Nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh là như thế nào

Nấm miệng, hay nấm lưỡi, tưa lưỡi, dân gian còn gọi là đẹn là tình trạng bệnh lý xảy ra ở lưỡi thường gặp nhất ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Nấm miệng là một trong những nguyên nhân chính gây ra chứng biếng ăn ở trẻ, khiến các bậc phụ huynh cảm thấy hết sức lo lắng.

Vậy nấm miệng là gì? Nguyên nhân gây bệnh, nhận biết và điều trị nấm miệng ra sao? chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

1. Nấm miệng là gì? Nguyên nhân gây ra nấm miệng

Tìm hiểu nhanh về tình trạng nấm miệng ở trẻ nhỏ và cách điều trị trong video dưới đây nhé!

Nấm miệng là tình trạng nhiễm nấm ở vùng niêm mạc bao phủ bên trong khoang miệng, được gây ra chủ yếu do sự phát triển quá mức của nấm Candida albicans, một loại nấm thường trú trong khoang miệng chúng ta. Khi hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động bình thường, C.albicans có mặt trong khoang miệng với lượng nhỏ, không gây hại cho cơ thể.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hệ miễn dịch của cơ thể bé còn yếu ớt, nấm C. albicans sẽ phát triển, gây ra những mảng trắng đục bám trên niêm mạc lưỡi, mặt trong má và ở vòm họng của bé. Tình trạng này xảy ra ở khoảng 2 – 5% trẻ sơ sinh khoẻ mạnh.

Nấm miệng cũng có thể xảy ra ở người lớn, trên cơ địa hệ miễn dịch bị suy yếu  như những bệnh nhân tiểu đường, dùng các thuốc kháng viêm tại chỗ trong các bệnh lí như hen suyễn, COPD, dùng các thuốc kháng sinh lâu ngày,…

Hình 1: Hình ảnh nấm miệng – Nguồn ảnh: MayoClinic

2. Biểu hiện của nấm miệng như thế nào?

Biểu hiện chung

  • Những mảng trắng đục như phô mai, bám loang lổ trên bề mặt lưỡi, mặt trong má, lợi và vòm miệng.
  • Những mảng này có thể gồ lên, sưng đỏ, hoặc có thể chảy máu.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

  • Những mảng này có thể không gây đau, tuy nhiên cũng có những trường hợp gây đau, khiến cho trẻ bứt rứt, khó chịu, quấy khóc.
  • Trẻ trở nên biếng ăn, hay chảy nước miếng vì đau.

Ở trẻ lớn và người lớn

  • Cảm giác có bông gòn trong miệng.
  • Nuốt đau, ăn uống khó khăn.
  • Mất vị giác.

Trẻ cũng có thể bị lây nấm miệng từ núm vú của mẹ, biểu hiện nấm ở vú thường gặp là:

  • Núm vú có màu đỏ bất thường, nứt hoặc ngứa;
  • Bong da hoặc bong tróc trên phần sẫm màu hơn, diện tích hình tròn xung quanh núm vú [núm vú];
  • Đau bất thường trong quá trình cho con bú hoặc đau núm vú giữa các lần bé bú;
  • Cảm giác đau nhói sâu bên trong vú.

>> Ngoài nấm miệng, trình trạng lưỡi bản đồ cũng rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Vậy lưỡi bản đồ là gì?

Hình 2: Nấm lưỡi ở người lớn và trẻ em

3. Điều trị nấm miệng như thế nào?

Nấm miệng là bệnh lí khá thường gặp, và thường là bệnh lí lành tính. Tuy nhiên khi mắc bệnh, cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán chính xác, cũng như được đưa ra các lời khuyên và phương pháp điều trị hợp lí nhất.

Các phương pháp điều trị nấm miệng hiện nay:

Dung dịch Nystatin: đây là dung dịch chứa thuốc kháng nấm, dùng để rơ lưỡi cho bé, bình thường nên rơ 4 lần/ngày trong vòng ít nhất là 7 ngày và nên kéo dài thêm 2 ngày sau khi các mảng trắng biến mất.

Kem Miconazole:

  • Cũng là một loại thuốc kháng nấm, thích hợp cho trẻ em từ 4 tháng đến 24 tháng tuổi.
  • Dùng ngón tay sạch, bôi đều kem lên bề mặt các mảng trắng, cố gắng như kem ở trong miệng càng lâu càng tốt.
  • Dùng 4 lần/ngày sau bữa ăn, ít nhất là 7 ngày và tiếp tục 7 ngày sau khi các mảng trắng biến mất để ngăn ngừa tái phát.
  • Đối với trẻ lớn hơn 2 tuổi và người lớn: dùng liều gấp đôi.

Itraconazole: nếu điều trị ban đầu không hoặc kém đáp ứng, bác sĩ có thể kê cho bạn itraconazole, một loại thuốc kháng nấm mạnh hơn.

>> Có thể bạn muốn biết: Thuốc kháng nấm Itraconazole và những điều cần lưu ý

Amphotericin B: sử dụng trong những trường hợp nặng.

Hình 3: Rơ lưỡi cho bé

4. Phòng ngừa nấm miệng

Sau khi điều trị, nấm miệng thường hết sau khoảng một vài tuần, tuy nhiên trong một số trường hợp có thể tái phát.

Để ngăn ngừa tái phát, ta có thể sử dụng các biện pháp như:

Súc miệng thật sạch sau khi ăn.

Đánh răng đều đặn 2 lần mỗi ngày bằng kem đánh răng có chứa flour và làm sạch các ngóc ngách của khoang miệng.

Bỏ thuốc lá.

Nếu bạn có răng giả, hoặc bỏ chúng ra trong lúc ngủ, lau sạch, ngâm chúng vào nước sạch và để khô, chà sạch sẽ nướu, lưỡi bằng bàn chải mềm sau khi đã lấy răng giả.

Điều trị các bệnh lí nền gây ra sự suy yếu của hệ miễn dịch như: kiểm soát đường huyết, súc miệng sạch sau khi dùng bình xịt điều trị hen hoặc COPD,…

Đối với trẻ đang bú mẹ:

  • Cần điều trị phối hợp tình trạng nhiễm nấm ở mẹ để tránh lây lại cho bé.
  • Giữ vệ sinh miệng cho bé thật sạch sẽ, thường xuyên rơ lưỡi cho bé.
  • Vệ sinh núm vú của mẹ và núm vú bình thường xuyên bằng cách ngâm nước nóng trước và sau khi bé bú xong.

Nấm miệng hay nấm lưỡi là bệnh lý thường gặp, tuy lành tính nhưng gây ra những khó khăn trong việc ăn uống. Do đó, khi phát hiện nấm miệng, cần đi đến bác sĩ để có chẩn đoán và phương thức điều trị hợp lí nhất. Điều trị phổ biến nhất hiện nay là sử dụng các thuốc kháng nấm tại chỗ dạng dung dịch hoặc dạng kem, hoặc đường toàn thân trong những trường hợp nặng.

Phòng ngừa bệnh bao gồm giữ vệ sinh răng miệng thật sạch, kiểm soát các bệnh lí nền thật hiệu quả. Các bậc phụ huynh có con nhỏ nên thường xuyên quan tâm đến sức khoẻ của con mình và ngay cả bản thân mình để phát hiện các trường hợp nấm miệng sớm nhất có thể nhé.

Dấu hiệu nấm miệng ở trẻ sơ sinh không quá khó nhận biết, hầu hết chúng có thể được quan sát bằng mắt thường. Mẹ có thể căn cứ vào 4 biểu hiện điển hình sau để phát hiện sớm các triệu chứng nấm miệng ở trẻ sơ sinh.

1. 4 dấu hiệu nấm miệng ở trẻ sơ sinh

Nấm miệng ở trẻ em thường gây ra do nấm Candida Albicans phát triển nhanh chóng ở vùng lưỡi và khoang miệng của trẻ. Việc phát hiện từ sớm các dấu hiệu nấm miệng ở trẻ là rất cần thiết để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. [Ngoài ra để phát hiện sớm nấm miệng bạn cần đối chiếu bệnh sử của bé với các nguyên nhân gây nấm miệng ở trẻ em]

Dấu hiệu nấm miệng ở trẻ sơ sinh dễ nhận biết nhất là xuất hiện các đốm trắng trong miệng

1.1. Có các mảng trắng ở miệng

Nguyên nhân Đặc điểm Tính chất
Do nấm tăng sinh quá mức
ký sinh trên niêm mạc miệng, lưỡi
Tập chung thành mảng trắng, giống như phô mai, cặn sữa Không thể lau sạch theo cách thông thường

Ban đầu ít gây khó chịu càng lâu gây mất vị giác của bé

Nếu không điều trị hay dùng các biện pháp vệ sinh răng miệng, những mảng trắng sẽ ngày một dày hơn. Đến khi bé lớn lên, sức đề kháng hoàn thiện sẽ tự hết hoặc cũng có thể là dai dẳng đến khi trưởng thành. Đây được xem là dấu hiệu nấm miếng ở trẻ sơ sinh điển hình nhất giúp phát hiện sớm bệnh của con.

1.2. Khó khăn khi cho ăn

Đây là 1 trong những triệu chứng hay gặp nhất và đáng lo ngại nhất. Bởi bé sẽ khó bú, bỏ bú hoặc chán ăn… lâu dài gây nên giảm sút sức khỏe của trẻ.

Nấm miệng gây đau, khó chịu ở lưỡi là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn

Nguyên nhân: Nấm phát triển trên diện rộng, “chân nấm ăn sâu” vào lưỡi tạo nên những vết loét, vết thương trên lưỡi. Hoặc do tác nhân bên ngoài như thao tác vệ sinh răng miệng cho bé, bé ngậm, cắn những đồ vật cứng, sắc.

Dấu hiệu nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh này có thể khiến trẻ bỏ ăn, dẫn tới suy dinh dưỡng, dễ mắc thêm các bệnh khác như cảm cúm, cảm lạnh…

1.3. Da nứt nẻ ở khóe miệng

Nứt ở khóe miệng là một dấu hiệu nấm miệng ở trẻ sơ sinh nặng

Đây là dấu hiệu nấm miệng ở trẻ sơ sinh dễ thấy nhất. Ban đầu bé khô miệng [môi trường thuận lợi cho vi nấm sinh sôi và phát triển], sau đó nấm lan rộng ra khóe miệng gây nức nẻ, chảy máu khóe miệng.

Mẹ nên cho bé uống đủ nước mỗi ngày. Tình trạng này sẽ nhanh được cải thiện khi nấm miệng được đẩy lùi.

1.4. Dấu hiệu trên cơ thể mẹ

Trẻ sơ sinh bị nhiễm nấm có thể lây sang mẹ khi mẹ cho con bú
Nguyên nhân Dấu hiệu Thời điểm Biện pháp
Nấm lây từ miệng bé sang mẹ qua đường bú Đau nứt núm vú và vùng xung quanh núm vú.

Ngoài ra mẹ có cảm giác ngứa, rát khó chịu

Xảy ra khi bé đang bị nấm trong giai đoạn bú mẹ Cần điều trị nấm song song: cả nấm miệng của bé và cả nấm trên núm vú của mẹ để tránh nhiễm chéo

Vậy khi nào cần đưa bé đi khám bác sĩ?

Khi phát hiện bé bị nấm miệng, cần đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để nhận được lời khuyên và phương pháp điều trị phù hợp:

  • Có các mảng trắng trong miệng: Khi bé xuất hiện các mảng trắng trong miệng, tức là nấm đã bắt đầu tăng sinh và tấn công niêm mạc miệng bé.
  • Sốt không có nguyên nhân: Khi cơ thể có tác nhân lạ tấn công và có một số tổn thương thì sẽ gây sốt mà đôi khi mẹ không rõ nguyên nhân. Cần đưa bé đi kiểm tra để làm rõ.
  • Trẻ bỏ ăn không rõ nguyên nhân: Nấm miệng sẽ gây rát lưỡi, mất vị giác dẫn đến bé chán ăn, bỏ ăn. Đôi khi mẹ cũng không hiểu vì sao con lại như vậy. Tình trạng kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

2. Một số hình ảnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh

Dưới đây là một số hình ảnh nấm miệng mẹ quan sát và so sánh để phát hiện nấm miệng ở trẻ và những tổn thương có thể gặp phải.

Nấm miệng ở trẻ sơ sinh trông như cặn sữa nhưng bám chắc và khó làm sạch
Các đốm trắng, mảng trắng là dấu hiệu điển hình của nấm miệng
Hình ảnh nấm lưỡi bản đồ ở trẻ sơ sinh

Xem chi tiết: 15+ Hình ảnh nấm miệng ở trẻ em khiến mẹ rùng mình

Nấm miệng ở trẻ tưởng như không nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vậy khi trẻ bị nấm miệng mẹ cần làm gì?

3. Làm gì khi trẻ sơ sinh bị nấm miệng

Khi trẻ bị nấm miệng, mẹ đừng quá lo lắng mà hãy bình tĩnh và xử lý một cách tỉnh táo để giải quyết nhanh nhất và an toàn nhất cho con:

  • Mẹ nên đưa bé đến khám bác sĩ sớm khi phát hiện bất cứ dấu hiệu của nấm miệng: Mảng trắng bám ở lưỡi, niêm mạc miệng; bó bỏ bú, chán ăn không rõ nguyên nhân…
  • Tuyệt đối không cạo những mảng bám trên niêm mạc ra để tránh những tổn thương không đáng có gây đau cho bé hoặc có thể gây nhiễm trùng.
  • Dùng gạc rơ lưỡi vệ sinh miệng cho bé phải chọn loại gạc mềm, thao tác rơ nhẹ nhàng để tránh tổn thương, gây đau cho bé. Đặc biệt, dùng gạc có tẩm sẵn dịch tẩm giúp phòng chống bệnh
  • Đối với bé đã biết tự vệ sinh răng miệng, sử dụng bàn chải đánh răng mềm mại, phù hợp lứa tuổi
  • Cho trẻ súc miệng bằng nước muối thường xuyên, nhiều lần trong ngày để chống nấm hiệu quả.
  • Sử dụng thuốc chữa nấm miệng ở trẻ em

Một điều quan trọng hơn nữa là cần phòng ngừa việc nấm lây nhiễm sang cho mẹ. Vì việc lây giữa mẹ sang bé, bé sang mẹ sẽ gây khó khăn trong điều trị dứt điểm.

4. Cách phòng lây nhiễm nấm sang mẹ

Một số biện pháp cần thực hiện để tránh lây nhiễm nấm từ bé sang mẹ:

  • Cho bé bú trong thời gian ngắn, chia làm nhiều lần để hạn chế sự tiếp xúc lâu dài, nấm có cơ hội lây lan cao hơn.
  • Rửa sạch núm vú, vú sau khi cho bú.
  • Nếu núm vú bị nứt, cân nhắc cho con dùng sữa ngoài đến khi điều trị khỏi nấm đồng thời ở cả mẹ và bé. Hoặc có thể vắt sữa để bé bú bằng bình. Tuy nhiên, nhớ làm sạch bình sữa và núm vú giả mẹ nhé. Nếu không đó cũng sẽ là nơi trú ngụ và nguồn lây nhiễm nấm làm nấm tái đi tái lại nhiều lần ở trẻ.

Bên trên là những dấu hiệu nấm miệng ở trẻ sơ sinh và cách xử lý, điều trị mẹ cần lưu ý quan trọng mà mẹ cần nắm được.

Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc và tư vấn về sức khỏe răng miệng của bé

Nhãn hàng Dr.Papie – CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM STARMED

Địa chỉ: số 20, TT4A, Khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội
Giờ hành chính: 024 3824 8222 | Hotline: 0911.225.336
Website: drpapie.com.vn

Dược sĩ Lê Quân tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé, hiện đang đảm nhiệm vị trí tư vấn chuyên môn tại DrPapie.

Video liên quan

Chủ Đề