Nam thái bình dương gồm những nước nào năm 2024

TS. TRẦN ANH PHƯƠNG

[ĐCSVN] – Kể từ sau kết thúc Chiến tranh Lạnh đến nay, toàn cầu hoá, khu vực hoá đã trở thành một xu thế phát triển khách quan và ngày càng diễn ra sôi động, phức tạp hơn. Từ đó cũng đặt ra cho chúng ta không ít vấn đề về mặt học thuật cần phải có sự nghiên cứu, trao đổi để cùng thống nhất trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Dưới đây là góp phần luận giải [ theo quan điểm riêng của tác giả ] về cách xác định một số khái niệm ” khu vực ” có liên quan ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. 1. Theo cách hiểu truyền thống, người ta vẫn xác định khu vực theo vị trí địa lý. Chẳng hạn, tuỳ theo các vị trí địa lý, sắc tộc, màu da… khác nhau mà từ lâu đã có sự hình thành nên các khái niệm khu vực khác nhau như châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi…Và tương tự ngay cùng một châu lục như châu Á, nếu căn cứ thêm cả tiêu thức phương hướng, vị trí lãnh thổ… lại có thể phân thành các khái niệm tiểu khu vực khác nhau như Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Trung Á, Nam Á…. Thực ra việc đặt tên gọi như vậy chỉ mang tính tương đối nhằm so sánh khu vực này với khu vực khác hay tiểu khu vực này với tiểu khu vực khác trong cùng một khu vực. Vì thế thông thường để đơn giản hoá cách gọi, người ta hay dùng khái niệm chung nhất là khu vực [region] để diễn đạt ở mức chính xác tương đối có thể thay cho cả khái niệm tiểu khu vực trong những trường hợp không thực sụ cần thiết phải cụ thể hoá, chi tiết hoá đến mức chính xác tuyệt đối. Việc định nghĩa khu vực theo vị trí địa lý như trên được hiểu là bất đổi vì như đã biết vị trí địa lý của mỗi quốc gia, lãnh thổ, khu vực hay tiểu khu vực là một tiêu thức tự nhiên mang tính tồn tại khách quan, bất đổi. Tuy nhiên, cách định nghĩa truyền thống này ngày càng tỏ ra là cứng nhắc, thiếu thuyết phục trước xu hướng giữa các quốc gia, lãnh thổ ở các khu vực, tiểu khu vực khác nhau trên thế giới ngày càng gia tăng sự hợp tác toàn diện về nhiều lĩnh vực khác nhau, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoá, khu vực hoá kinh tế những năm gần đây. Từ đó các học giả, chính khách đã nghiêng dần về xu thế coi khái niệm khu vực là một thực thể địa lý-kinh tế-chính trị-xã hội… Do vậy khái niệm khu vực theo cách hiểu hiện đại phải là một khái niệm mở và động, luôn được tạo dựng và thay đổi tuỳ theo quan điểm của các chủ thể tham gia vào quá trình tương tác trong khu vực. Chẳng hạn như nếu chỉ xét về yếu tố vị trí địa lý thì Mỹ và Tây Âu là hai chủ thể độc lập và do đó không thể hợp thành một khu vực được. Thế nhưng sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, để chống lại hệ thống XHCN do Liên Xô đứng đầu, đã dẫn đến sự hình thành khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương [NATO], cho thấy Mỹ và Tây Âu do nhu cầu lợi ích chính trị-quân sự… có thể hợp thành một khu vực bao gồm các chủ thể khác nhau về vị trí địa lý. Tương tự như vậy khái niệm ” khu vực Đông Nam Á ” hiểu theo nghĩa là một thực thể chính trị-xã hội cũng đã được hình thành cuối Thế chiến thứ hai với việc thành lập Bộ chỉ huy quân sự khu vực Đông Nam Á của Anh do Nguyên soái Mountbatten đứng đầu. Sau Thế chiến thứ hai, nhiều sự kiện chính trị khác ra đời đã tiếp tục định hình khu vực Đông Nam Á. Ví dụ điển hình là sự hình thành của Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á [SEATO] được thành lập tại Manila năm 1954, đã khiến cho khái niệm về một khu vực Đông Nam Á mang màu sắc chính trị rõ nét… Từ đó đến nay khu vực Đông Nam Á đã phát triển thành một thực thể chính trị-xã hội hiểu theo nghĩa rộng bao gồm sự hợp tác, liên kết toàn diện về nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó nổi bật nhất là về kinh tế, an ninh, chính trị, quân sự và văn hoá, xã hội. Thực thể này đến năm 1967 đã được phát triển thành một tổ chức hợp tác khu vực ở tầm cao hơn, đó là Hiệp hội các nước Đông Nam Á [ ASEAN ], khi đó chỉ có 5 nước thành viên [ ASEAN 5 ] đã tham gia là: Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Singapo, và Thái Lan. Cùng với sự tiến triển của thời gian và xu thế hội nhập toàn cầu hoá, khu vực hoá ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng hơn, ASEAN 5 hiện nay đã trở thành ASEAN 10 – một tổ chức cộng đồng bao gồm đủ cả 10 nước thành viên ở Đông Nam Á [Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Singapo, Thái Lan, Brunây, Việt Nam, Lào, Campuchia và Mianma]. 2. Khái niệm “ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương” đã được các học giả và chính khách đề cập đến từ đầu thế kỷ XX, nhưng phải đến cuối thập niên 1980 với sự hình thành của Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương [APEC], khái niệm này mới được sử dụng rộng rãi. Cùng thời gian này đã trùng hợp với sự nổi lên của các nền kinh tế thần kỳ Đông Á mà dẫn đầu là “con rồng” Nhật Bản, tiếp theo là NIEs [ Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapo] và sự tăng trưởng nhanh liên tục của nhiều quốc gia ASEAN. Chính vì thế, “ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương” còn được hiểu theo nghĩa hẹp coi đó chính là “khu vực kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương” bao gồm các nước và lãnh thổ ở khu vực Đông Á [kể cả Đông Bắc Á và Đông Nam Á]. Đây cũng chính là khu vực đã có nhiều nước và lãnh thổ có sự phát triển năng động và liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao trong hơn 3 thập niên vừa qua. Như đã biết APEC là tổ chức đa quốc gia được thành lập vào tháng 11 năm 1989 theo sáng kiến của Thủ tướng Australia Bob Hawke nhưng cơ sở chính trị của nó đã được hình thành từ năm 1980 với sự ra đời của Hội nghị hợp tác kinh tế Thái Bình Dương [PECC] do Thủ tướng Nhật Okira và Thủ tướng Australia Frazer đề xuất. Từ đó đến nay APEC ngày càng phát triển mạnh trở thành tổ chức đa quốc gia lớn nhất ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương với 21 quốc gia và lãnh thổ thành viên: Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc [ bao gồm cả Hồng Kông ], Đài Loan, Singapo, Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Thái Lan, Brunây, Mỹ, Canada, Mêxicô, Australia, Chilê, Niu Dilân, Papua Niu Ghinê, Pêru, Nga và Việt Nam. Vị thế lớn mạnh không ngừng của tổ chức này vừa qua càng thể hiện rõ nét hơn ở sự thống nhất ý chí với một quyết tâm cao về một Kế hoạch hành động thiết thực cho sự hợp tác phát triển toàn diện đã được ký kết giữa các thành viên tham dự Hội nghị APEC 14 tại Hà Nội từ ngày 12-19/11/2006. 3. Với sự kết thúc của Chiến tranh lạnh, kể từ đầu thập niên 1990 thế giới từ ” hai cực ” đã trở thành thế giới của ” nhất siêu đa cường ” và tương quan lực lượng giữa các nước lớn có nhiều thay đổi đã khiến cho các quốc gia đều nhận thấy cần thiết phải thể chế hoá các quan hệ quốc tế trong khu vực và trên thế giới. Diễn đàn an ninh khu vực Đông Nam Á của các nước ASEAN [ARF] đã ra đời năm 1993 để thảo luận, hợp tác những vấn đề an ninh khu vực thông qua các biện pháp xây dựng lòng tin, ngoại giao phòng ngừa và giải quyết xung đột. Thành viên của ARF bao gồm 10 nước ASEAN [trong đó 4 nước thành viên mới: Việt Nam, Lào, Campuchia và Mianma đã là thành viên của ARF trước khi gia nhập ASEAN] và 11 thành viên khác trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên, Australia, Niu Dilân, Mông Cổ, và Papua Niu Ghinê. Ngoài ra, đáng chú ý có cả EU cũng là thành viên của ARF, một minh chứng về việc định nghĩa khái niệm khu vực ngày nay không chỉ giới hạn trong phạm vi đÞa lý lãnh thổ mà như trên đã đề cập cần có một định nghĩa mở về khu vực, coi đó là một thực thể địa lý-kinh tế-chính trị-xã hội… Với cách định nghĩa này, cho phép các chủ thể cùng tham gia tương tác trong khu vực có thể mở rộng đến nhiều vấn đề cùng quan tâm. Các cuộc gặp gỡ cấp cao Á-Âu [ASEM] được tiến hành liên tục từ năm 1996 đến nay với thành viên là các nước ASEAN, cùng với 3 nước Đông Bắc Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, và có cả các nước EU là ví dụ điển hình về sự mở rộng các quan hệ đa quốc gia không chỉ giới hạn ở yếu tố địa lý trong cùng một khu vực mà đã trở thành yếu tố địa lý đa khu vực. Cũng tương tự vậy, nhưng ở quy mô hẹp hơn so với ASEM, các cuộc gặp ASEAN+1 [ Nhật Bản, hoặc Hàn Quốc, hoặc Trung Quốc ], và đặc biệt là các cuộc gặp thường niên ASEAN+3 vào dịp cuối năm cũng đều là minh chứng cho sự mở rộng khái niệm khu vực Đông Nam Á đã được 10 nước ASEAN và 3 nước Đông Bắc Á [Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc] tiến hành trong những năm gần đây, mà thực chất đó chính là các mô hình liên kết đa quốc gia trong cùng một khu vực Đông Á đã diễn ra ở các cấp độ khác nhau. Riêng về mô hình ASEM, cũng có thể coi đó là liên kết giữa nhiều quốc gia, lãnh thổ ở khu vực Đông Á với các nước thành viên của EU ở khu vực Châu Âu. Mô hình này có đặc điểm nổi bật là không có sự tham gia của Mỹ – siêu cường số 1 thế giới, nhưng đã được tất cả các thành viên tham gia hết sức coi trọng và ủng hộ sự tiến triển của nó kể từ khi thành lập [1996] đến nay. Sở dĩ như vậy vì mô hình này trên thực tế đã tỏ rõ đó là một cơ chế hợp tác liên khu vực đầu tiên nhằm vào mục tiêu phục vụ cho việc thiết lập một quan hệ đối tác toàn diện giữa châu Á và châu Âu, nhằm tăng cường đối thoại, hiểu biết và hợp tác cũng như tạo điều kiện thuân lợi cho sự phát triển kinh tế và xã hội giữa hai châu lục và duy trì một thế giới hoà bình và ổn định. 4. Từ một số dẫn giải trên đây cho thấy, việc định nghĩa về khái niệm khu vực trên thế giới ngày nay đã không nhất thiết chỉ giới hạn ở tiêu thức địa lý, hay địa lý-kinh tế, mà ngày càng mở rộng ra nhiều tiêu thức có liên quan đến các vấn đề chính trị-xã hội… cùng quan tâm của các thành viên tương tác trong khu vực đó. Từ đó cho thấy, riêng đối với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương có thể có hai cách xác định tương đối về khu vực này. Thứ nhất, hiểu theo nghĩa hẹp, chủ yếu dựa vào tiêu thức địa lý – kinh tế: khu vực Châu Á-Thái Bình Dương cũng có nghĩa là khu vực kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương mà thực chất cho đến nay vẫn được hiểu là khu vực kinh tế Đông Á [bao gồm cả Đông Bắc Á và Đông Nam Á] giới hạn ở một số quốc gia và lãnh thổ như trên đã đề cập. Thứ hai, hiểu theo nghĩa rộng, dựa vào tiêu thức tổng hợp cả về địa lý-kinh tế-chính trị-xã hội…, cho thấy khái niệm khu vực Châu Á-Thái Bình Dương ngày càng gắn bó chặt chẽ hơn với sự hình thành và phát triển của các tổ chức tiểu khu vực, khu vực trên cơ sở tương tác và phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, chính trị, xã hội… Trong đó có những vấn đề đặc biệt sôi động đang được sự quan tâm của tất cả các thành viên tham gia tương tác, đó là hợp tác phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh chính trị-xã hội, môi trường sinh thái của mỗi quốc gia, lãnh thổ và toàn khu vực. Hiểu theo nghĩa rộng như vậy về khái niệm khu vực Châu Á- Thái Bình Dương đương nhiên sẽ cho ta thấy, hiện tại APEC chính là tổ chức đa quốc gia duy nhất và lớn nhất đã đại diện cho một ý chí và hành động vì lợi ích phát triển chung của cả khu vực này. Những kết quả thành công tốt đẹp đạt được từ Hội nghị APEC 14 – 2006 vừa diễn ra tại Hà Nội đã là minh chứng rõ nét thêm về vị thế của tổ chức này. 5. Như đã đề cập, trong cách hiểu của nhiều học giả và chính khách về khái niệm khu vực Đông Á lâu nay vẫn được coi là bao gồm cả hai khu vực là Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Tuy nhiên đã có một thời khi nói đến khu vực Đông Á là chủ yếu nói về Đông Bắc Á – nơi mà những năm của các thập niên 1970-1980 đã từng xuất hiện một số nền kinh tế thần kỳ Đông Á là Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông và Đài Loan, cho dù khi đó ở Đông Nam Á cũng đã xuất hiện nền kinh tế thần kỳ Singapo là một trong những thành viên của ASEAN và cũng thuộc khu vực Đông Á. Điều lưu ý về khái niệm khu vực Đông Bắc Á, nếu chỉ căn cứ vào tiêu thức địa lý thì ở khu vực này ngoài các nước và lãnh thổ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc [ bao gồm cả Hồng Kông ], Đài Loan, còn có cả một số quốc gia khác như CHDCND Triều Tiên [Bắc Triều Tiên], Mông Cổ và toàn bộ khu vực Viễn Đông nước Nga. Thế nhưng hiện nay nhắc đến khu vực Đông Bắc Á đã có không ít người chỉ quan niệm đó là khu vực bao gồm các quốc gia, lãnh thổ đang có vị trí, vai trò quan trọng, chi phối sự phát triển khu vực này và có ảnh hưởng đến cả khu vực Đông Á nói riêng và toàn bộ khu vực Châu Á -Thái Bình Dương nói chung. Với quan niệm này thì khu vực Đông Bắc Á theo cách hiểu khá phổ biến hiện nay đã có giới hạn hẹp hơn về qui mô, chỉ bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, Trung Quốc [kể cả Hồng Kông ], Đài Loan và vùng Viễn Đông nước Nga những nơi giáp ranh với Nhật Bản và Trung Quốc. Một khu vực Đông Bắc Á hiểu theo nghĩa hẹp như vậy trong thực tiễn của tiến trình toàn cầu hoá, và nhất là khu vực hoá đang diễn ra rất sôi động, phức tạp hiện nay đã và đang là đối tượng, mục tiêu quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả, chính khách trong và ngoài.

*

Tóm lại, tuy chưa thể đưa ra kết luận duy nhất chính xác về cách thức định nghĩa khái niệm khu vực, song về phương diện nhận thức luận cũng đủ cho ta thấy cần hiểu và xác định khu vực là một khái niệm mở và động. Ngoài việc căn cứ vào các tiêu thức cơ bản mang tính truyền thống về vị trí địa lý và các đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội…; cần tính đến cả các tiêu thức nảy sinh hiện tại từ yêu cầu, xu thế phát triển thực tiễn theo từng thời kỳ… để từ đó khái niệm khu vực có thể được xác định theo các nghĩa rộng, hẹp khác nhau sao cho có thể phù hợp ở mức cao nhất cho tiến trình hội nhập, hợp tác phát triển cùng có lợi của các nước và lãnh thổ thành viên cùng tham gia. Thống nhất quan điểm nhận thức trên đây, sẽ cho ta cách nhìn đúng đắn, khoa học để dự báo tương lai, nếu như một cộng đồng kinh tế Đông Á mở rộng bao gồm cả [ ASEAN+3 ] + Australia + Ấn Độ+ Niu Dilân theo như ý tưởng đã đề xuất từ đầu năm 2002 của cựu Thủ tướng Nhật Bản J. Koizumi trở thành hiện thực, và mới đây, nếu như ý tưởng đề xuất của Việt Nam tại Hội nghị APEC 14 – 2006 về sự cần thiết tiến tới việc hình thành một cộng đồng kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương cũng trở thành hiện thực…thì tất cả đó đều là những khu vực mới được hình thành từ các tiêu thức nảy sinh hiện tại theo yêu cầu khách quan của tiến trình toàn cầu hoá, khu vực hoá kinh tế.

BÁO ĐIỆN TỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Filed under: PHÁP LUẬT QUỐC TẾ, THUẬT NGỮ |

Thái Bình Dương gồm bao nhiêu nước?

Từ đó đến nay APEC ngày càng phát triển mạnh trở thành tổ chức đa quốc gia lớn nhất ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương với 21 quốc gia và lãnh thổ thành viên: Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc [ bao gồm cả Hồng Kông ], Đài Loan, Singapo, Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Thái Lan, Brunây, Mỹ, Canada, Mêxicô, Australia, ...

Thái Bình Dương có bao nhiêu biến?

Dọc theo rìa phía tây của Thái Bình Dương tồn tại rất nhiều biển, lớn nhất trong số đó phải kể đến biển Celebes, biển Coral, biển Hoa Đông, biển Philippine, biển Nhật Bản, biển Đông, biển Sulu, biển Tasman, và Hoàng Hải.

Đặc điểm của Thái Bình Dương là gì?

Thái Bình Dương là một đại dương rộng hơn, có diện tích gấp đôi Đại Tây Dương. Do địa lý rộng lớn của Thái Bình Dương nên năng lượng bức xạ tương đối lớn. Đồng thời, Thái Bình Dương nằm ở xích đạo và vĩ độ cao, nhiệt độ giảm dần khi vĩ độ tăng. Điều này dẫn đến nhiệt độ nước bề mặt tương đối mát hơn ở Thái Bình Dương.

Thái Bình Dương có đạo gì?

Danh sách các đảo ở Thái Bình Dương.

Samoa thuộc Mỹ [phần phía Đông của Quần đảo Samoa, Lãnh thổ của Hoa Kỳ] Aunu'u. ... .

Đảo Baker [Hoa Kỳ].

British Columbia, Canada [nhiều đảo]. ... .

Quần đảo Caroline [Liên bang Micronesia; Palau] ... .

Quần đảo Clipperton [Pháp].

Quần đảo Cook. ... .

Quần đảo Desventuradas [Chile].

Đảo Đông/Rapa Nui [Chile].

Chủ Đề