Năng lực của giáo viên trung học phổ thông

Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn của giáo viên. Giáo viên đạt danh hiệu giáo viên trung học phổ thông chủ nhiệm giỏi cấp trường.

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi là giáo viên chủ nhiệm khối lớp 12, 2 năm liên tiếp tôi đạt danh hiệu “giáo viên trung học phổ thông chủ nhiệm giỏi cấp trường”. Công tác đoàn, hoạt động trường tôi đều đảm bảo, là giáo viên nhiệt tình trong khối, vậy tôi có đảm bảo năng lực chuyên môn của giáo viên trung học phổ thông hạng II không? Xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Căn cứ pháp lý:

– Luật Viên chức năm 2010;

– Nghị định 29/2012/NĐ-CP;

– Thông tư liên tịch số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV.

1. Khái niệm viên chức

– Khái niệm viên chức:

Giáo viên công tác tại các đơn vị trường học thuộc hệ thống giáo dục công lập [đơn vị sự nghiệp công lập] sẽ được gọi là viên chức. Theo quy định tại Điều 2 Luật Viên chức năm 2010 thì viên chức được quy định là công dân Việt Nam được cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng theo vị trí việc làm vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo các quy định của pháp luật. 

Xem thêm: Mức hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi dành cho giáo viên trực tiếp giảng dạy

– Phân loại viên chức:

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 29/2012/NĐ-CP, viên chức được phân loại dựa trên những tiêu chí sau:

+ Dựa trên vị trí việc làm: có hai loại bao gồm viên chức giữ chức vụ quản lý và viên chức không giữ chức vụ quản lý theo các quy định của pháp luật.

+ Dựa trên chức danh nghề nghiệp thì viên chức được phân loại trong từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp với các cấp độ từ cao xuống thấp như sau: Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I; Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng II; Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng III; Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV.

2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên trung học phổ thông hạng II

Hạng chức danh nghề nghiệp là cấp độ thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng ngành, lĩnh vực. của mình. Thông tư liên tịch số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV có hiệu lực áp dụng từ ngày 03/11/2015 quy định chi tiết về Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn của giáo viên trung học phổ thông trong  như sau:

+ Giáo viên thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch giáo dục trung học phổ thông đã được đề ra;

+ Phải nắm vững được các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, các quy định và yêu cầu của ngành, của địa phương về việc giáo dục trung học phổ thông;

+ Là người có khả năng hướng dẫn và đánh giá các sản phẩm nghiên cứu khoa học kỹ thuật của những học sinh trung học phổ thông từ cấp trường trở lên;

Xem thêm: Quy định về định mức số tiết dạy của giáo viên trung học cơ sở

+ Biết cách vận dụng linh hoạt và hướng dẫn các đồng nghiệp vận dụng được những kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn để giáo dục cho học sinh trung học phổ thông;

+ Được cơ quan có thẩm quyền công nhận là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở hoặc công nhận là giáo viên trung học phổ thông dạy giỏi, giáo viên trung học phổ thông chủ nhiệm giỏi từ cấp trường trở lên;

+ Có sự phối hợp tích cực với các phụ huynh học sinh, đồng nghiệp và với cộng đồng thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh trung học phổ thông;

+ Biết vận dụng một cách có hiệu quả, hướng dẫn hoặc đánh giá đồng nghiệp khi viết sáng kiến kinh nghiệm, các sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng từ cấp trường trở lên;

+ Vận dụng tốt được những kiến thức của bản thân về văn hóa, kinh tế, xã hội trong việc tư vấn hướng nghiệp, phân luồng học sinh trung học phổ thông;

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

+ Đối với những viên chức thăng hạng từ chức danh giáo viên trung học phổ thông hạng III lên chức danh giáo viên trung học phổ thông hạng II thì điều kiện cần phải có là thời gian giữ chức danh giáo viên trung học phổ thông hạng III hoặc các chức danh nghề nghiệp tương đương phải từ đủ sáu năm trở lên, trong đó có thời gian gần nhất giữ chức danh giáo viên trung học phổ thông hạng III ít nhất từ đủ một năm trở lên.

Xem thêm: Quy định về định mức giờ dạy của giáo viên tổng phụ trách đội

Như vậy đối với trường hợp của bạn thì chỉ nêu bạn được công nhận là giáo viên trung học phổ thông chủ nhiệm giỏi cấp trường thì mới chỉ đảm bảo một tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ trong khi đó luật quy định phải đảm bảo cả chín tiêu chuẩn về năng lục chuyên môn, nghiệp vụ. Như vậy xét thông tin bạn cung cấp chưa đủ để xác định bạn có đảm bảo các điều kiện được xếp hạng chức danh giáo viên trung học phổ thông hạng II hay không do đó bạn cần phải đảm bảo thêm các tiêu chuẩn khác nêu trên để được xem xét xếp hạng chức danh giáo viên trung học phổ thông hạng II. 

3. Nhiệm vụ của giáo viên trung học phổ thông hạng II

Giáo viên trung học phổ thông hạng II phải thực hiện những nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV và các nhiệm vụ của giáo viên trung học phổ thông hạng III quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này, cụ thể như sau:

– Thực hiện việc dạy học và giáo dục cho học sinh theo các kế hoạch, chương trình giáo dục trung học phổ thông;

– Phải hoàn thành các chương trình bồi dưỡng; tự bồi dưỡng, tự học nhằm trau dồi đạo đức, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và tham gia các hoạt động chuyên môn tại đơn vị trường học; 

Phối hợp với các giáo viên khác, với giáo viên chủ nhiệm, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, phụ huynh học sinh và các tổ chức xã hội liên quan để thực hiện việc tổ chức và hướng dẫn các hoạt động giáo dục học sinh trung học phổ thông;

Vận dụng kết quả của các sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học sư phạm để ứng dụng vào thực tế trong công tác giảng dạy, giáo dục học sinh và việc làm thiết bị dạy học, đồ dùng cấp trung học phổ thông;

– Thường xuyên đổi mới các phương pháp dạy học và cách đánh giá kết quả học tập theo hướng nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, hình thành năng lực và các phương pháp tự học của học sinh trung học phổ thông;

– Khi được phân công sẽ thực hiện việc hướng dẫn sinh viên thực hành sư phạm;

Xem thêm: Chế độ giảm tiết dạy cho giáo viên nuôi con nhỏ dưới 12 tháng

Tham gia vào việc tư vấn hướng nghiệp, tâm lý, dạy nghề cho học sinh và phụ huynh học sinh trung học phổ thông;

– Hướng dẫn và tổ chức các hội thi, hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông;

Tham gia vào quá trình đánh giá, tổ chức các hội thi của các học sinh trung học phổ thông từ cấp trường trở lên.

– Thực hiện việc dạy minh họa hoặc làm báo cáo viên tại các lp bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông hoặc tham gia dạy thử nghiệm đối với các mô hình, các phương pháp giảng dạy mới;

Tham gia trong quá trình phát hiện và bồi dưỡng cho các học sinh giỏi, học sinh có năng khiếu và phụ đạo cho các học sinh yếu, kém cấp trung học phổ thông;

Là thành phần của ban giám khảo hội thi giáo viên trung học phổ thông dạy giỏi hoặc hội thi giáo viên trung học phổ thông chủ nhiệm giỏi cấp trường trở lên;

– Biết vận dụng một cách hiệu quả các sáng kiến kinh nghiệm, tham gia hướng dẫn hoặc đánh giá việc các đồng nghiệp viết sáng kiến kinh nghiệm, các sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng từ cấp trường trở lên;

Tham gia vào công tác kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ cho các giáo viên trung học phổ thông từ cấp trường trở lên;

Xem thêm: Chế độ nghỉ hưu, nghỉ hưu trước tuổi dành cho giáo viên mới nhất năm 2022

– Tham gia với tư cách là thành viên chủ trì trong các nội dung sinh hoạt chuyên đề, bồi dưỡng ở tổ chuyên môn tại trường;

Tham gia trong công tác ra đề thi và chấm thi cho học sinh giỏi trung học phổ thông từ cấp trường trở lên;

Hướng dẫn hoặc tiến hành đánh giá các sản phẩn nghiên cứu khoa học kỹ thuật của các học sinh trung học phổ thông từ cấp trường trở lên;

– Ngoài ra giáo viên trung học phổ thông hạng II còn phải thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng nhà trường nơi mình công tác phân công.

4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên trung học phổ thông hạng II

Giáo viên trung học phổ thông hạng II phải có các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng cụ thể như sau:

– Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông do các đơn vị có thẩm quyền cấp;

– Phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm trở lên hoặc bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành mà phù hp với bộ môn giảng dạy trở lên;

– Đối với trình độ tin học phải đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo các quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/03/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

Xem thêm: Thẩm quyền của Hiệu trưởng trong việc quản lý giáo viên trong trường

– Đối với trình độ ngoại ngữ phải đạt tiêu chuẩn từ bậc 2 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc giáo viên phải có chứng chỉ tiếng dân tộc áp dụng đối với những vị trí việc làm mà yêu cầu việc sử dụng tiếng dân tộc trong quá trình công tác. 

Riêng đối với giáo viên dạy ngoại ngữ thì yêu cầu về trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 2 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. 

Như vậy ngoài các điều kiện tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để trở thành giáo viên trung học phổ thông hạng II bạn còn cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng nêu trên.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Ban Biên tập – Công ty Luật Dương Gia về tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn của giáo viên trung học phổ thông hạng II, nếu có vướng mắc vui lòng liên hệ để được giải đáp.

Video liên quan

Chủ Đề