Năng lực cạnh tranh ngành là gì

Trong nền kinh tế có sự cạnh tranh, các nhà cung cấp có năng lực cạnh tranh tốt hơn sẽ chiếm ưu thế. Khái niệm năng lực cạnh tranh được xác lập trên những góc độ, cấp độ khác nhau như một ngành, lĩnh vực, sản phẩm, thậm chí toàn bộ nền kinh tế.

  • Năng lực cạnh tranh quốc gia

Diễn đàn kinh tế thế giới [WEF] đưa ra nhận định về năng lực cạnh tranh quốc gia như sau : Năng lực cạnh tranh quốc gia là năng lực của nền kinh tế quốc gia nhằm đạt được và duy trì mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế bền vững tương đối và đặc trưng kinh tế khác [135]. WEF lực chọn đa dạng các tiêu chí để đánh giá một cách đầy đủ về năng lực cạnh tranh quốc gia, và chia thành các nhóm nhân tố chủ yếu sau :

Vai trò của Chính phủ: Những cải cách mạnh mẽ về kinh tế và thể chế thông qua các chính sách về môi trường kinh doanh, đầu tư, tài chính, tiền tệ, lạm phát,..giúp cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ do Chính phủ cung cấp.

Mức độ mở cửa của nền kinh tế: Trong quá trình phát triển và hội nhập, nền kinh tế Việt Nam có độ mở khá cao và có xu thế tăng nhanh. Chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được thực hiện một cách đồng bộ cả ở cấp độ khu vực cũng như thế giới như việc tham gia ASEAN, APEC,..hay việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA,..

Chính sách về tài khóa: Chính sách tài chính cần huy động được các thành phần, nguồn lực trong xã hội theo hướng chủ động, linh hoạt, hợp lý để đảm bảo cho việc tăng trưởng nhanh nhưng bền vững trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.

Cơ sở hạ tầng: Chất lượng kết cấu hạ tầng về đô thị, logistic, dịch vụ viễn thông,cần phải đồng bộ với việc sử dụng hiệu quả nguồn lực về vốn, nhân lực,..từng bước hoàn thiện, cơ bản đáp ứng được nhu cầu đầu tư, phát triển

Ứng dụng khoa học công nghệ: phát triển công nghệ nhằm mục đích tạo ra những công nghệ mới để thay thế những quy trình sản xuất lạc hậu để nâng cao năng suất, chất lượng, của các dịch vụ và sản phẩm thông qua tiêu chí về chuyển giao công nghệ, sỡ hữu trí tuệ, môi trường khởi nghiệp sáng tạo,

Lao động: Việc sử dụng và phân bổ thị trường lao động một cách hiệu quả, hợp lý được thể hiện qua các yếu tố về năng suất lao động, thỏa ước lao động, chương trình phúc lợi, an sinh xã hội, tính hội nhập, thích ứng với môi trường lao động khu vực và quốc tế,

Các yếu tố trên có yếu tố lượng hóa nhưng cũng có những yếu tố mang tính chất định tính, được lồng ghép với nhau để có sự đánh giá và so sánh toàn diện về năng lực cạnh tranh quốc gia cho từng giai đoạn cụ thể.

Quan niệm Michael E. Porter về ngành là một nhóm doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm hay dịch vụ mà những sản phẩm dịch vụ này cạnh tranh trực tiếp với nhau [117]. Mục đích của việc cạnh tranh giúp các doanh nghiệp nâng cao được thị phần, tăng doanh thu nếu không muốn bị thu hẹp phạm vi hoạt động kinh doanh, thậm chí bị loại bỏ khỏi thị trường.

Các nghiên cứu khoa học cho thấy năng lực cạnh tranh ngành đạt được thông qua việc sử dụng chiến lược chi phí thấp hoặc tạo ra các sản phẩm, dịch vụ với những đặc tính vượt trội so với các doanh nghiệp cùng ngành hoặc các ngành tương tự trên thị trường. Vai trò của Chính phủ là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định năng lực cạnh tranh của ngành.

  • Năng lực cạnh tranh của sản phẩm

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm có thể hiểu là việc duy trì hay gia tăng thị phần sản phẩm, với giá tốt so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Tác giả Keinosuke Ono và Tatsuyuki Negoro [57] đưa ra lập luận về cạnh tranh sản phẩm Sản phẩm cạnh tranh tốt là sản phẩm hội tụ đủ các yếu tố chất lượng, giá cả, thời gian giao hàng, dịch vụ trong đó yếu tố cơ bản nhất là chất lượng sản phẩm. Sản phẩm cạnh tranh là sản phẩm đem lại môt giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình chứ không phải lựa chọn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Hiện nay, các doanh nghiệp có thể sử dụng mô hình SWOT [ Strengths, Weaknesses, Opportunities, and Threats ] để đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu cũng như phân tích các thời cơ và thách thức có thể phải đối mặt, đề đánh giá về lợi thế cạnh tranh sản phẩm của công ty.

Có thể thấy có nhiều yếu tố để đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm như chất lượng, thời gian sản xuất, thương hiệu, giá thành, tính năng, mẫu mã, Sức cạnh tranh còn thể hiện ở mức độ thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng, người tiêu dùng; qua đó nâng cao khả năng duy trì và phát triển sản phẩm các thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, sẽ không có sức cạnh tranh của sản phẩm cao khi sức cạnh tranh của doanh nghiệp, của ngành sản xuất, của quốc gia kinh doanh sản phẩm đó thấp.

Video liên quan

Chủ Đề