Nâng cao kỹ năng tự học của sinh viên

Việc học không phải chỉ dừng lại ở ngưỡng cửa đại học và chấm dứt khi bạn đi làm, mà nó là cả một quá trình dài và chúng ta phải dành cả đời để học. Hiện nay nhiều người mặc dù đã đi làm cũng quyết định tiếp tục con đường học vấn để nâng cao trình độ và trau dồi thêm kiến thức chuyên môn. Với người đi làm kỹ năng tự học sẽ trở nên vô cùng hữu ích. Vậy kỹ năng tự học là gì? Nhân tố nào ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển kỹ năng này? Hãy cùng Hướng nghiệp GPO khám phá về kỹ năng này nhé!


 

1.    Kỹ năng tự học là gì?

Kỹ năng tự học [Self-study skills] là quá trình tự trau dồi kiến thức không chỉ từ sách vở mà còn từ các trải nghiệm trong cuộc sống. Trí tò mò và óc ưa thích khám phá khiến bạn có thể học hỏi bất cứ điều gì từ công việc dù bạn tham gia ngành nghề nào như kế toán, kinh doanh, Marketing, lập trình,... để hoàn thiện bản thân. Là khả năng tư duy phân tích, phản biện và từ đó hình thành kiến thức mới. Đặc biệt, không chỉ có khả năng tự giải quyết vấn đề mà ta cũng cần kỹ năng tự đánh giá để biết rõ hạn chế cần khắc phục và rèn luyện cũng như tìm hiểu thông tin bổ sung.

2.    Tầm quan trọng của kỹ năng tự học là gì?

  • Nâng cao chuyên môn: Phát huy tinh thần tự học là cơ hội để bạn đào sâu hơn vào lĩnh vực bạn đang quan tâm. Một khi có nhiều kiến thức và thông tin chắc chắn chuyên môn của bạn sẽ ở một tầm cao mới. Kiến thức chuyên sâu là nền tảng vững chắc cho sự nghiệp của bạn về sau này. 
  • Tăng hiệu suất công việc: Kiến thức và chuyên môn khi đã được cải thiện thì không thể nào hiệu suất công việc lại không tăng. Mọi vấn đề sẽ được bạn nhìn nhận sâu sắc hơn, nhạy bén hơn. Khi đã có nhiều phương án giải quyết, bạn sẽ lựa chọn cách thực hiện tốt nhất. Chắc chắn điều này sẽ làm bạn nổi bật hơn những người chỉ chăm chăm làm theo một hướng giải quyết định sẵn.
  • Khám phá được năng lực bản thân: Khi nâng cao năng lực tự học, bạn sẽ bất ngờ với những giới hạn mà bản thân có thể chạm đến. Trước kia, bạn chỉ biết về công việc này ở một tầm rất thường; biết những điều mà ai cũng biết về nó. Nhưng khi ý thức tìm hiểu về nó một cách chủ động, bạn có thể sẽ có những sáng kiến vô cùng hay ho đấy.
  • Là điểm cộng cho profile cá nhân: Tự trau dồi các kỹ năng khác, hay tự học thêm một chuyên ngành song song để lấy chứng chỉ sẽ rất có lợi cho công việc của bạn. Mọi nỗ lực và cố gắng của bạn sẽ tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng thông qua CV cá nhân. Bên cạnh đó, những kiến thức bạn học được có thể sẽ hữu ích có thể sẽ hữu ích không chỉ với công việc mà còn cho chính cuộc sống hàng ngày của bạn.

3.    Cách rèn luyện kỹ năng tự học

Lập kế hoạch, xác định mục tiêu

Khi đã đi làm, thời gian của bạn sẽ hạn hẹp hơn. Sẽ không có nhiều thời gian để bạn học những thứ “chỉ để cho vui”. Nên xác định mục tiêu là việc tự học này sẽ giúp ích gì cho công việc của bạn không?. Từ đó, bạn sẽ biết mình phải làm những gì để đạt được mục tiêu. Tránh trường hợp học lan man, tốn thời gian và công sức, thậm chí tiền bạc. 

Chọn lọc thông tin, tài liệu thích hợp

Thông tin hiện nay cực kì nhiều đến mức “bão hoã”. Hãy chọn những nguồn tự học đáng tin cậy để đảm bảo tính chính xác. Không ai muốn học một nguồn tài liệu thiếu sót, sai thông tin. 

Học đi đôi với hành

Với một người đi làm, kết quả học tập không chỉ được đánh giá qua điểm số. Thay vào đó, tính ứng dụng của kiến thức được đề cao hơn. Vì thế nên rèn luyện những gì mình học được bất cứ khi nào có thể. Tỷ lệ thời gian giữa luyện tập và nghiên cứu được khuyến khích là ⅔ [“Rule of Two-thirds”, Dylan Coyle]. Có nghĩa là bạn chỉ nên dành khoảng ⅓ thời gian học để nghiên cứu về nó, còn lại là thực hành. 

Tìm kiếm các đánh giá, phản hồi

Quá trình tự học sẽ rất hạn chế trong việc có được đánh giá từ người khác. Tuy nhiên bạn vẫn có thể nhờ bạn bè, gia đình, đồng nghiệp hoặc các nguồn khác bạn có. Đơn giản là để biết được sai lầm của bản thân và có chiến lược cải thiện phù hợp hơn về sau. 

Lời kết

Hướng nghiệp GPO hy vọng bài viết đã đem lại cho các bạn những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn Hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!

Phan Ngọc

Xem thêm bài viết tại:

Kỹ năng giao tiếp là gì? Làm thế nào để có kỹ năng giao tiếp tốt?

Kỹ năng học tập là gì? Làm thế nào để có kỹ năng học tập tốt?

Kỹ năng đặt mục tiêu là gì? Làm thế nào để có kỹ năng đặt mục tiêu tốt?

Kỹ năng đặt câu hỏi là gì? Làm thế nào để có kỹ năng đặt câu hỏi tốt?

Kỹ năng sử dụng thiết bị văn phòng là gì? Làm thế nào để có kỹ năng sử dụng thiết bị văn phòng tốt?

Kỹ năng làm việc nhóm là gì? Làm thế nào để có kỹ năng làm việc nhóm tốt?

Kỹ năng Đào tạo và huấn luyện là gì? Làm thế nào để có kỹ năng Đào tạo và huấn luyện tốt?

Kỹ năng Công nghệ là gì? Làm thế nào để có Kỹ năng Công nghệ tốt?

Kỹ năng chuyên môn là gì? Làm thế nào để có Kỹ năng chuyên môn tốt?

Kỹ năng cân bằng cuộc sống là gì? Làm thế nào để có Kỹ năng cân bằng cuộc sống tốt?

ThS. Nguyễn Thị Huệ

  1. Sinh viên cần chủ động rèn luyện tính tự học

Tự học có thể hiểu là tự mình lao động trí óc để chiếm lĩnh kiến thức. Bước đầu quá trình tự học có thể sinh viên còn có nhiều lúng túng nhưng đó cũng chính là động lực giúp sinh viên tư duy để thoát khỏi những khó khăn, lúng túng đó, nhờ vậy mà thành thạo lên.

Đọc sách là cách tiếp thu kiến thức quan trọng nhất cho sinh viên 

Trong quá trình tự học của sinh viên, đọc sách được coi là khâu quan trọng đầu tiên giúp sinh viên tiếp thu tri thức và phát triển phương pháp tự học hiệu quả. Để đọc sách hiệu quả thì sinh viên phải có phương pháp đọc, đó là:

– Đọc có suy nghĩ: Khi đọc sách cần phải tập trung tư tưởng. Khi đọc chỗ chưa thông, chưa nắm vững cầm phải ngưng để đọc kỹ, ôn lại. Đọc sách để hiểu những điều tác giả nói và cả những điều tác giả không nói, mà người đọc tự suy nghĩ, mở rộng đến những điều liên quan mà sách không đề cập đến.

– Đọc có hệ thống: Khi đọc bất kỳ cuốn sách nào, sinh viên nên đọc lướt nhanh toàn bộ phần tổng quát của sách để nắm sơ bộ nội dung cuốn sách. Sau đó, tuỳ vào mục đích đọc mà  đọc kỹ  một lần hay nhiều lần. Cuối cùng là cần rèn luyện cách đọc nhanh để tập trung được sự chú ý, sự suy nghĩ diễn ra liên tục và dễ dàng xác lập được mối quan hệ giữa các đoạn với nhau khiến ta dễ nắm được nội dung tài liệu.

– Đọc có chọn lọc: Đọc có chọn lọc là đọc để tìm những điểm cốt lõi, chọn ý tưởng hay nhất, đúng nhất và có ích cho việc học sẽ rèn được tư duy phê phán, làm tiền đề cho năng lực giải quyết vấn đề sau này.

– Đọc có ghi nhớ:  Đọc sách là học tập tích cực nên cần kèm theo việc ghi chép để nhớ lâu. Đọc sách hoặc tài liệu giáo khoa cần ghi các dàn ý và diễn tiến nội dung. Các ý chính cần ghi chép cẩn thận, gạch chân hoặc tô màu vì đó là ý cơ bản mà từ đó có thể suy luận ra các ý khác liên quan. Những phần chưa hiểu hoặc chưa nắm vững cũng cần đánh dấu để tiếp tục suy nghĩ, tìm người giải đáp.

Ngoài đọc sách, sinh viên cũng nên có kỹ năng chọn lọc, sử dụng kiến thức cũ để học kiến thức mới bằng cách: Khi học các kiến thức mới cần phải tái hiện những kiến thức cũ có liên quan để làm sáng tỏ các kiến thức mới; Dùng kiến thức cũ chứng minh cho kiến thức mới…

  1. Vai trò của thầy giáo, cô giáo trong việc rèn luyện  tự học của sinh viên

Trong quá trình hình thành và nâng cao năng lực tự học cho sinh viên, vai trò của người thầy là rất quan trọng. Mỗi giảng viên cần giáo dục cho sinh viên xác định động cơ học tập một cách đúng đắn. Giảng viên phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học, xem tự học như là một tiêu chí hàng đầu trong quá trình đào tạo để hình thành phương pháp tự học, tạo nền tảng cho năng lực tự học trong sinh viên.

Giảng viên cần hướng dẫn sinh viên hình thành phương pháp tự học hiệu quả 

Giáo viên nên tăng cường các hình thức dạy học nhóm, trao đổi thảo luận, nêu lên chính kiến của mình…  Điều này sẽ buộc sinh viên phải nghiên cứu tài liệu, phân tích, mổ xẻ các vấn đề trên nhiều khía cạnh khác nhau để có thể tham gia đóng góp hoặc tranh luận để bảo vệ ý kiến của mình.

Để định hướng cho sinh viên vạch ra kế hoạch tự học cá nhân, giảng viên cần đề ra kế hoạch dạy học cụ thể toàn bộ học phần [hoặc từng chương], cung cấp trước cho sinh viên nghiên cứu để biết mình sẽ làm gì và làm như thế nào trong quá trình học tập bộ môn.

Tài liệu tham khảo

  1. Nguyễn Thị Xuân Thuỷ, “Rèn luyện kỹ năng tự học tập cho sinh viên đạp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tin chỉ” Tạp chí Giáo dục,Số đặc biệt 3/2012
  2. Nguyễn Nghĩa Dán, Vì năng lực tự học sáng tạo của học sinh, Tạp chí “Nghiên cứu Giáo dục”, số 2/ 1998.
  3. Thái Duy Tuyên, Giáo dục học hiện đại – Những vấn đề cơ bản, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.
  4. Đặng Vũ Hoạt, Một số nét về thực trạng, phương pháp dạy học đại học, Tạp chí “Nghiên cứu Giáo dục”, số 1/ 1994.
  5. Đinh Trung Quỳnh, “Nghiên cứu các kỹ năng và biện pháp tự học của sinh viên ĐH Sư phạm Thái Nguyên” [Đề tài NCKH cấp Bộ quản lý], 2001.
  6. Tạp chí khoa học giới thiệu “Học sinh nên đọc sách như thế nào?”, Tự học [19], tr. 24-25, 29

Video liên quan

Chủ Đề