sở công nông liên minh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương; đó là một trong những nguyên nhân để đảm bảo chắc chắn cho cách mạng giải phóng dân tộc.

Trong các lớp huấn luyện cán bộ ở Cao Bằng, Bác Hồ luôn nhắc nhở hướng dẫn học tập và động viên các học viên liên hệ lý luận với thực tiễn chú trọng khâu thực hành. Sau mỗi khóa huấn luyện, Bác Hồ thường tổ chức "thi tốt nghiệp" bằng cách: Người đứng vào vai là nhân dân, học viên là cán bộ đến vận động tuyên thuyền cách mạng; nếu học viên vận dụng được lý luận và có cách vận động khéo làm cho người nghe thông suốt tin theo cách mạng là "tốt nghiệp".

Bác Hồ chọn Cao Bằng làm căn cứ địa cách mạng đầu tiên và thí điểm Mặt trận Việt Minh là một quyết định chiến lược. Cao Bằng có địa hình rừng núi hiểm trở lại sát biên giới, rất thuận lợi cho việc xây dựng các tổ chức cách mạng; Cao Bằng lại có phong trào cách mạng tốt từ trước. Nhân dân Cao Bằng có truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm; Cao Bằng sớm có tổ chức cách mạng, Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập ngày 3/2/1930, chi bộ Đảng đầu tiên của Cao Bằng thành lập sau đó ngày 1/4/1930. Tổ chức các hội cứu quốc của Mặt trận Việt Minh có nhiều  thuận lợi hơn các nơi khác. 

Kết quả công tác thí điểm Việt Minh ở Cao Bằng là cơ sở thực tiễn khẳng định quyết định và chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh của Bác Hồ ở Cao Bằng là đúng đắn và kịp thời, góp Phần xây dựng Mặt trận Việt Minh của cả nước thành công, đưa Cách mạng Tháng Tám đi đến thắng lợi. 

Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Cao Bằng rất vinh dự và tự hào được đóng góp sức mình vào việc xây dựng căn cứ địa cách mạng và Mặt trận Việt Minh dưới sự chỉ đạo sáng suốt của Bác Hồ. Chính công tác thí điểm Mặt trận Việt Minh và xây dụng căn cứ địa cách mạng đầu tiên của Bác Hồ ở Cao Bằng góp phần đưa phong trào cách mạng của Cao Bằng tiến lên, hòa nhịp với phong trào cách mạng hào hùng của nhân dân cả nước./.

You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an alternative browser.

  • Người khởi tạo Nga Nga
  • Ngày gửi 10/1/22

Nơi thí điểm xây dựng các Hội Cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh là ở đâu?

A. Lạng Sơn

B. Cao Bằng

C. Thái Nguyên

D. Bắc Cạn

Hướng dẫn

Đáp án: B Giải thích:

Cao Bằng được chọn làm nơi thí điểm của cuộc vận động xây dựng các Hội Cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh, Đến năm 1942, chín châu của Cao Bằng đều có các Hội Cứu quốc quân.

Năm 1942, tỉnh nào được coi là nơi thí điểm của cuộc vận động xây dựng các Hội cứu quốc quân trong Mặt trận Việt Minh?


A.

B.

C.

D.

81 điểm

Phương Lan

Năm 1942, tỉnh nào được coi là nơi thí điểm của cuộc vận động xây dựng các Hội cứu quốc quân trong Mặt trận Việt Minh? A. Cao Bằng B. Bắc Cạn C. Lạng Sơn

D. Tuyên Quang.

Tổng hợp câu trả lời [1]

Đáp án A Cao Bằng là nơi thí điểm xây dựng các Hội cứu quốc quân trong Mặt trận Việt Minh.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Trong thập niên 60-70 của thế kỉ XX, Mĩ Latinh được mệnh danh là “Lục địa bùng cháy” vì A. thành công của cách mạng Cuba B. sự sụp đổ của chế độ độc tài Batixta C. cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ. D. giành được độc lập từ chủ nghĩa thực dân cũ
  • : Nội dung nào dưới đây thể hiện rõ vai trò của Liên hợp quốc hiện nay? A. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước B. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào. D. Diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
  • Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung của bản chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta“? A. Khẩu hiệu “đánh đuổi Nhật – Pháp“ được thay thế bằng khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật“ B. Nhận định điều kiện tổng khởi nghĩa đã chín muồi, cần chuyển qua hình thức Tổng khởi nghĩa C. Xác định phát xít Nhật trở thành kể thù chính của nhân dân ta D. Nhận định cuộc đảo chính đã tạo nên sự khủng hoảng chính trị sâu sắc
  • Nội dung nào không phải là hình thức thực hiện pháp luật? A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Phổ biến pháp luật.
  • Đế quốc Pháp – Mĩ thực hiện kế hoạch Na-va trong 18 tháng nhằm mục tiêu lớn nhất là A. Đẩy quân ta vào tình thế đối phó bị động B. Xoay chuyển cục diện chiến tranh C. Dọn đường cho Mĩ từng bước thay thế quân Pháp D. Kết thúc chiến tranh trong danh dự.
  • Nhân tố mang tính tất yếu đầu tiên chuẩn bị cho những thắng lợi về sau của cách mạng Việt Nam là A. sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam. B. tinh thần đại đoàn kết của các tầng lớp nhân dân. C. sự phát triển mạnh mẽ của đất nước về kinh tế, chính trị. D. sự giúp đỡ của các lực lượng dân chủ thế giới
  • Nội dung nào sau đây là một tring những tác động củ việc chấm dứt chiến tranh lạnh
  • Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam [1954 -1975] kết thúc thắng lợi đã A. cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh vũ trang ở các nước Đông Nam Á. B. mở ra kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội. C. tạo điều kiện để cả nước hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. D. chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của chủ nghĩa thực dân mới trên thế giới.
  • Hành động nghiêm trọng, trắng trợn nhất thể hiện thực dân Pháp đã bội ước tiến công ta? A. Ở Nam Bộ và Trung Bộ, Pháp tập trung quân tiến công các cơ sở cách mạng. B. Ở Bắc Bộ thực dân Pháp đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn. C. Ở Hà Nội, thực dân Pháp liên tiếp gây ra những xung đột vũ trang. D. Gửi tối hậu thư đòi Chính phủ hạ vũ khí đầu hàng.
  • Từ những năm 60 – 70 của thế kỉ XX, nhóm năm nước sáng lập ASEAN thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại với mục tiêu A. Tập trung sản xuất hàng hóa xuất khẩu, phát triển ngoại thương. B. Khôi phục sự phát triển của các ngành công nghiệp nặng ở các nước C. Nhanh chóng vươn lên trở thành những nước công nghiệp mới [NICs]. D. Thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp nhẹ trong nước

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

xem thêm

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề