Nhận thức về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Nhận thức về học tập, làm theo Bác từ thực tế cuộc sống

Từ năm 2006, Bộ Chính trị [khóa X] đã ban hành Chỉ thị 06 triển khai cuộc vận động “Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; đến năm 2011, Bộ Chính trị ban hành tiếp Chỉ thị 03 về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và hiện nay toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đang thực hiện Chỉ thị 05 “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Nhiều nội dung mới, sau hơn 10 năm thực hiện các chỉ thị của Bộ Chính trị, đã cho chúng ta thấy nhiều ý nghĩa sâu sắc về học Bác, làm theo Bác.

Khi thực hiện Chỉ thị 03, Đảng ta đã không còn xem là cuộc vận động nữa, không coi là một đợt hay một phong trào quần chúng, mà được xem là một công việc, một nhiệm vụ thường ngày của mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người dân. Tiếp theo ở Chỉ thị 05, Đảng ta xác định cần đẩy mạnh, thể hiện quyết tâm, cách làm đi vào thực chất, hiệu quả và lan tỏa xã hội cao, làm cho mọi người thấy rõ hơn việc học Bác phải gắn với làm theo Bác ở những việc làm có giá trị của sự tiến bộ ngày càng cao hơn trong đời sống thường ngày. Đó là sự hiểu sâu hơn từ tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, bao hàm các nội dung về học tập gắn với làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, biến việc học tập này vào thực tiễn thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cấp, từng ngành, từng đơn vị và từng cá nhân.

Lễ ra quân MHX 2012

Khai giảng lớp ôn tập hè trong chiến dịch MHX  2010

Chiến sĩ MHX lên đường làm nhiệm vụ

Chiến sĩ MHX với thiếu nhi

Ngày nay, việc học tập, làm theo Bác càng đòi hỏi mỗi chúng ta phải luôn nâng cao nhận thức, có cách học, cách làm đi vào thường xuyên, phong phú, đa dạng và gắn với nhiệm vụ, công việc của từng nơi, từng đơn vị, địa phương. Làm sao để từ việc học cho đến hành động luôn thể hiện sự tự giác, chủ động một cách thường xuyên, không phải là sự gò bó, bắt buộc hay vì mệnh lệnh hành chính. Muốn được vậy, phải tổ chức học tập một cách sâu rộng ở các cấp trong bộ máy chính quyền, hệ thống chính trị. Sau học tập là hành động của mỗi cấp bằng chương trình, kế hoạch cụ thể, đi vào chọn và giải quyết những vấn đề gai góc, bức xúc về phát triển kinh tế - xã hội và liên quan đến đời sống dân sinh. Sau mỗi việc làm, mỗi chương trình, kế hoạch được thực hiện, mỗi cấp ủy Đảng, mỗi tổ chức, đơn vị và mỗi cán bộ, đảng viên cũng cần phê bình, tự phê bình, sơ kết, đánh giá xem đã làm được tới đâu, kết quả ra sao, quá trình làm có những phát sinh gì mới và cá nhân, đơn vị nào làm tốt để kịp thời biểu dương, nhân rộng cách làm cho những công việc, kế hoạch, chương trình tiếp theo. Mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi đơn vị cần xem những việc làm học tập, làm theo Bác là công việc thường xuyên, giúp cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị, của ngành mình được hoàn thành với chất lượng cao nhất. Qua học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, mỗi cấp ủy Đảng cần gắn với thực hiện các giải pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 [khóa XI] về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Nghị quyết Trung ương 4 [khóa XII] về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa trong nội bộ”.

Một vấn đề khác được định hình trong quá trình học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách của Bác trong thực tế đòi hỏi phải gắn với phát triển văn hóa con người Việt Nam. Từ đó, tiếp tục xây dựng các chuẩn mực đạo đức, giá trị văn hóa và chuẩn mực của con người Việt Nam trong thời đại mới. Thực tế cuộc sống đòi hỏi trong suy nghĩ và hành động của chúng ta luôn phải tư duy, vận động theo cái mới mà xã hội phát triển đặt ra, nhất là ở thời kỳ hội nhập thế giới sâu rộng như hiện nay. Khi Đảng ta xác định nhất quán một tư tưởng và quan điểm về học Bác, làm theo những giá trị nhân văn sâu sắc mà Bác đã để lại cho dân tộc ta để định hướng, mở đường cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta hướng tới, càng đặt ra những cách nghĩ, cách làm của mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người dân bắt đầu từ thực tế cuộc sống. Ở mỗi thời kỳ, chúng ta cần có phương pháp, cách làm, trong vận dụng thực tế ở việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác phải phong phú, đa dạng và thiết thực hơn, để mọi người ai cũng thấy được những việc làm có ý nghĩa đó thật là gần gũi trong cuộc sống.

Tiến sĩ  TRƯƠNG MINH NHỰT
[Nguyên Vụ trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương]

//www.sggp.org.vn/nhan-thuc-ve-hoc-tap-lam-theo-bac-tu-thuc-te-cuoc-song-436643.html

Nhận thức và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Cập nhật lúc 08:38, Thứ Ba, 12/07/2016 [GMT+7]

Về nội hàm của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh 

Để việc triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW đảm bảo mục đích, yêu cầu đặt ra, chúng ta cần nhận thức đầy đủ và quán triệt sâu sắc nội hàm của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; trong đó nhấn mạnh những điểm chủ yếu là:

[1] Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, được thể hiện 9 vấn đề lớn, đó là: Về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; Về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; Về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; Về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng đất nước thật sự của dân, do dân và vì dân; Về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; Về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; Về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; Về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; Về xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã soi đường cho cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng giành được thắng lợi này đến thắng lợi khác, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta.

[2] Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức mới, đạo đức cách mạng, với những phẩm chất tiêu biểu là: tuyệt đối trung thành, kiên định lý tưởng cách mạng, đặt lợi ích của Đảng, của đất nước, dân tộc lên trên tất cả; hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân dân, tận trung với nước, tận hiếu với dân; hết lòng yêu thương đồng bào, đồng chí, yêu thương con người; cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, thật sự là công bộc của nhân dân, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội,...; là sự kết hợp đạo đức truyền thống của dân tộc với tinh hoa đạo đức của nhân loại, giữa phương Đông với phương Tây, được hình thành và phát triển từ yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh là hiện thân của sự hoàn thiện, hoàn mỹ về đạo đức.

[3] Phong cách Hồ Chí Minh, phản ánh những giá trị cốt lõi trong tư tưởng, đạo đức của Người và được thể hiện vô cùng sinh động, tự nhiên, độc đáo, có sức thu hút, cảm hóa kỳ diệu trong hoạt động, ứng xử hằng ngày: phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, luôn gắn chặt lý luận với thực tiễn; phong cách làm việc dân chủ, khoa học, kỹ lưỡng, cụ thể, tới nơi, tới chốn; phong cách ứng xử văn hóa, tinh tế, đầy tính nhân văn, thấm đậm tinh thần yêu dân, trọng dân, vì dân; phong cách nói đi đôi với làm, đi vào lòng người; nói và viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm; phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị; phong cách quần chúng, dân chủ, tự mình nêu gương,...

Chỉ thị cũng yêu cầu tổ chức học tập, quán triệt và tuyên truyền các nội dung chủ yếu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân một cách sâu rộng, thường xuyên, liên tục và có hệ thống bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động.

Như vậy, so với các chỉ thị trước đây, mục đích, yêu cầu nêu ra trong Chỉ thị 05-CT/TW được xác định cao hơn, phạm vi rộng hơn. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh về chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, nhất là các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; tính tự giác và tính thường xuyên; phương châm thực hiện là “trên trước, dưới sau”; “trong trước, ngoài sau”; “học đi đôi với làm theo”; đề cao vai trò của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên…

Tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm trong học tập và làm theo Bác. Ảnh: HỒNG HẢI

Những điểm cần lưu ý trong triển khai thực hiện Chỉ thị 05

Trước hết, phải xác định việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Điều đó có nghĩa đã nhấn mạnh hơn về tầm quan trọng, vị trí, vai trò của việc học Bác đối với công tác xây dựng Đảng một cách toàn diện, cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, chứ không chỉ giới hạn trong nhóm giải pháp về chính trị tư tưởng.

Thứ hai, Bộ Chính trị yêu cầu phải làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Hồ Chí Minh thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam trong thời đại mới. Có nghĩa là, phải làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức ngày càng sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Thứ ba, nêu cao tính tự giác và tính thường xuyên trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; trong đó đặc biệt nhấn mạnh phương châm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện là “trên trước, dưới sau”; “trong trước, ngoài sau”; “học đi đôi với làm theo”, chú trọng việc làm theo bằng những hành động và việc làm cụ thể; phải đề cao trách nhiệm nêu gương tự giác học trước, làm theo trước của người đứng đầu và cán bộ chủ chốt các cấp, của cán bộ, đảng viên. 

Thứ tư, yêu cầu gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với thực hiện Nghị quyết Trung ương về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” và Nghị quyết về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Trong đó đặc biệt chỉ rõ nội dung cần đưa vào chương trình giáo dục - đào tạo bảo đảm phù hợp với từng cấp học, bậc học và với yêu cầu giáo dục, đào tạo và góp phần xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam, xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. 

Thứ năm, yêu cầu rất cao về việc gắn “xây” với “chống”; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với đánh giá, nhận xét cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức hằng năm và cả nhiệm kỳ; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Xây dựng, tổng kết và nhân rộng những điển hình tiên tiến về làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh.

Thứ sáu, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ ở từng cấp, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ, thẩm quyền của cán bộ, công chức là vô cùng quan trọng và cấp bách; với phương châm “sát chức năng, nhiệm vụ, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện và đánh giá việc thực hiện”. Qua đó, góp phần ngăn chặn hiệu quả tình trạng quan liêu, tiêu cực, tham nhũng trong hệ thống công vụ hiện nay.

Thứ bảy, Chỉ thị 06-CT/TW và Chỉ thị 03-CT/TW đều xác định thời gian thực hiện gắn với nhiệm kỳ Đại hội Đảng lần thứ X và XI, còn Chỉ thị 05-CT/TW không giới hạn về thời gian thực hiện. Điều đó cho thấy việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là công việc thường xuyên, lâu dài.

Có thể nói việc ban hành Chỉ thị 05 về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” có nhiều điểm mới mà trọng tâm là học tập và làm theo phong cách, tác phong Hồ Chí Minh về dân chủ, nêu gương, quần chúng, khoa học, nói đi đôi với làm…; qua đó, tạo động lực mới trong việc đổi mới phong cách, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các cấp, các ngành trong nhiệm kỳ mới.

Khánh Linh 

,

Video liên quan

Chủ Đề