Nấm đông cô có tốt không

Ảnh minh họa - Nguồn Internet


Chào em,

Thành phần của nấm đông cô chứa nhiều chất béo, đạm, đường, canxi, axit amin, Lentinan và Lentinula Edodes… rất tốt cho sức khoẻ.

Công dụng của nấm đông cô theo Đông y: bổ tì dưỡng huyết, hoà huyết, hoá đàm, ích vị, trợ thực…

Một tuần em ăn nấm đông cô 2 lần thì không quá nhiều, nhưng em không nên ăn quá 90 gram nấm tươi, hoặc quá 16 gram nấm khô trong mỗi lần ăn, vì nếu ăn nhiều có thể gây tăng nhịp tim, tăng bạch cầu ái toan, gia tăng thường của tế bào bạch cầu trong cơ thể.

Thân mến.


Lần cập nhật cuối: 22:45 26/01/2018 GMT+7

Đặt câu hỏi

Rất hữu ích

Hữu ích

Bình thường

Nấm hương [nấm đông cô] là một loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất có lợi cho việc giảm cân, tăng cường hệ miễn dịch.

Hỗ trợ giảm cân

Nấm hương là loại thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần của người ăn kiêng. Bởi hàm lượng calo thấp và nguồn chất xơ dồi dào. Bên cạnh đó, nấm hương còn ngăn ngừa sự tăng cân của cơ thể.

Tăng cường hệ miễn dịch

Nấm hương rất tốt trong việc tăng cường khả năng miễn dịch. Ăn nấm hương hàng ngày có thể giúp cải thiện chức năng miễn dịch.

Tốt cho tim mạch

Nấm hương chứa các chất dinh dưỡng thực vật có thể duy trì huyết áp ổn định và cải thiện tuần hoàn máu. Đồng thời, một số hợp chất trong nấm đông cô giúp giảm cholesterol, do đó có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Kháng khuẩn, chống nhiễm trùng

Nấm hương chứa một số hợp chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus và chống nấm, có thể chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm. Ngoài ra, chất chiết xuất nấm hương làm giảm số lượng của một số sinh vật gây bệnh trong khoang miệng, mà không ảnh hưởng đến các sinh vật có lợi cho răng miệng.

Giúp xương chắc khỏe

Nấm hương tốt cho xương nhờ vào nguồn vitamin D dồi dào. Hàm lượng Vitamin D này làm tăng quá trình hấp thu canxi.

Mặt khác, vitamin D2 và canxi thu được từ nấm đông cô có thể cải thiện mật độ khoáng của xương nhờ đó mà xương chắc khỏe hơn. Đặc biệt, nấm hương rất tốt cho việc phòng và chống lại bệnh còi xương ở trẻ nhỏ.

Ngăn ngừa ung thư

Nấm hương có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư nhờ vào đặc tính điều hòa miễn dịch. Ngoài ra, nấm đông cô còn có công dụng ngăn ngừa và làm chậm quá trình phát triển của ung thư bằng cách kích hoạt một số tế bào và protein tấn công căn bệnh này. Bổ sung nấm hương vào bữa ăn là một liệu pháp có hiệu quả cao cho các bệnh nhân ung thư.

Cẩn thận với tác dụng phụ

Nấm hương rất an toàn để tiêu thụ, tuy nhiên trong một số ít trường hợp, nó có thể gây ra các tác dụng phụ như phát ban da hoặc đau dạ dày.

Ăn nấm đông cô sống có thể dẫn đến phát ban trên da được gọi là viêm da nấm đông cô. Ngoài ra, sử dụng bột nấm trong một thời gian dài có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau bụng, viêm da.

Khi nhắc đến các loại nấm ăn thì người ta thường nghĩ ngay đến nấm hương và nấm đông cô. Đây không chỉ là loại nấm chế biến được nhiều món ăn ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cao. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về nấm hương [hay nấm đông cô] nhé! 

Tìm hiểu chung về nấm hương

Nấm hương là loại nấm nhỏ, trong tự nhiên chúng thường mọc ký sinh trên thân cây sồi, cây phong. Loài nấm này có phần mũ nấm rộng màu nâu nhẹ điểm xuyến một vài đốm màu trắng xen giữa, mặt dưới của tán nấm có nhiều bản đường gấp mỏng. Phần thân nấm đính vào giữa phần dưới tai nấm, chân nấm dài khoảng 1 - 3cm và có màu trắng. 

Nhiều người thắc mắc vậy nấm hương và nấm đông cô có phải cùng một loại. Thực tế, nấm hương và nấm đông cô được bán trên thị trường hiện nay là cùng một loại. Sở dĩ có tên gọi khác nhau là bởi thói quen từ lâu đời của người Việt hình thành. Nấm hương ngày nay được gọi tên như thế bởi loại nấm này có hương thơm rất đặc trưng và theo như phiên âm trung hoa, tên của nó chính là nấm đông cô [một loại nấm có họ hàng với nấm hoa cô]. 

Trong đó, tùy vào được nuôi trồng hoặc sinh trưởng ở vùng, miền khác nhau mà nấm hương hay nấm đông cô có đặc điểm hình thái, hoa văn của tai nấm, mùi vị và độ dai sẽ khác nhau. Cụ thể bạn có thể bắt gặp các loại nấm thuộc cùng họ hàng này bao gồm: 

  • Nấm hương: Thịt nấm mỏng, tai và thân nấm có hình như chiếc ô. 

  • Nấm đông [hay đông cô]: Thịt nấm dày hơn và đỉnh của mũ nấm có màu đen. 

  • Nấm hoa cô: Phần đỉnh của mũ nấm có màu đen hoa văn màu trắng, ở phần cuốn nấm khi sao lên có màu vàng. 

Nấm hương và nấm đông cô là tên gọi khác nhau của cùng một loại nấm trên thị trường

Tác dụng của nấm hương [nấm đông cô] 

Nấm hương [nấm đông cô] chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất và hơn 30 coenzyme, mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe như: 

Ăn nấm hương giúp bổ sung sắt 

Nấm hương là một món ăn lý tưởng cho người bị thiếu máu thiếu sắt vì thành phần khoáng chất và vitamin B dồi dào. Ngoài ra, với người thiếu sắt thì việc ăn nấm hương cũng rất có lợi. 

Phòng chống bệnh ung thư

Nấm hương với thành phần chất chống oxy hóa polysaccharid giúp chống lại tác nhân gốc tự do, tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh ung thư. 

Tốt cho hệ tim mạch 

Nấm hương có thành phần beta – glucan dồi dào. Đây là một loại chất xơ có tính chất đặc biệt khi có khả năng kết dính với chất béo xấu tích tụ ở thành mạch và “lôi kéo” chúng đào thải ra ngoài. Từ đó, ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch, bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Tăng cường hệ miễn dịch 

Như các loại nấm khác, nấm đông cô giàu thành phần dinh dưỡng, khoáng chất, vitamin và coenzyme cùng với các chất chống oxy hóa. Ăn nấm hương sẽ góp phần nâng cao hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại bệnh tật. 

Bảo vệ sức khỏe xương khớp 

Nấm hương là một nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên tốt cho cơ xương khớp, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển hóa và hấp thu canxi, đẩy mạnh quá trình tạo xương. Nhờ đó giúp xương chắc khỏe hơn. 

Tuy nấm hương mang lại nhiều giá trị sức khỏe rất tuyệt vời nhưng bạn không nên lạm dụng nấm hương quá nhiều. Tốt nhất là không nên ăn quá 50 - 100 gam nấm hương mỗi ngày, một tuần tối đa 2 bữa. Đặc biệt, nếu có dấu hiệu dị ứng với nấm thì nên ngừng lại và đi khám bác sĩ nếu dấu hiệu này nghiêm trọng nhé! 

Nấm hương sở hữu nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời

Nấm hương [nấm đông cô] nấu món gì ngon? 

Nấm hương [nấm đông cô] có thể được chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon khác nhau. Tùy vào sở thích và khẩu vị của bạn mà có thể lựa chọn chế biến nấm hương thành các món ăn như: 

Chà bông từ nấm hương [hay còn gọi là ruốc nấm hương] 

Nếu bạn đã yếu thích các món chà bông thịt heo, thịt gà hay cá thì cũng không nên bỏ lỡ món chà bông làm từ nấm hương này. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • 150g chân nấm hương.

  • Gia vị: Muối, nước tương.

Cách thực hiện: 

  • Nhặt chân nấm hương và rửa ngâm với nước muối loãng. Sau đó, đem chân nấm luộc sơ qua với nước để chân nấm mềm hơn. 

  • Sau khi chân nấm chín, để nguội rồi bắt đầu xé nhỏ hoặc dùng máy xay sinh tố để xay nhỏ chân nấm. 

  • Ướp chân nấm đã xay nhỏ với một ít muối và nước tương, sau đó cho lên chảo và đảo đều với lửa nhỏ cho đến khi nấm se lại, vừa đủ độ khô thì tắt bếp.

Canh gà hầm nấm đông cô [nấm hương] 

Nấm đông cô thường được đem hầm canh với xương, với thịt gà. Món canh gà hầm nấm này có vị ngọt nhẹ, thịt mềm và dùng để bồi dưỡng sức khỏe cho người già và người mới khỏi ốm dậy. 

Canh gà hoặc xương hầm với nấm hương thường dùng bồi bổ cho người già

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • 120g - 150g thịt gà. 

  • 50g nấm hương. 

  • Cà rốt, bông cải xanh [hoặc có thể thay bằng các loại củ quả khác tùy theo sở thích của bạn]. 

  • Nước dừa. 

  • Hành tím. 

  • Gia vị: Muối, hạt nêm, nước mắm, tiêu. 

Cách thực hiện: 

  • Nấm hương, bông cải xanh ngâm rửa với nước muối loãng trong 20 phút. 

  • Cà rốt gọt vỏ rửa sach và cắt nhỏ. 

  • Làm sạch thịt gà, có thể xoa đều bề mặt thịt với gừng và muối để khử mùi. Sau đó đem thịt gà ướp với hành tím băm nhỏ và gia vị. 

  • Phi thơm hành tím, cho thịt gà vào xào đến khi thịt săn lại thì cho cà rốt và bông vào xào chung. Tiếp tục cho nước vào để hầm và đến khi gần chín thì cho bông cải xanh, thêm nước dừa nấu tiếp khoảng 15-20 phút thì tắt bếp. 

Trên đây là những thông tin cơ bản về nấm hương, hy vọng có thể giúp bạn hiểu rõ và trả lời được cho mình câu hỏi nấm hương và nấm đông cô có phải cùng một loại không nhé! 

Chủ Đề